Lúc này đã là cuối tháng 10, Đại Bảo và Phan thị ở nhà tới đầu tháng 11 thì tới trấn trên.
Trở về trấn trên không lâu thì Đại Bảo tự mình về nhà báo tin vui Phan thị có thai.
Đối với Đào Tam gia và Lý thị thì đây đúng là tin tức tốt quá tốt.
Lý thị giữ chặt lấy Đại Bảo hỏi 5-6 lần mới xác định thế là mặt cười như đóa hoa.
Tâm tình lo được lo mất của Đào Tam gia cũng an ổn lại, ông nhanh chóng bảo vợ thu xếp chút thóc gạo, trứng và đồ ăn để Đại Bảo mang về.
Ông còn dặn hắn sau này không có việc thì đừng về nhà, cứ ở trấn trên chăm sóc vợ.
Trường Phú và Lưu thị làm cha mẹ chồng cũng tự mình mang theo mấy bao đồ cùng Đại Bảo tới trấn trên một chuyến.
Phan chưởng quầy và Tôn thị càng vui vẻ hơn.
Đứa con gái duy nhất và con rể ở cạnh bên, nay con gái lại có thai khiến tâm tình người ta vui vẻ không biết nói gì.
Khí sắc của Phan chưởng quầy cũng tốt hơn trước kia nhiều, thái độ tiếp đãi bên thông gia càng thêm nhiệt tình.
Ông ấy giữ vợ chồng Trường Phú ở lại ba ngày rồi mới để Đại Bảo đích thân đưa cha mẹ hắn về Đào gia thôn.
Trường Phú và Lưu thị về nhà thế là Lý thị lại hỏi han kĩ càng một phen.
Tam Bảo thấy thế thì ghen tị: “Bà nội, nếu bà không yên tâm thì cũng đi theo nhìn một chút đi, ở nhà hỏi không ngừng là sao?”
Lý thị trợn trắng mắt: “Con nói xem bà có ý gì? Con muốn thì tự đi đi!”
Tam Bảo chép miệng sau đó đi qua kéo Đại Bảo tới một xó xỉnh rồi hỏi: “Đại ca, mấy tháng trước huynh rất ít khi về nhà nên chị dâu không có tin vui thì cũng bình thường nhưng sao mới lên trấn trên có 2 tháng mà đã có tin vui là sao? Có phải huynh có bí quyết gì không?”
Đại Bảo đỏ mặt giải thích: “Nào có bí quyết gì đâu! Không phải cũng giống bình thường à!”
Mặt Tam Bảo dày nên không chịu buông tha: “Đệ là em ruột của huynh nên đừng có gạt đệ.
Đại ca, huynh nói xem bao lâu huynh làm một lần?”
Mặt Đại Bảo đã đỏ như gan heo thế là hắn đẩy Tam Bảo ra và trốn tới chỗ Lý thị.
Tam Bảo lẩm bẩm: “Ối giời, anh ruột cơ đấy, sao nhỏ mọn thế?”
Vốn Đại Bảo định ở nhà thêm 2 ngày nhưng bị Tam Bảo quấn lấy thế là hắn vội lấy cớ về chăm vợ và lên trấn trên luôn.
Chắt trai có tin tức nên tật xấu dông dài của Đào Tam gia và Lý thị đều biến mất.
Trọng tâm cuộc sống và suy nghĩ của họ đều dời tới trên người chắt trai, cũng không ngày ngày nấu táo đỏ đường đỏ mang cho tiểu Lý thị và Ân thị nữa.
Hai người đó cũng vì thế mà cực vui mừng.
Ngày thường người một nhà cực kỳ tiết kiệm, chỉ có các nàng luôn có táo đỏ nấu đường đỏ hoặc đường đỏ nấu gạo nếp để ăn khiến lòng bọn họ cứ băn khoăn.
Hơn nữa vì ăn nhiều nên hiện tại chỉ ngửi mùi hoặc nhìn thấy là các nàng đã buồn nôn.
Đây cũng là gánh nặng tâm lý đối với tiểu Lý thị và Ân thị.
Giống như lúc nào cũng có người nhắc nhở bọn họ chưa sinh được con vậy.
Hiện tại thì tốt rồi, mọi tâm tư của Lý thị đều đặt trên người Phan thị thế nên tiểu Lý thị và Ân thị cũng coi như thở phào nhẹ nhõm.
Tới cuống tháng 11 lại là thời điểm bán heo.
Trước đó Đào Tam gia đã dặn vợ chuẩn bị chút gạo, mì và trứng cùng chút đồ ăn nói là mấy ngày nữa Vương Thuận sẽ từ huyện thành tới.
Quả nhiên tới ngày mùng một tháng chạp Vương Thuận mang theo quà cáp đầy tràn tới Đào gia thôn.
Đương nhiên hắn cũng mang theo đội thu heo của mình.
Hiện tại hắn đã làm lớn hơn, vì thế rất ít khi tự mình tới nông thôn thu heo mà đều để người làm đi hỗ trợ.
Vương Thuận chủ yếu tập trung tới huyện thành, cả nhà hắn cũng đã chuyển tới đó.
Tòa nhà ở trấn trên hắn để lại cho cả nhà em trai mình.
Vào mỗi cuối năm hắn sẽ từ huyện thành trở về đưa quà cho một nhà Đào Tam gia rồi thuận tiện xử lý heo sống cho nhà ông.
Bọn họ vẫn dựa theo cách cũ, kéo heo tới trấn trên giết thịt bán.
Đào Tam gia sẽ thu lợi nhuận của một con heo, còn lại là của Vương Thuận.
Hắn biết tính tình ông nên cũng không nói nhiều, mấy năm nay cũng đều làm như thế.
Vương Thuận tới Đào gia thôn ít hơn, giống con gái về nhà mẹ đẻ, một năm chỉ được 1-2 lần.
Đào Tam gia chuẩn bị rượu và thức ăn chiêu đãi rồi giữ Vương Thuận ở lại ba ngày.
Lúc sắp trở về huyện thành Lý thị ôm bao lớn bao nhỏ đưa cho Vương Thuận nói là ở huyện thành cái gì cũng đắt và phải bỏ tiền ra mới có.
Nay hắn vất vả lắm mới tới một chuyến nên phải mang nhiều đồ về một chút! Dù sao đây cũng là lương thực nhà bà trồng được, vì thế hắn đừng khách sáo.
Vương Thuận lại cảm tạ một phen sau đó bái biệt cả nhà họ rồi mới vội về huyện thành.
Vương Thuận đưa quà cũng cực kỳ phong phú, đặc biệt là hai tấm vải màu sắc hoa văn đang thịnh hành, là thứ người nhà họ Đào chưa thấy bao giờ.
Đây chắc hẳn là do vợ Vương Thuận chọn, một tấm hoa văn ẩn màu xanh, thích hợp cho người lớn tuổi, còn một tấm màu xanh da trời hoa văn phong lan thích hợp cho người trẻ tuổi.
Lý thị đưa tấm vải xanh da trời cho cháu dâu làm quần áo mới, còn mình và hai đứa con dâu thì dùng tấm vải màu sẫm hơn.
Đã nhiều năm không làm quần áo mới nên Lưu thị và Trương thị cười không khép miệng được.
Hơn nữa đây lại là màu sắc và hoa văn