Người của Đào gia thôn hiện tại không còn sợ cái gọi là ‘chiến sự phương Bắc’ nữa.
Nhưng Ân Tu Trúc là người phương bắc, hắn biết rõ người phương bắc sợ hãi phỉ tặc ở quan ngoại thế nào.
Đám người của các dân tộc du mục kia hung hãn, quen lưỡi đao liếm máu, lại sinh hoạt ở nơi thảo nguyên phương bắc rét lạnh cằn cỗi nên chỉ có thể dựa vào chăn thả mà sống.
Một khi bọn họ gặp phải tuyết tai, sâu bệnh hoặc ôn dịch khiến dê bò chết hết thì bọn họ sẽ tấn công quan ngoại, giết người cướp của và lương thực.
Nơi nào bọn chúng đi qua cả người và vật đều sẽ bị cướp đoạt hết sau đó những thứ còn lại sẽ bị một mồi lửa đốt sạch bách.
Triều đình không làm gì nên người chịu khổ chỉ có dân chúng.
Ân Tu Trúc tìm mấy người Đại Bảo tới thương lượng nửa ngày, lại gạt trưởng bối của nhà họ để lên trấn trên nhờ thợ rèn làm mấy thanh đao kiếm giấu ở Ân gia.
Ân Tu Trúc nói: “Đống đao kiếm này không phải để chúng ta liều mạng với giặc cướp mà chỉ để bảo vệ người nhà.
Một khi thật sự xuất hiện chiến sự thì một nhà già trẻ đều cần chúng ta bảo vệ, có đao kiếm trong tay trong lòng chúng ta mới an ổn được!”
Tứ Bảo học được hai bộ quyền pháp từ Ân Tu Trúc nên nhìn thấy đao kiếm cũng không thấy khiếp lắm.
Nhưng Đại Bảo, Nhị Bảo và Tam Bảo lại chột dạ.
Bảo bọn họ xuống ruộng làm việc thì không sao, nhưng nếu bảo bọn họ cầm đao kiếm lấy mạng người thì bọn họ quả thực không dám xuống tay.
Ân Tu Trúc nói: “Chúng ta chuẩn bị những cái này chỉ để phòng bất trắc, ta cũng không hy vọng phải dùng tới chúng.
Nhưng mọi người phải nhớ kỹ, bất kể hiện tại chúng ta không đành lòng thế nào thì đến lúc tính mệnh gặp nguy hiểm mọi người vẫn phải kiên định!”
Ân Tu Trúc giấu đao kiếm còn anh em Đại Bảo thì xuống núi về nhà, dọc đường đi chẳng ai nói gì.
Đại Bảo và Nhị Bảo đều đã qua tuổi 30 nhưng ngoài hỗ trợ mổ gà, mổ heo thì hai người chưa từng giết thứ khác.
Nếu thật sự muốn bọn họ cầm đao kiếm giết một người sống thì bọn họ chỉ nghĩ đã run.
Tam Bảo đã từng gặp sơn phỉ, nghĩ tới đám người hung thần sác sát giết người không chớp mắt kia là trong lòng hắn tức khắc dâng lên lửa giận.
Hắn nói với Đại Bảo và Nhị Bảo: “Đại ca, nhị ca, các huynh nghĩ xem nếu đại tẩu, nhị tẩu và mấy đứa nhỏ gặp phải kẻ xấu, mệnh rơi vào nguy hiểm mà trong tay chúng ta có đao thì các huynh có xông lên không?”
Đại Bảo và Nhị Bảo chỉ thấy lòng mình tê dại, tay siết chặt.
Tứ Bảo nói: “Được rồi, về nhà chúng ta đừng nói những cái này, để ông nội biết lại lo lắng!”
Vì thế, bốn người giấu nhẹm việc này để đón trừ tịch.
So với hai năm trước hạn hán thì trừ tịch năm nay đỡ hơn một chút.
Lương thực thu hoạch được sẽ trải qua tính toán tỉ mỉ, cuối cùng coi như vẫn có thể gắng gượng.
Chẳng qua bọn họ không thể giết gà mổ lợn như trước, cũng không có trái cây ngào đường, đậu phộng rang, càng không có quần áo mới.
Năm sau Phan chưởng quầy mang theo Đại Bảo tới trấn trên định thu dọn tiệm cơm rồi khai trương.
Bảng hiệu mới đã đặt xong, người làm trong tiệm đều được gọi về.
Chờ mọi người tề tựu đông đủ lại phát hiện thiếu 6 người.
Trong đó có 4 người không qua được hai năm thiên tai, còn hai người tới huyện thành làm việc khác.
Thuê người mới rất dễ nhưng Phan chưởng quầy không định tuyển thêm.
Hiện tại việc làm ăn không tốt, chỉ cần vài người thế này là đủ.
Mọi chuyện đã chuẩn bị xong, chỉ thiếu gió đông!
Nhưng ai ngờ vào đêm trước ngày khai trương cửa tiệm lại bị người ta gõ dồn dập, nghe có vẻ hoảng loạn.
Phan chưởng quầy và Đại Bảo còn đang thương lượng chuyện khai trương ngày mai nghe thấy thế thì cả kinh.
Trễ thế này còn ai tới nữa?
Đại Bảo đứng dậy đi mở cửa, Phan chưởng quầy thì vẫn bình tĩnh.
Ông nghĩ nếu đây là kẻ xấu, chỉ cần ông gọi một câu là mấy người làm khác sẽ xuất hiện ngay.
Ai ngờ người tiến vào lại là Vương Thuận và người nhà của ông.
Bọn họ mang bộ dạng kinh hồn, mệt mỏi phong trần, vừa thấy chính là vội vàng chạy trốn.
Trực giác của Phan chưởng quầy nói không ổn vì thế vội đón cả nhà họ tới sân sau, lại mang tới chút thức ăn cho nhà họ lót dạ.
Sau đó vợ Vương Thuận mang theo con cháu đi nghỉ ngơi, Vương Thuận thì ra hiệu cho Đại Bảo đóng cửa sổ rồi mới nhỏ giọng giải thích mọi chuyện.
Sau khi việc mua bán heo của hắn làm lớn hơn thì một nhà Vương Thuận đã dời tới huyện thành.
Trong lúc ấy hắn vẫn duy trì tin tức qua lại với nhà Đào Tam gia.
Mãi tới ba năm trước gặp phải nạn hạn hán 50 năm mới có một lần nên hắn không làm ăn được nữa, đành mang theo con cháu về quê.
Hạn hán kéo dài hai năm, quê quán hắn cằn cỗi, anh em cháu chắt lại đông đúc thế nên tiền bạc Vương Thuận tích cóp được đều phải bỏ ra mua lương thực giá cao.
Ấy vậy mà trong nhà vẫn chết mất vài người.
Vừa qua hạn hán lại tới lũ lụt, quê nhà hắn cách Lăng giang không xa, nước sông vừa lên thì thôn xóm ven bờ đều bị nhấn chìm nghỉm.
Vương Thuận mang theo người nhà chạy tới chỗ cao trốn lũ, dọc đường đi lại chết mất mấy người.
Chờ lũ qua đi anh em cháu chắt nhà hắn đã chẳng còn bao nhiêu, ai cũng cần ăn cần uống thế là hắn lại cắn răng mang theo mọi người tới Thục Châu tìm đường sống.
Nhưng dù là nơi ấy cũng bị thiên tai ảnh hưởng nặng nề, các ngành nghề buôn bán đều ảm đạm.
Việc mua heo, giết heo không làm được nên hắn mang theo con trai mua bán chút hàng hóa ăn chênh lệch, cứ thế người một nhà cũng miễn cưỡng qua ngày.
Năm nay hắn mang theo con trai định rời khỏi Thục Châu buôn bán mấy thứ hiếm lạ, ai biết nửa đường gặp phải một đội quân, trên lá cờ viết một chữ ‘Trương’, và kẻ đứng đầu được xưng là ‘Bát Đại Vương’.
Vương Thuận cẩn thận mang theo con trai men theo đường nhỏ về Thục Châu sau đó cùng người nhà suốt đêm chạy ra khỏi thành đến cậy nhờ một nhà Đào Tam gia.
Phan chưởng