Trước khi qua đời con người thường sẽ dặn dò những chuyện còn dang dở một lượt, giống như đang nhớ lại cả đời lại giống như đang mong ngóng tới kiếp sau.
Cho dù có nhiều thứ không muốn bỏ, nhiều thứ bất đắc dĩ thì cuối cùng cuộc đời cũng đã tới điểm cuối.
Người ta chỉ có thể nói một câu hẹn gặp lại, hoặc đúng hơn là vĩnh viễn không bao giờ gặp lại nữa!
Lời Đào Tam gia nói ngày hôm qua chính là di ngôn, con cháu đều biết rõ vì thế mọi người đều thức tới bình minh, mãi tới khi chính phòng truyền tới tiếng khóc của Lý thị.
Lưu thị vội vàng tới nhà bếp đun nước ấm bưng tới nhà chính.
Lý thị tự mình lau người cho Đào Tam gia, lại thay áo liệm cho ông, đi cho ông đôi giày vải thêu thỏi vàng rồi để con cháu nâng ông vào quan tài.
Linh đường được dựng ở từ đường của tộc, Tam Bảo đỏ mắt tới đó quét dọn trước, sau đó quan tài của Đào Tam gia được con cháu nâng tới từ đường.
Đào Tam gia nhiều con cháu, mọi người cũng đã có chuẩn bị nên hậu sự cũng suôn sẻ, không bị rối.
Trường Phú đi liên hệ đoàn kèn trống, Trường Quý đi mời thầy phong thủy, chọn một chỗ thích hợp xây mồ.
Đây là điều nông dân coi trọng nhất.
Đám Đại Bảo thì phân công nhau hành động, có người lên núi chém cây bách, có người lên trấn trên mua nến thơm và tiền giấy.
Ân Tu Trúc phụ trách viết câu đối để phúng điếu.
Đại Tần thị tới an ủi Lý thị, con dâu và cháu dâu thì vội chuẩn bị cơm thiết đãi mọi người.
Thầy phong thủy tới rất nhanh, sau khi nhìn sinh thần bát tự và giờ mất của Đào Tam gia ông ta đã tính được thời gian hạ táng tốt nhất là vào bốn ngày sau.
Địa điểm đào mộ cũng đã chọn, ở phía tây phần mộ tổ tiên, gần với tổ tông.
Mấy ngày sau người trong thôn tới phúng viếng rất đông, có vài người có quan hệ tốt thậm chí còn khóc đến ngất xỉu.
Con trưởng Đào Trường Phú mang theo cháu đích tôn Đào Vĩnh Kỳ và chắt trưởng Đào Minh Bân (Vốn hàng chắt đều mang một chữ Thanh nhưng phạm húy với tân triều nên đổi thành Minh) đều mặt áo tang canh bên cạnh linh đường khom người cảm tạ thân thích tới viếng.
Vở diễn trong lễ viếng để thể hiện lòng hiếu thảo là thứ không thể thiếu được.
Thôn dân và thân thích đều kéo tưới ngoài từ đường mà tiếc thương, tiếc khóc vang lên khắp nơi!
Đào Trường Phú bị người làm lễ kéo đi, vừa khóc vừa hát, mãi tới khi kể xong cả cuộc đời Đào Tam gia thì mọi việc mới kết thúc.
Giọng người hát bi thương, tiếng khóc nức nở cực kỳ có sức lay động, lại thêm tiếng kèn trống buồn buồn khiến con cháu Đào Tam gia khóc nấc như ruột gan đứt hết.
Hôm nay đưa tang, đoàn người đưa ma đi theo phía sau quan tài, dọc theo con đường thầy phong thủy đã chọn rồi đưa Đào Tam gia tới nghĩa địa của tộc.
Trong lúc ấy thầy phong thủy chỉ huy mọi người đốt tiền vàng, lấp đất.
Cuối cùng Đào Tam gia biến thành một nấm đất vàng, bên trên đầy tiền giấy màu trắng.
Đào Trường Phú bưng bồn gỗ chứa đầy ngũ cốc hoa màu đứng đó, thầy phong thủy đứng ở một bên yên lặng khấn vái.
Người đưa ma thì lần lượt đi lên vốc lương thực bỏ vào túi, đón nhận chúc phúc của người đã khuất.
Đào Tam gia xuống mồ an ổn, hưởng thọ 75 tuổi, coi như hỉ tang!
Đào Trường Phú chuẩn bị tiệc đưa tang, chủ các hộ trong thôn đều tới tham gia.
Chờ đến khi tiệc tan rồi mà người nhà họ Đào vẫn đứng ở cổng tiễn thôn dân và thân thích.
Sau đó cứ cách bảy ngày Đào Trường Phú sẽ mang theo con cháu ra mộ hóa vàng mã cho Đào Tam gia, mãi tới khi đủ 49 ngày mới coi như thật sự xong xuôi.
Vào ngày Trung Thu năm nay mưa dầm kéo dài.
Đào gia mời Ân gia và Phan gia tới cùng ăn tết.
Ân Tu Trúc mang theo quà rồi cùng vợ con xuống núi, Phan chưởng quầy và vợ cũng mang theo quà đi tới.
Ba gia đình chen cùng nhau cực kỳ náo nhiệt, ngồi hết bốn bàn.
Bánh trung thu là do Lưu thị và Trương thị làm, Lý thị lúc này tinh thần không tốt nên đã sớm mặc kệ chuyện trong bếp.
Ở bàn của các nam nhân vẫn để trống vị trí của Đào Tam gia, lại có cả chén đũa và một chén rượu cao lương cho ông.
Tam Bảo đặt tẩu thuốc của ông cạnh đó rồi lẩm bẩm: “Ông nội, ngày tết ông cũng tới uống vài chén nhé!”
Lý thị nói: “Tam Bảo, con chọn mấy cái bánh trung thu nhân hạt khô bỏ vào bát cho ông nội con từ từ ăn!”
Tam Bảo đáp vâng rồi chọn mấy cái bánh bề ngoài tốt một chút đặt vào trong bát, “Ông nội ăn từ từ nhé, đừng để bị nghẹn! Thôi, để cháu đi pha trà, là Hoa Mao Phong ông thích uống nhất, vị trà nồng, nhị ca cố ý tới tận huyện thành mua cho ông đó!”
Người một nhà hòa thuận ăn một bữa cơm trung thu đoàn viên sau đó Ân Tu Trúc mang theo vợ con về nhà.
Bân Bân thì cầm đèn tiễn Phan chưởng quầy và Tôn thị tới tận Phan