Hai mươi tháng chạp phải tới nhà tộc trưởng hỗ trợ, tới ngày 22 tháng chạp làm tiệc chính.
Lý thị tính toán mấy ngày còn lại phải làm xong giày tất cho cả nhà.
Hiện tại chỉ còn Đào Tam gia là chưa có giày bông, bà ta muốn để Lưu thị hỗ trợ thêu chữ phúc gì đó, nhưng không khéo là trong tay Lưu thị vẫn còn đồ của ba đứa nhỏ phải thêu hoa.
Lý thị hỏi Lưu thị về tiến độ làm ba bộ đồ kia thế là nàng ta cười nói: “Nương, ngài đưa mặt giày của cha cho con, để con thêu cho cha trước, chữ phúc dễ thêu, chỉ một ngày sẽ xong.”
Lý thị lập tức vui vẻ đưa mặt giày cho Lưu thị.
Vốn tưởng con dâu làm nhiều việc sẽ không xuể thì bản thân đành tự thêu nhưng rốt cuộc bà cũng không có tin tưởng gì với việc thêu thùa của bản thân, mà đây là giày cho Đào Tam gia nên bà cũng cố gắng làm tốt một chút.
Lúc này giao cho Lưu thị thêu bà cũng yên tâm.
Lưu thị thu dọn đồ trong tay mình rồi đón lấy mặt giày Lý thị đưa tới và nói: “Nương, ngài muốn thêu chỉ màu gì?”
“Con xem rồi làm đi, con phối màu đẹp hơn ta!” Lý thị nói.
“Mặt giày của cha màu đen, vậy dùng chỉ màu xanh đậm thêu chữ phúc đi.
Nếu thêu màu sáng quá cha sẽ không chịu đi đâu.” Lưu thị cầm một cuộn chỉ màu xanh đậm và khua múa trên mặt giày.
“Con thấy được là được, ta có làm cho cha mấy đứa một đôi giày bên trên thêu một thỏi vàng to nhưng ông ấy vẫn cất trong đáy hòm, nói sao cũng không chịu đi!” Lý thị cười nói.
Lưu thị giật giật khóe miệng hỏi: “Nương, thỏi vàng ngài thêu cho cha có phải cũng giống thỏi vàng ngài thêu cho mấy cái bảo không?”
“Chính nó, màu vàng rực rỡ!” Lý thị cười đáp.
“Nương, cha mà đi đôi ấy ra ngoài thì mấy người già khác trong thôn không cười mới lạ đó!” Lưu thị cười nói.
“Đúng vậy, không phải ta không biết cái này, nhưng tâm huyết dâng trào nên ta muốn làm cho ông ấy một đôi giày vải Đại Nguyên Bảo!” Lý thị nói.
Lúc này Trương thị từ phòng phía tây đi ra, tay cầm một cái quần, miệng oán giận: “Thằng nhóc thối Tứ Bảo này đã làm rách quần thì chớ lại dám giấu dưới gầm giường!”
Lý thị cười nói: “Giống cha nó như đúc, khi Trường Quý còn nhỏ làm hỏng quần cũng giấu dưới gầm giường!”
Trương thị cười ha ha và hỏi Lý thị: “Có phải không? Để con hỏi Trường Quý xem chàng nói sao!” Nói xong nàng ta đi tới tìm kim chỉ bắt đầu khâu quần.
Lưu thị đã bắt đầu thêu mặt giày, nàng hỏi Lý thị: “Nương, đậu phụ và thịt khô phơi tới 20 là cũng ổn rồi, đến lúc đó chúng ta thu lại chứ để bọn nhỏ trông thì không yên tâm lắm.”
Lý thị gật đầu nói: “Ta sẽ thu dọn kho lúa, đến lúc ấy treo trên xà nhà là được.”
Trương thị nói: “Kho lúa có Đại Hoa thì không cần lo có chuột nhưng phải đề phòng Đại Hoa ăn vụng!”
“Không sao, ta tự có biện pháp!” Lý thị nói: “Phải treo cao một chút, như thế Đại Hoa có nhảy lên cũng không tới.
Nếu nó theo dây thừng nhảy lên ta sẽ treo vài miếng măng trên dây thừng là nó sợ ngay.”
“Bản lĩnh của nương đúng là nhiều, cái gì cũng có chiêu hết!” Trương thị cười nói.
Lý thị nghiêng mắt liếc con dâu một cái và nói: “Ta ăn muối còn nhiều hơn quãng đường mấy đứa đi đó, thế nên chịu khó mà học nương đi, chờ ta chết rồi mấy đứa còn phải dạy con dâu cho tốt!”
“Phi phi phi!” Lưu thị nghe thấy Lý thị nói chết thế là vội phì phì.
“Phi phi!”
“Phi!”
Lý thị và Trương thị cũng nhanh chóng phì phì, tháng chạp là kiêng kị nhiều, nói sai rồi phải nhổ ra cho mọi thứ về như cũ.
“Nương, 22 chúng ta giúp tiệc xong về sẽ phải vội làm đồ cúng ông táo vào 23, còn phải quét tước thu dọn nhà cửa, thời gian không nhiều đâu!” Lưu thị nói.
“Ừ, ‘23 tháng chạp, ông Táo chầu trời’ chúng ta cũng không thể qua loa, phải chuẩn bị tốt đồ ăn và rượu làm lễ cho ông Táo ăn no lên trời mới nói lời hay.
Năm sau chúng ta cũng có thể bình an, mọi việc thuận lợi!” Lý thị nói.
“Giấy đỏ viết câu đối chúng ta cũng chưa mua, còn có pháo và hương nến, vàng mã cũng chưa mua!” Trương thị nhắc nhở.
“Hầy, hai đứa vừa nói thế làm ta cũng thấy như nhà mình chưa chuẩn bị tốt cái gì, hoang mang quá!” Lý thị nôn nóng.
Lưu thị cong môi cười nói: “Nương, ngài cũng đừng lo quá, từ giờ tới ăn tết còn 10 ngày, tới 27-28 tháng chạp đi trên trấn mua cũng không muộn!”
“Càng tới gần tết thì người tới họp chợ càng nhiều, bốn thôn tám miếu đều tới.
Ta sợ đi muộn là không có đồ mà mua nữa đâu!” Chứng lo âu của Lý thị lại phát tác.
“Năm vừa rồi thế nào thì năm nay cứ thế thôi, ngài đừng lo!” Lưu thị nói.
“Nương, ăn tết có mua chút thịt tươi không? Trong nhà toàn là thịt khô!” Trương thị hỏi.
“Mua, chắc chắn phải mua một