Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

68: Dọn Dẹp Nhà Cửa


trước sau


Táo quân đã được tiễn về chầu trời báo cáo công tác, tới đêm 30 Đào Tam gia sẽ làm lễ đón Táo quân về nhà, đương nhiên cái gọi là đón về chính là lên trấn trên mua một bức tranh khác dán lên nhà bếp.

Còn chuyện đang cúng ông Táo thì Tứ Bảo đánh rắm cũng chỉ khiến mỗi Đào Tam gia cáu, những người khác trong nhà đều coi đó là chuyện cười.
Cống phẩm cúng ông Táo chính là cơm chiều của cả nhà, Lý thị vừa phân phát màn thầu và kẹo vừa nói: “Ăn đồ cúng ông Táo cho thân cường thể kiện nào!”
Lúc bà đưa cho Tứ Bảo thì lập tức phì cười sau đó sửa lời chúc: “Ăn đồ cúng ông Táo để không đánh rắm nữa nào!”
Tứ Bảo đón lấy kẹo rồi u oán nhìn Lý thị và tủi thân nói: “Bà nội, lúc ấy không biết sao cháu lại nhiều rắm thế? Cháu thật sự không nín được mới đắc tội Táo vương gia!”
Lý thị nén cười rồi khen thưởng cho hắn thêm một cái màn thầu, giọng hòa ái nói: “Ngoan, đánh rắm thì có là gì đâu! Chúng ta là người sống không thể nghẹn mấy cái đó được! Bà nói cho mấy đứa biết, Táo vương gia là thần được trời cao phái xuống dưới giám sát dân tình, có cái gì lão nhân gia chưa nhìn thấy đâu, trong lòng ông ấy sáng như gương ấy.

Tứ Bảo nhà chúng ta vừa nghe lời lại hiểu chuyện, Táo vương gia mới không trách tội cháu bà đâu!”
Tứ Bảo tâm tư đơn thuần, nghe thế thì nhanh chóng vui lên và ăn cơm.

Tay trái hắn cầm kẹo, tay phải cầm màn thầu, cuối cùng ăn không hết thế là cha hắn phải ăn hộ.
Tới sáng sớm hôm sau mọi người đều vội vàng dọn nhà.
Trong phòng ngoài phòng, sân trước sân sau đều phải quét tước một phen.

Đào Tam gia chặt ba cây trúc mảnh rồi cột rơm vào đỉnh sau đó giơ cao quét mạng nhện và tro bụi trên nóc nhà.

Lý thị mang theo con dâu lục tung quét tước nhà ở, bụi bặm trong xó xỉnh tích một năm đều phải quét sạch sẽ, bà nói đây là bụi trần, nếu không làm sạch thì người nhà dễ sinh bệnh.
Tuyết đọng trong sân đều bị quét ra vườn, chỉ để lại người tuyết của bọn nhỏ.


Đôi mắt của nó vốn là hạt châu tròn xoe nay bị đổi thành hai cái hạch đào.

Bộ mặt người tuyết lập tức quái dị, nhưng bọn nhỏ vẫn rất thỏa mãn, gọi là người tuyết mắt to.
Trường Phú và Trường Quý tới cạnh giếng gánh nước, thùng nước được đặt ở trong viện sau đó bọn họ dọn bàn ghế trong nhà ra rửa sạch sẽ, chờ mặt trời lên có thể chậm rãi hong khô.
Các nam nhân làm xong việc thì còn thứ quan trọng hơn chờ bọn họ đó là khơi thông đường nước xung quanh nhà.

Một năm qua mưa dập gió vùi bùn cát lá cây tấp xuống tích đầy ở đó.

Đào Tam gia khiêng cái cuốc và mang theo giỏ tre bận việc, Trường Phú cũng giúp đỡ xúc đất moi lên bỏ vào sọt còn Trường Quý thì phụ trách vác sọt đổ.
Lý thị và con dâu thu dọn trong nhà xong lại mang chăn đệm và màn giường ra bờ sông giặt.
Hôm nay gần như cả thôn đều quét dọn, bờ sông đầy tràn phụ nhân ra giặt đồ.

Lý thị là người có kinh nghiệm nên cũng không nóng nảy mà xách nước tìm một bãi đất trống trên bờ sau đó bỏ chăn đệm vào chậu gỗ ngâm.

Bà lại lấy ghế nhỏ mang theo ngồi bên cạnh dùng ván giặt đồ chậm rãi vò.
Người ta đều nói ngày tuyết rơi không lạnh bằng ngày tuyết tan.

Hôm nay đúng là lúc tuyết tan, nước sông lạnh tới xương.

Ấy vậy nhưng các nữ nhân vẫn giặt giũ khí thế ngất trời, tốp năm tốp ba trò chuyện, bên này cười vang, bên kia mắng chửi, hi hi ha ha mùi vị của tết.
Đến giữa trưa đệm chăn mới giặt sạch được một nửa thế nên Lý thị về trước làm cơm trưa để lại hai cô con dâu giặt nốt.


Cơm xong bà để Đại Bảo ra bờ sông gọi hai người về ăn cơm, sau khi ăn ba mẹ con lại ra bờ sông giặt tiếp.
Chờ đến khi chăn đệm được giặt xong toàn bộ thì trong viện đã có một hàng gậy trúc, các loại chăn đệm màu vàng, màu hồng, màu xanh treo trên đó đong đưa theo gió.

Nước rơi tích táp xuống bên dưới, chảy tới khu vườn.
Bọn nhỏ trốn trong đám chăn chơi đuổi bắt, Lý thị cáu tiết cầm cành khô đuổi người, “Mấy thằng này ngứa mông phỏng? Làm đổ giá, bẩn chăn thì tụi bây tự mang ra sông mà giặt nhá!”
Đại Bảo nghe thế thì đành phải mang theo em đi ra ngoài sân chơi.

Mấy đứa nhà khác cũng bị đuổi ra khỏi nhà vì ý do tương tự nên vừa lúc tụ ở bên nhau.

Nhưng trời giá rét không có gì chơi, cuối cùng tụi nó đành chơi trò quan binh bắt cướp, chạy ầm ĩ cũng nóng người.
Tối 26 tháng chạp Đào Tam gia xem xét lại đồ cần chọn mua một lần để chuẩn bị sáng sớm 27 sẽ đi họp chợ mua một lần đầy đủ hết.

Trường Phú và Trường Quý cõng sọt đi theo, bọn nhỏ la hét muốn đi nhưng bị đàn áp không cho ho he.
Lý thị vẫn chuẩn bị tốt lương khô và nước ấm, canh năm đã tiễn Đào Tam gia và con trai đi chợ.
Sáng sớm mùa đông tối đen như mực, may mắn mấy người vô cùng quen thuộc đường nên không gặp khó khăn gì.

Trường Phú mang theo đèn đi trước, Đào Tam gia đi ở giữa còn Trường Quý đuổi ở cuối cùng.

(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Bọn họ gặp mấy nhà nữa cũng đi chợ thế là mọi người chào hỏi và cùng nhập hội đi lên trấn trên.

Trên thị trấn quá

nhiều người, đều là người tới từ bốn phương tám hướng để mua hàng tết, người cùng thôn cũng tản ra đi mua đồ.
Đào Tam gia móc túi tiền trong ngực áo ra đếm rồi tìm một chỗ yên lặng đưa tiền cho Trường Phú và Trường Quý.

Mỗi người phụ trách mua vài thứ, sau đó bọn họ sẽ hội họp ở cửa trấn.
Chờ tới khi ba cha con về đến nhà thì trời đã tối đen.

Lưu thị và Trương thị tới nhà bếp bưng nước ấm đã chuẩn bị để cha và chồng rửa mặt ấm người, còn Lý thị thì mang đồ ăn đã hâm nóng tới.
Thịt khô và lạp xưởng hôm cúng ông táo vẫn ăn cho đến hôm nay.

Cuối tháng chạp ngày nào cũng có đồ ăn mặn, nếu trong thôn nhiều nhà đón dâu thì thịt chưng mang về cũng nhiều, thức ăn càng tốt hơn.
Cả ngày không được ăn đồ ăn nóng hổi, lúc này ăn cháo bắp nóng kèm thịt thủ chưng mềm khiến ba cha con cực kỳ thỏa mãn, ăn xong trong lòng vô cùng thoải mái.
Sau khi ăn xong Đào Tam gia lấy hàng tết mua được bày ra.

Ba bình rượu cao lương dán giấy đỏ, mười cân thịt heo, mười cân đậu phụ, mười xuyến pháo, hai bó hương, một bó nến, hai cuộn giấy dán, bốn hộp trà, một bao bánh cốm gạo, ba cái trâm bạc, hai đóa hoa lụa màu xanh, một ít giấy và bút mực, còn có mấy cân rau hẹ và giá đỗ.
Hàng tết chủ yếu là chuẩn bị để trong nhà dùng chứ cũng không có gì khác, đều là đồ tất yếu phải mua.
Lý thị chỉ vào cây trâm hỏi: “Lão nhân, ông mua sai à, trước đó có nói mua cái này đâu?!”
Đào Tam gia cười nói: “Năm nay thu hoạch không tồi nên ta quyết định mua cho bà và hai đứa con dâu mấy cái trâm hoa.

Kiểu dáng là Trường Phú và Trường Quý chọn, hoa lụa là cho Nữu Nữu.”
Trường Phú đưa cây trâm khắc hoa đào cho Lưu thị, nàng ta ngọt ngào nhận lấy.

Trương thị cũng nhanh chóng giục Trường Quý đưa cây trâm của mình cho mình thế là Trường Quý cầm lấy một cây trâm có hình hoa đỗ quyên cho nàng ta.

Trương thị cười tủm tỉm nhận lấy.


Cái còn lại đương nhiên là của Lý thị, trên đầu cây trâm có khắc ba thỏi vàng chồng lên nhau.
Lý thị cầm lấy cây trâm nhìn kỹ, thủ công tuy không phải thực tinh xảo nhưng nguyên bảo là thứ bà thích nhất.

Ông chồng già vẫn nhớ khiến lòng bà cũng ấm áp, có điều ngoài miệng bà vẫn không ngừng oán giận nói: “Tốn nhiều tiền thế làm gì, ta đã là bà già rồi còn cắm thỏi vàng trên đầu, quá xấu hổ!”
Đào Tam gia cười mà không nói, Lý thị thì vừa lẩm bẩm vừa thu dọn hàng tết.
Nữu Nữu la hét muốn đeo hoa lụa lên đầu, Lưu thị thấy thế thì vui vẻ ôm con gái vào lòng ôn tồn nhỏ nhẹ nói: “Nữu Nữu ngoan nhé, chờ tới mùng một lại cài hoa lụa có được không? Mùng một con mặc quần áo mới, cài hoa lụa mới là quá hợp.

Nếu hôm nay con cài thì nó thành hoa lụa cũ rồi, tới mùng một sẽ không có hoa lụa mới để đeo nữa!”
Nữu Nữu nghĩ nghĩ sau đó gật đầu để Lưu thị cất hoa lụa cho mình.

Mấy ngày sau đó Nữu Nữu đều không chê phiền mà ngày ngày bắt mẹ lôi hoa lụa ra cho nàng xem, xác nhận nó vẫn ở đó nàng mới yên tâm chơi.
Tới hôm nay 28 tháng chạp Lý thị chuẩn bị một con gà sống, một vò rượu cao lương, hai cân thịt heo, hai cân thịt khô, hai cân đậu phụ, hai hộp trà, tất cả bao bằng giấy đỏ và dùng dây thừng buộc chắc để Đào Tam gia mang theo Đại Bảo, Nhị Bảo tặng lễ cho lão sư.

Bọn họ tuy không biết nhiều đạo nghĩa nhưng cũng biết phải tôn sư trọng đạo, Đào Tam gia có hai đứa cháu cùng học nên lễ cũng nặng hơn đôi chút.
Trường Phú và Trường Quý ở nhà giết gà, lúc trước Lý thị để lại ba con gà, một còn mang đi tặng, còn lại hai con thịt để ăn tết.
Hàng tết năm nay phong phú hơn hẳn các năm khác, Lý thị cảm thán ngày tháng ngày càng tốt hơn, trong lòng cũng vui vẻ.

Bà ngóng trông cuộc xuống cứ thế khá lên, sau đó nhà họ sẽ xây nhà ngói khang trang, mấy đứa cháu trưởng thành đều cưới vợ, bà cũng sớm được ôm chắt trai!
Lý thị đang vui vẻ tưởng tượng, giống như chắt trai đã sắp có tới nơi rồi nhưng vừa ngước mắt thấy mấy cái bảo lùn xủn đang chạy quanh sân đuổi chó chơi thì chắt trai trong ngực lập tức bay đi luôn.

Bà hung hăng nhìn chằm chằm mấy cái bảo và oán giận: “Bữa nào cũng ăn thủng nồi trôi rế, sao không thấy lớn hơn tí nào nhỉ?! Một đám lùn như bí đao!”


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện