Người một nhà đều bưng chén rượu lên, Nữu Nữu cũng cầm chén và nhìn chằm chằm nước trà lắc lư sau đó cười híp mắt ngọt ngào hô: “Uống rượu! Uống rượu!”
Lý thị cười nói: “Ai u, con chó con của bà, nghe giọng này là biết tửu lượng không vừa rồi, trưởng thành ắt có thể uống!”
Đám Đại Bảo cũng giả vờ dũng cảm, học người lớn uống một hơi cạn sạch, sau đó kêu: “Rót đầy! Rót đầy!”
Đào Tam gia vui tươi hớn hở nhìn mấy đứa cháu rồi cũng vung tay nói: “Được, hán tử của Đào gia thôn phải có dũng khí này, Đại Bảo, mau rót trà cho mấy đứa đi!”
Đại Bảo cười hì hì rồi cầm lấy ấm trà rót đầy cho mấy đứa còn lại.
Lý thị chỉ một chén đã đổ nên cẩn thận chạm môi một chút, Lưu thị và Trương thị có thể uống hai chén và vẫn tủm tỉm cười.
“Ăn đi! Đều là công lao khổ cực của mọi người nên ăn thoải mái đi!” Đào tam gia giơ chiếc đũa nói xong thế là mấy người khác cũng mới đụng đũa.
Lưu thị gắp cho Nữu Nữu một miếng thịt viên, hai miếng thịt rán, hai mảnh lạp xưởng và mấy hạt lạc bọc bột.
Nữu Nữu lập tức vui vẻ cầm thìa ăn.
Một bầu rượu nhanh chóng hết, Trường Phú lại đi rót thêm một bầu nữa.
Đào Tam gia uống tận hứng nên mặt cũng đỏ lên, nhìn quanh bàn thấy mặt mọi người cũng đỏ bừng.
Lý thị cầm chén rượu uống chậm rãi, hai cô con dâu từng người đều uống ba chén sau đó không uống nữa.
Nếu say trước mặt cha mẹ chồng thì đúng là xấu mặt lại ngượng ngùng.
Mấy cái bảo thì ngoan ngoãn gắp đồ ăn, thích cái nào gắp cái ấy, tuyệt đối không cầm đũa chọc loạn trên bàn, tướng ăn quả thực nho nhã có lễ.
Đào Tam gia nhịn không được gật đầu, lời ăn tiếng nói của mấy đứa nhỏ trong nhà đều khiến ông vừa lòng.
Trên bàn đa phần là thịt khô, Lý thị lo lắng ăn nhiều sẽ nóng trong nên lại múc một bát canh gà hầm nấm cho người nhà.
Canh có màu vàng, thơm mà không ngấy, uống xong một bát dạ dày càng no căng.
Sau khi ăn xong Lý thị và con dâu thu dọn chén đũa đi tới nhà bếp rửa, Đào Tam gia thì dọn ghế nằm trong sân phơi nắng.
Đại Bảo lấy một cái chăn mỏng ra đắp cho ông nội, dù sao tháng chạp cũng lạnh.
Lý thị bưng một tô cơm quấy canh và cơm thừa lúc trưa mang tới cái ổ của Hoàng Hoàng.
Con chó lập tức kêu gâu gâu, hưng phấn vòng quanh bà thế là Lý thị quở mắng: “Có yên một lát được không? Chui qua chui lại ta ngã bây giờ!”
Hoàng Hoàng phe phẩy cái đuôi và vây quanh chậu cơm chờ, Lý thị đổ một tô đồ ăn béo ngậy cho nó.
Hoàng Hoàng lập tức ăn từng miếng, cổ còn hừ hừ bảo vệ đồ ăn.
Đương nhiên Đại Hoa cũng có một phần cơm toàn mùi thịt, mùa đông lạnh nên nó thích rúc trong ổ ấm áp ngủ, rất ít khi hoạt động nên cả người càng béo.
Trường Phú và Trường Quý bày bàn cờ đánh với nhau mấy ván, Đại Bảo và mấy đứa em thì ăn no quá nên lười nhúc nhích.
Tụi nó đơn giản chuyển ghế nhỏ tới ngồi cạnh ông nội cho tiêu cơm, qua một lúc sưởi ấm thế là cả đám rũ ra ngủ gật.
Đào Tam gia bảo hai đứa con trai đang chơi cờ mau ôm mấy đứa nhỏ về phòng.
Dù sao buổi tối cũng phải thức muộn đón giao thừa nên để tụi nhỏ ngủ một giấc cũng được.
Ăn xong cơm trưa ngày trừ tịch Lý thị cũng không rảnh nghỉ ngơi mà còn cùng con dâu chuẩn bị nhân sủi cảo và vỏ.
Lưu thị có sở trường nhồi bột, các món mỳ phở trong nhà đa phần đều do nàng ta làm.
Lý thị và Trương thị thì vội băm thịt khô, cải trắng và đậu phụ.
Cải trắng thì phải xóc muối cho mềm, thịt khô cũng phải nấu chín.
Người của Đào gia thôn làm sủi cảo nhân thịt khô cho ngày trừ tịch, bên trong còn bỏ thêm củ cải và đậu phụ, thêm hành gừng và rải chút muối, ớt bột, quấy thành nhân.
Lưu thị nhồi bột xong cho bột nghỉ một lát khiến mặt bột trở nên mềm mại đàn hồi mới bắt đầu cán bột làm vỏ sủi cảo.
Nàng ta dùng một cái chày cán bột dài bằng hai cánh tay nhanh chóng cán cục bột thành một tấm bột thật lớn.
Cán bột là kỹ thuật khó, lực sử dụng phải đều, lá bột cán ra phải có dộ dày đồng đều.
Lý thị lấy cái bát ăn cơm của Nữu Nữu làm khuôn áp lên mặt bột để được những mảnh vỏ sủi cảo tròn với kích thước bằng nhau.
Lưu thị và Trương thị cầm lấy vỏ bắt đầu nặn sủi cảo.
Một tấm vỏ sủi cảo tròn đặt ở tay trái, dùng cái thìa múc nhân vừa đủ bỏ vào giữa sau đó hai tay phối hợp, ngón cái tay trái nhẹ đè nhân thịt, ngón trỏ và ngón cái tay phải nhanh chóng gấp lại theo tiết tấu.
Rất nhanh một cái sủi cảo hình bầu dục đã ra đời mang theo mười mấy cái nếp gấp như hình còn cá.
Người của Đào gia thôn đều gọi sủi cảo này là sủi cảo con cá, là một loại đồ ăn nhiều thịt ít vỏ.
Sủi cảo làm xong đặt vào một cái sàng, trên đó là một tầng bột mỳ để tránh sủi cảo dính vào đáy sẽ vỡ.
Một cái sàng có thể đựng cả trăm cái sủi cảo, nhưng chỉ đủ người một nhà ăn một bữa.
Một mình Đào Tam gia có thể ăn hơn 20 cái, Trường Phú và Trường Quý càng không cần nói.
Hai người đang lúc tráng niên, không chỉ có sức mà còn ăn nhiều, 30 cái sủi cảo cũng không nói chơi.
Người trong nhà ăn bao nhiêu cơm Lý thị đều hiểu