Những sự kiện trong truyện đã được chính sử ghi chép lại thế nào? (P1-12)
Hay tên khác là Theo dòng chính sử =))))))
( Không phải một chương của truyện đâu, chỉ là thông tin thôi. Dành cho những bạn thích nghiên cứu về lịch sử và những bạn muốn biết chúng mình đã phát triển tình tiết truyện thế nào. Không hứng thú có thể bỏ qua :P )
Phần 1: Cuộc gặp gỡ giữa Trần Anh Tông và Đoàn Nhữ Hài.
***Theo Đại Việt sử ký toàn thư***
Trần Anh Tông thời trẻ thích uống rượu. Vào khoảng năm 1299, có lần vua uống rượu xương bồ say khướt, Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường về kinh cũng không biết mà nghênh đón, khiến Thượng hoàng nổi cơn thịnh nộ.
Tỉnh rượu, vua cuống cuồng đến phủ Thiên Trường nhận tội, trên đường đi ngang qua chùa Tư Phúc thì gặp Đoàn Nhữ Hài đang ngồi đọc sách, liền nhờ viết bài biểu để vua tạ tội với Thượng hoàng.
Toàn thư chép:
"Sáng sớm hôm sau, vua tới phủ Thiên Trường, dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng thấy Nhữ Hài, liền hỏi là người nào. Nội nhân trả lời là người dâng biểu của Quan gia. Thượng hoàng không nói gì.
Buổi chiều, mưa gió ập đến. Nhữ Hài vẫn cứ quỳ không nhúc nhích. Thượng hoàng hỏi: "Người ở trong sân có còn đấy không?"
Nội nhân đáp rằng còn.
Thượng hoàng bèn sai nhận biểu để xem, thấy lời lẽ khẩn thiết cho gọi vua vào bảo: "Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này?"
Vua rập đầu tạ tội. Thượng hoàng hỏi: "Ai soạn biểu cho ngươi"
Vua thưa: "Đó là thư sinh Đoàn Nhữ Hài".
Thượng hoàng bèn gọi Nhữ Hài vào và bảo: "Bài biểu ngươi soạn, rất hợp lòng trẫm"
Rồi xuống chiếu cho Quan gia lại vẫn làm vua; các quan về triều như cũ."
Với công lao giúp vua thoát khỏi cơn thịnh nộ của thượng hoàng, Đoàn Nhữ Hài đã được phong làm Ngự sử trung tán, khi còn chưa đầy 20 tuổi.
Việc một thư sinh trẻ tuổi chưa hề đỗ đạt gì, lại không phải hoàng thân quốc thích, mà được đưa lên một cương vị trọng yếu như vậy đã không khỏi khiến thiên hạ đàm tiếu.
Nhiều người thời đó ganh ghét chế giễu Đoàn Nhữ Hài rằng: "Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán". ( Dịch: Ôn câu cổ ngữ đài Ngự sử. Miệng sữa còn hôi Trung tán Đoàn").
***
***Theo Đông A di sự***
Thời còn đang chuẩn bị cho kỳ thi Thái học sinh, Đoàn Nhữ Hài là một học trò của trường Quốc Tử Giám tại kinh thành Thăng Long. Vào một ngày nọ, cậu đến chơi chùa Diên Hựu (*), tình cờ gặp một vị hòa thượng. Nghe nói người tu hành có thể đoán biết tương lai, Đoàn Nhữ Hài đã tò mò hỏi về con đường làm quan của mình.
(*) Nay là chùa Một Cột.
Vị hòa thượng hỏi Đoàn Nhữ Hài ngày tháng năm sinh rồi bấm đốt ngón tay thong thả nói: "Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá Vua ở sân rồng, tức là số làm tới Tể tướng [...] đại hỷ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi tiên sinh bị ngựa đá hoặc cắn thì là lúc công danh tới đấy".
Đoàn Nhữ Hài nghe xong thì mừng lắm, trở về chăm chỉ học hành. Nhưng tháng sau khi cậu thi khảo hạch của Quốc Tử Giám thì bị trượt vì lời văn ngông nghênh, kênh kiệu quá.
Đoàn Nhữ Hài giận lắm, tìm tới vị hòa thượng trách mắng: "Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái học sinh được? Không đậu Thái học sinh thì sao có thể làm Tể tướng?"
Vị hòa thượng điềm tĩnh giảng giải:
"Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? [...] khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp Vua. Đây tôi cho tiên sinh biết: ngày 13/6 này tiên sinh sẽ được gần Thiên tử".
Cuối cùng, vị hòa thượng còn không quên dặn dò: "Sau này ở địa vị cực cao quý, tiên sinh phải thương yêu muôn dân".
Đoàn Nhữ Hài khấp khởi mừng thầm, về chờ đến ngày 13/6. Tuy nhiên ngày hôm đó chờ mãi mà chẳng có gì lạ. Cậu ta lại tức tốc tìm đến chùa Diên Hựu hỏi tội hòa thượng. Nhưng trên đường đi, cậu đụng phải một người đang cưỡi ngựa, ngã lăn vào bụi cỏ.
Đoàn Nhữ Hài tóm lấy dây cương hạch tội: "Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?"
Người cưỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: "Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!"
Đoàn Nhữ Hài bức xúc: "Ta học trường Quốc tử giám, sắp thi Thái học sinh, thì Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?"
Biết Hài đang buồn vì thi rớt, người cưỡi ngựa tiếp lời: "Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc Tử Giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?"
Đoàn Nhữ Hài tiếp tục lớn tiếng: "Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái học sinh đậu Trạng nguyên, đó là Vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy?"
Người kia đáp: "Tôi là Vua đây".
Lúc này Đoàn Nhữ Hài thất kinh hồn vía, nhìn lại thấy người này dù mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra phía trước, nhưng mũ ấy là mũ của thiên tử, chân đi hài bên thêu Long, bên thêu Phụng. Hài quỳ xuống tung hô vạn tuế và tạ tội.
- Hết phần 1-
***
Những sự kiện trong truyện đã được chính sử ghi chép lại thế nào? (P2)
( Không phải một chương của truyện đâu, chỉ là thông tin thôi. Bạn nào không muốn đọc có thể bỏ qua :P )
Phần 2: Đôi nét về vua Trần Anh Tông (1)
***Theo Đại Việt sử ký toàn thư***
- Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1276 (Cung Thiên Yết đọ) =)))))))
- Tên húy: Trần Thuyên.
- Hoàng đế thứ tư của Hoàng triều Trần. Trong thời gian trị vì chỉ có một niên hiệu là Hưng Long, nên gọi là Hưng Long Đế, được nhường ngôi năm 17 tuổi.
***Vài câu chuyện thú vị***
1. Khi mới lên nối ngôi, Trần Anh Tông thích uống rượu và thường đi chơi thâu đêm, có lần bị một số người "vô lại" ném gạch trúng đầu (có bản ghi là củ đậu). Thượng hoàng hỏi, vua cứ y vậy mà thưa, khiến Thượng hoàng giận dữ hồi lâu.
2. Anh Tông cũng là người bãi bỏ tục xăm hình rồng vào đùi của các vua Đại Việt. Toàn thư ghi lại, Thượng hoàng đã triệu Anh Tông đến cung Trùng Quang và bảo rằng: "Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nay nhà vua phải theo tục ấy mới được".
Khi đó thợ xăm đã chờ sẵn trước cổng cung, nhưng thừa lúc Thượng hoàng nhìn sang hướng khác, Anh Tông về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa.
Thượng hoàng bảo: "Quan gia đã trốn rồi chăng? Thì xăm cho Quốc Chẩn vậy".
( Tội cho anh vương gia... )
3. Năm 1293, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ép Anh Tông sang chầu. Anh Tông cáo bệnh không đi, đồng thời cử Đào Tử Kỳ đi triều cống. Hốt Tất Liệt sai giam Tử Kỳ tại và chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị chưa hoàn tất thì Hốt Tất Liệt chết; tân hoàng đế Nguyên Thành Tông ra lệnh bãi binh và trả Tử Kỳ về nước. Quan hệ Nguyên-Việt trở lại bình thường.
( Cứng ghê luôn ) =))))))
- Hết phần 2 -
Lời tác giả: Chuyên mục mới mở, hy vọng mọi người ủng hộ :P
Phần 3: Vụ án đại quan triều đình Đoàn Nhữ Hài thông dâm cùng cung nữ Giao Châu.
***Theo Đông A di sự***
Đoàn Nhữ Hài sinh năm 1280, quê ở tỉnh Hải Dương.
Sau khi giúp vua thoát tội, Đoàn Nhữ Hài được Thượng Hoàng Nhân Tông khen ngợi: "Ta đang lo không có một văn thần trẻ tuổi phò tá con ta. May gặp tiên sinh đây là người trung liệt, văn thao võ lược, chí cả tâm hùng, đáng là bậc Đại thần vậy".
Lúc này Đoàn Nhữ Hài mới kể câu chuyện gặp một hòa thượng ở chùa Diên Hựu và đoán trước việc gặp được Vua, mọi việc ngẫm lại quả nhiên chính xác vô cùng. Thượng Hoàng cười bảo Đoàn Nhữ Hài: "[...] Người xem tử vi cho tiên sinh là ngài Tuệ Trung đấy. Chính bần tăng là đệ tử của ngài đây. Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng [...] vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết bởi nghiệp tình, đáng tiếc thay."
Nói rồi, Thượng Hoàng liền lấy từ bìa cuốn kinh Kim Cương viết mấy chữ "Tứ đại giai không, miễn tử", trao cho Đoàn Nhữ Hài.
Năm 1301, mối tình của Đoàn Nhữ Hài với cung nữ tên là Giao Châu bị phát hiện.
Luật của triều đình lúc đó rất khắt khe với tội ngoại tình, ngay cả đối với thường dân thì dâm phu sẽ bị tử hình, dâm phụ xử thế nào còn tùy người chồng có tha thứ hay không.
Vì thế Đoàn Nhữ Hài và cung nữ đều bị khép vào tội xử trảm, may sao có kim bài miễn tử của Thượng hoàng đưa cho nên thoát chết và xin được tác hợp. Trần Anh Tông đồng ý.
- Hết phần 3 -
***
Những sự kiện trong truyện đã được chính sử ghi chép lại thế nào? (P4)
( Không phải một chương của truyện đâu, chỉ là thông tin thôi. Bạn nào không muốn đọc có thể bỏ qua :P )
Phần 4: Văn Đức Phu nhân.
***Theo Đại Việt sử ký toàn thư***
Nhà Trần có chế độ nội hôn, thực chất là sự liên kết giữa hai nhánh Chiêu Lăng và Vạn Kiếp, nhằm để bảo vệ ngai vàng không lọt vào tay người ngoài và giảng hòa sau vụ tai tiếng "Lí phế hậu".
Năm 1292, Trần Thuyên được sách phong làm Hoàng Thái tử, khi ấy 16 tuổi. Trần thị - con gái của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng được phong làm Hoàng Thái tử Phi, tức Hoàng hậu tương lai.
Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Thuyên, tức Trần Anh Tông, nhưng Trần thị chỉ được phong làm Văn Đức Phu nhân, một thời gian sau thì bị phế bỏ. Kết cục không rõ.
Ngay sau đó, em gái ruột của bà tiến cung, và cũng chỉ được phong làm Thánh Tư phu nhân, trong khi trước đó các vị Hoàng đế nhà Trần luôn lập con gái của nhánh Vạn Kiếp làm Hoàng hậu. Ba người con trai của Thánh Tư phu nhân đều mất sớm, chỉ có một con gái là Thiên Chân Công chúa.
Trong khi đó, Anh Tông lại sủng hạnh Huy Tư Hoàng phi - con gái của Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng cùng vợ cũ, sau khi Bảo Nghĩa vương mất, bà được Thụy Bảo Công chúa (con gái Trần Thái Tông, vợ sau Bảo Nghĩa vương) nuôi dạy.
Thứ phi này hạ sinh con trai duy nhất của Anh Tông, Hoàng tử Trần Mạnh.
Năm 1309, Thánh Tư Phu nhân được phong làm Bảo Từ Hoàng hậu.
Từ sau sự kiện 2 chị em con gái Hưng Nhượng vương, thì dòng dõi Vạn Kiếp không còn ai được lập làm Hoàng hậu của triều Trần nữa.
- Hết phần 4 -
Phần 5: Mạc Đĩnh Chi và Ngọc Tỉnh Liên Phú.
***Theo Lịch triều hiến chương loại chí***
Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280 ( có nơi ghi 1272), tên tự Tiết Phu, hiệu Tích Am, quê Hải Dương. Là đại thần triều Trần.
Tương truyền, ông thông minh hơn người, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Vì nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài nghe lỏm thầy giảng bài.
Sau, ông lên kinh thành làm học trò Quốc Tử Giám, thi đỗ Thái học sinh, rồi năm 1304 đỗ Trạng Nguyên, thời vua Trần Anh Tông.
Do tướng mạo xấu xí, nên khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu. Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Trong bài phú có đoạn:
Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, thăng làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia.
- Hết phần 5 -
Lời tác giả: Mạc Đĩnh Chi cùng năm sinh, cùng quê với Đoàn Nhữ Hài, lại cùng học ở Quốc Tử Giám, quá nhiều điều trùng hợp nên mới nghĩ ra tình tiết hai người là bạn thân từ nhỏ :P
#DLL
Phần 6: Nguyễn Sĩ Cố trong lịch sử là người như thế nào?
***Theo Địa chí Hải Dương***
Nguyễn Sĩ Cố sinh khoảng giữa thế kỷ 13 tại làng Bình Lãng, (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Ông vốn thông minh, chăm học, âm thầm dùi mài kinh sử mặc dù điều kiện rất khó khăn. Cha mẹ ông là bần nông, tham gia chiến tranh du kích tại địa phương.
Ông thường phải lao động cực nhọc trong cuộc sống thiếu thốn nơi thôn quê, nơi mà chẳng ai nghĩ rằng ông luôn ấp ủ một ý chí lớn lao để dành khoa bảng và cống hiến tài năng cho việc trị vì đất nước.
Vì vậy sau khi ông đỗ khoa thi Hội, không có người nào nghênh đón Trạng Nguyên Nguyễn Sĩ Cố.
Vì lý do này ông đã chọn Cẩm Giàng, Hải Dương làm quê hương của mình - nơi ông nhận được sự đón tiếp một cách trịnh trọng.
Năm Giáp Tuất (1274) ông được vua Trần Thánh Tông cho vời vào cung trao chức Nội thị học sĩ để dạy Thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông sau này.
Đến năm Bính Ngọ (1306) dưới triều Trần Anh Tông, ông được thăng chức Thiên Chương các Học sĩ, trông coi việc giảng ngũ kinh ở gác Thiên Chương, thỉnh thoảng giảng sách cho vua học.
Lời tác giả: Nguyễn Sĩ Cố sinh vào giữa thế kỷ 13, thế nên chúng mình đã đặt năm sinh của ông là 1254. Tức khi được mời vào dạy Thái tử Trần Khâm (tức vua Nhân Tông sau này) ông khoảng 20 tuổi. Điều này cũng không vô lí, vì theo sử sách ông đỗ Trạng Nguyên (kì thi Hội) khi còn khá trẻ. Trần Khâm thời điểm này mới chỉ 16 tuổi, tức nhỏ hơn Nguyễn Sĩ Cố 4 tuổi.
Tuy nhiên từ năm 1274, ông không còn lần thăng chức nào, cho tới năm 1306 (32 năm sau đó) mới được làm Thiên Chương các Đại học sĩ. Chúng mình đã dựa vào lỗ hổng thời gian này để viết về một Sĩ Cố mới, chính là Sĩ Khanh - người con trai thay cha sống tiếp trong truyện.
Sĩ Khanh của chúng mình sinh năm 1275, hơn Trần Thuyên 1 tuổi :P
***
Những sự kiện trong truyện đã được chính sử ghi chép lại thế nào? (P7)
Phần 7: Đoàn Nhữ Hài trị an hai châu Ô, Lý
***Theo Đại Việt sử ký toàn thư***
Mùa xuân, tháng Giêng năm