Sáng hôm sau, Trương Tam Phong dắt Chu Chỉ Nhược còn Ngộ Xuân ẵm Vô Kỵ, hai người chia tay nhau.
Từ khi cha mẹ tự tử, Vô Kỵ coi Trương Tam Phong như ông nội, nay bỗng phải lìa xa không sao cầm được, nước mắt cứ tuôn ra như suối.
Trương Tam Phong an ủi:
- Cháu cứ theo Ngộ Xuân thúc thúc đi, khi nào khỏi bệnh chú ấy sẽ đưa cháu trở về núi Võ Ðang ngay. Ấng cháu ta xa nhau lâu lắm là vài tháng hà tất cháu phải đau đớn!
Vô Kỵ tay chân không cử động được ,chỉ gật đầu vâng lời, nhưng nước mắt vẫn nhỏ ròng.
Chu Chỉ Nhược vội chạy xuống đò, móc túi lấy chiếc khăn tay nhỏ ra, chùi nước mắt cho Vô Kỵ, nhìn y mỉm cười rồi nhét chiếc khăn đó vào người y, đoạn quay lại lên bờ. Trương Tam Phong thấy vậy cảm động vô cùng nghĩ thầm:
- Con bé này xinh đẹp như vậy, sau này thế nào cũng là một tuyệt sắc giai nhân. Nhờ trời Vô Kỵ được lành mạnh, chừng ấy ta quyết không cho chúng được gặp nhau nữa, bằng không thế nào chúng cũng có tình ý với nhau và Vô Kỵ sẽ đi theo dấu của Thúy Sơn ...
Vô Kỵ đưa mắt nhìn theo thái sư phụ dắt Chu Chỉ Nhược lên bờ tiến thẳng về phía Tây.
Chu Chỉ Nhược còn quay đầu lại vẫy tay hoài.
Y nhìn theo cho tới khi khuất bóng hai người mới thôi.
Lúc này y cảm thấy cô quạnh vô cùng, không sao nhởn nổi, lại òa lên khóc.
Ngộ Xuân cau mày hỏi:
- Chú em họ Trương năm nay bao nhiêu tuổi?
Vô Kỵ nức nở đáp:
- Mười hai tuổi.
- Mười hai tuổi không còn là trẻ con nữa, chú khóc như vậy không sợ người ta chê cười sao? Năm mỗ mười hai tuổi đã chịu mấy trăm trận đòn mà chưa hề rơi một giọt lệ. Nếu chú còn khóc lóc như con gái thế này mỗ sẽ đánh cho mấy quyền.
Thấy hình thù Ngộ Xuân rất hung tợn Vô Kỵ trong lòng đã sợ hãi liền nghĩ thầm:
- Thái sư phụ ta vừa mới đi khỏi ngươi đã đối xử với ta hung ác rồi. Sau này không biết ta còn phải chịu đựng bao nhiêu sự khổ sở đau đớn vì ngươi nữa.
Ðoạn y lớn tiếng nói:
- Tôi thương nhớ thái sư phụ mới khóc chứ người ta đánh tôi đau thế nào, tôi cũng chịu được không hề khóc nửa tiếng. Ðại ca muốn đánh, cứ đánh đi. Nhưng hôm nay đại ca đánh tôi một quyền, sau này tôi sẽ đánh trả đại ca mười quyền cho xem.
Ngộ Xuân ngạc nhiên giây lát rồi ha hả cười đáp:
- Thế mới phải, chú nói vậy mới đúng là người đàn ông có cốt khờ. Chú lợi hại như vậy tôi đâu dám đánh chú nào.
- Chân tay của tôi cử động không được, sao đại ca không đánh tôi đi?
- Hôm nay tôi mà đánh chú, sau này chú học được võ công của thái sư phụ , chú sẽ giở môn thần quyền của phái Võ Ðang ra, tôi chịu đựng sao nổi mười quyền?
Vô Kỵ nghe Ngộ Xuân nói năng vui vẻ cũng phì cười.
Y thấy tướng mạo của Ngộ Xuân tuy hung ác nhưng tâm địa của chàng ta lại rất tốt. Ngộ Xuân thuê một chiếc thuyền, đi thẳng Hán Khẩu.
Tới nơi chàng lại ẵm Vô Kỵ sang một chiếc giang thuyền lớn để đi xuống miền Ðông. Thì ra chổ ẩn cư của y tiên Hồ Thanh Ngưu ở ngay trong Ðiệp Cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sơn tại phía bắc tỉnh An Huy.
Không bao lâu đã tới biên giới tỉnh An Huy.
Hai năm trước đây Vô Kỵ đã được đi giang thuyền ngược lên miền nhưng lúc bấy giờ y cùng cha mẹ và Dư Liên Châu nhở sư bá suốt dọc đường vui vẻ xiết bao.
Lần này y lại đi trên sông Trường Giang nhưng xuôi dòng, cha mẹ chết hết mà các yếu huyệt trong người y lại bị bế hết, đau đớn khổ sở, một thân một mình theo Ngộ Xuân đi chữa bệnh.
Nghĩ tới đó, y thấy đau lòng vô cùng nhưng lại sợ Ngộ Xuân nổi giận không dám để cho nước mắt ứa ra.
Một ngày hai lần, cứ giờ tý, giờ ngọ là hơi hàn độc trong người phát tác làm y lâm nguy, đau đớn ngót một tiếng đồng hồ, nhưng vẫn phải nghiến răng chịu đựng.
Vì vậy môi của y có rất nhiều vết răng cắn sứt.
Hơi hàn độc trong người y càng ngày càng nặng thêm.
Vài ngày sau, thuyền đã tới thở trấn, Ngộ Xuân liền lên bờ thuê một chiếc xe lớn để đi về phía Bắc.
Ði được vài ngày đã gần tới Ðiệp Cốc, Ngộ Xuân biết tính của Hồ Thanh Ngưu rất kỳ lạ, không thích người ta biết chổ ẩn cư của mình nên khi đi tới cách Ðiệp Cốc chừng hai mươi dặm, chàng bèn trả tiền xe, cho xe quay lại rồi vác Vô Kỵ lên vai đi bộ.
Ngày thường chàng đi bộ hai mươi dặm đường có nghĩa lý gì đâu, chỉ thoáng cái đã tới. Nhưng bây giờ chàng bị nội thương khá nặng nên mới đi được hơn dặm đường đã thấy xương cốt đau nhừ, hơi thở hồng hộc, bước chân loạng choạng.
Vô Kỵ thấy vậy rất thương hại liền lên tiếng nói:
- Thường đại ca cứ thong thả, hà tất phải đi nhanh như vậy làm gì? Lỡ vết thương của đại ca nặng thêm thì sao?
Ngộ Xuân nêng lòng nổi giận đáp:
- Ngày thường tôi đi hàng trăm dặm cũng không hề biết mỏi mệt chút nào, nay bị hai tên tặc hòa thượng đánh cho hai chưởng chẳng lẽ tôi không đi nổi nữa hay sao?
Chàng tức khí lại càng cố sức đi nhanh thêm.
Nhưng càng dùng sức, càng tai hại nên mới đi thêm được mấy chục trượng đã cảm thấy chân tay tựa như rời rã, các xương cốt hầu như long hết.
Tuy vậy chàng vẫn không chịu ngồi xuống nghố ngơi cứ gắng sức lê bước đi mãi.
Ngờ đâu tới lúc trời tối mịt mà hai người vẫ chưa đi được nửa đường, mà tới Ðiệp Cốc đường càng đi càng gồ ghề khó đi.
Tới một khu rừng rậm, không sao gắng sức được nữa, Ngộ Xuân đành phải đặt Vô Kỵ xuống rồi nằm lăn ra mặt đất nghĩ ngơi.
Chàng móc túi lấy túi lương khô ra cùng ăn với Vô Kỵ.
Nghĩ ngơi chừng nửa tiếng đồng hồ chàng định lên đường.
Vô Kỵ hết sức khuyên ngăn, bảo hãy nghố tạm trong rừng này một đêm, sáng mai hãy đi tiếp.
Ngộ Xuân nghĩ thầm:
- Dù đêm nay có tới nơi, nửa đêm gà gáy, làm mất giấc của Hồ sư bá, khiến ông ta nổi giận không chịu chữa bệnh cho Vô Kỵ thì thật uổng công.
Chàng đành phải nghe lời Vô Kỵ rồi hai người ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngủ tạm cho tới sáng hôm sau.
Nửa đêm hàn độc trong người Vô Kỵ lại phát tác, khiến chân tay y run lẩy bẩy, nhưng y không dám rên sợ làm mất giấc ngủ của Ngộ Xuân nên cứ phải gắng chịu.
Ðang lúc ấy bỗng nghe đằng xa có tiếng khí giới chạm nhau, tiếp theo có người quát lớn:
- Ngươi còn chạy đi đâu nữa!
- Chận lấy phía đông, dồn y vào trong rừng!
- Lần này nhất định không để cho tên giặc sói đầu này tẩu thoát!
Vô Kỵ lại nghe tiếng chân chạy rộn rịp, hình như có mấy người đang rảo bước chạy vào trong rừng về phía y với Ngộ Xuân đang nghĩ.
Tiếng động của mấy người kia đã làm cho Ngộ Xuân thức dậy.
Chàng vội rút đơn đao và ẵm Vô Kỵ lên định tâm vừa chiến đấu vừa chạy.
Vô Kỵ liền khẽ nói:
- Thường đại ca, hình như không phải chúng định tới kiếm chúng ta đâu!
Ngộ Xuân gật đầu.
Hai người liền núp vào sau một cây cổ thụ chờ xem, liền thấy có bảy tám người đang vây đánh một người.
Trời đã tối om không sao nhận rõ mặt nên không thể biết được những người đó là ai. Ngộ Xuân thấy người bị vây đánh với hai bàn tay không, chống đỡ bảy tám kẻ địch, thế mà những người kia không sao lại gần y được.
Một lát sau, nhờ có ánh sáng trăng rọi xuống, hai người mới thấy rõ người bị đánh là một tăng nhân áo trắng, tuổi trạc năm mươi, người gầy và cao.
Còn những người vây đánh gồm có cả tăng nhân, đạo sĩ lẫn mặc áo thường tục.
Trong mọn họ lại có hai thiếu nữ .
Càng xem Ngộ Xuân càng kinh hãi , vì chàng thấy những người vây đánh tăng nhân kia võ nghệ rất cao cường.
Hai hòa thượng một cầm thiền trượng, một cầm giới đao.
Một đạo nhân cầm trường kiếm, thân pháp rất lanh lẹ.
Một chàng nhỏ bé và lùn, hai tay cầm đơn đao, lăn lộn dưới đất để tấn công hạ bàn địch thủ.
Còn hai thiếu nữ mảnh khảnh, tay cầm trường kiếm, kiếm pháp cũng lợi hại khôn tả. Lúc ấy một thiếu nữ quay mặt lại, Vô Kỵ thấy rỗ suýt la lớn:
- Kỷ cô nương!
Thì ra nàng đó chính là Kỷ Hiểu Phù, vợ chưa cưới của Hân Lợi Hanh.
Thoạt đầu Vô Kỵ thấy tám người vây đánh một cho là họ ỷ nhiều hiếp kẻ thế cô.
Y công phẫn hết sức, chỉ mong hòa thượng kia thoát khỏi vòng vây chạy.
Nhưng khi đã nhận ra trong bọn người vây đánh có Kỷ Hiểu Phù cô nương y liền cho hòa thượng kia là phí đồ nên mong bọn Kỷ cô nương sớm đắc thắng.
Ngộ Xuân lẩm bẩm:
- Tám đánh một, không biết xấu hổ! Không biết những người ấy là ai thế!?
Vô Kỵ khẽ đáp:
- Hai thiếu nữ kia là người phái Nga Mi, hai hòa thượng nọ là người của phái Thiếu Lâm.
Y nhìn một hồi lại nói:
- Ðạo nhân cầm kiếm là người của phái Côn Luân. Ðại ca thử xem thế Ðại Mạt Phi Xà của đạo nhân đó ác độc biết bao. Thế kiếm ấy chính là một tuyệt thế của phái Côn Luân đấy. Còn chàng cầm đơn đao lăn lộn dưới đất nhằm chân của hòa thượng kia chém tới hoài thì không biết là người của môn phái nào.
Ngộ Xuân đỡ lời:
- Người của phái Không Ðộng.
Vô Kỵ lắc đầu nói:
- Ðao pháp của phái Không Ðộng là tay phải cầm đao, tay trái cầm quài, mà người này lại xử dụng song đao đủ thấy y không phải là người của phái Không Ðộng đâu.
Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói trong lòng cũng phải khen phục thầm và nghĩ:
- Quả thật là đệ tử của danh môn, kiến thức thật hơn người.
Nhưng chàng đâu có biết, võ công của Vô Kỵ là do Tạ Tốn truyền dậy.
Võ học của Tạ Tốn bác học tinh thâm, vì y nhất tâm đối địch với các phái nên võ công của phái nào y cũng học qua cho biết.
Vô Kỵ được y truyền dậy bí quyết của tất cả các môn phái đó.
Tuy Vô Kỵ chưa biết vận dụng và thông hiểu hết những võ công của các môn phái nhưng kiến thức của y không kém ai cả.
Vô Kỵ thấy bọn Kỷ Hiểu Phù đấu mãi mà không thắng nổi tên hòa thượng kia, càng xem y càng phục võ công của hòa thượng.
Y thấy chưởng lực của nhà sư đó rất hùng mạnh, bỗng nhanh bỗng chậm, hư hư thực thực, biến hóa khôn lường.
Ðánh tới lúc thật nhanh Vô Kỵ không sao thấy rõ những thế võ của hòa thượng ấy nữa. Bỗng nghe một người trong bọn Hiểu Phù quát lớn:
- Chúng ta dùng ám khí đối phó đi!
Y vừa quát xong, một chàng và một đạo sĩ nhảy sang bên rồi lấy ám khí ra nhắm hòa thượng nọ ném lia lịa.
Hòa thượng nọ cuống cả chân tay, đạo nhân cầm kiếm liền quát lớn:
- Bành hòa thượng hãy nghe bần đạo nói đã. Chúng ta không muốn giết hòa thượng đâu. Hà tất hòa thượng phải thí mạng làm gì? Hòa thượng hãy giao Bạch Quy Thọ thì chúng ta sẽ tha chết cho, như vậy có phải hơn không?
Ngộ Xuân nghe vậy kinh ngạc vô cùng và khẽ nói với Vô Kỵ rằng:
- Vị này là Bành hòa thượng đây.
Trong khi Vô Kỵ theo cha mẹ và Dư Liên Châu trở về núi Võ Ðang, dọc đường đi thuyền trên sông y nghe cha mẹ kể chuyện Bạch Mi Giáo ở trên núi Vương Bàn dương đao lập oai, sau bị nghĩa phụ y tới giết chết hết những người có mặt tại đó, riêng có Bạch Quy Thọ của Bạch Mi Giáo là và hai kiếm khách của phái Côn Luân là sống sót thôi. Nhưng hai người này vì tiếng rú của Tạ Tốn đã trở thành ngớ ngẩn không biết gì cả. Vì thế mười mấy năm trời, các môn phái cứ đấu với Bạch Mi Giáo hoài để bắt Bạch Quy Thọ phải tiết lộ tung tích của Tạ Tốn.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ Bành hòa thượng này cũng là người trong giáo phái của mẹ ta chăng?
Y lại nghe Bành hòa thượng lớn tiếng nói:
- Bạch đàn chủ đã bị các người đánh đến bị thương nặng, dù y không phải là người của Bạch Mi Giáo đi nữa, hoặc y là người không có liên quan gì cũng vậy, Bành mỗ này không thể thấy y chết mà không ra tay cứu.
Ðạo nhân vội đỡ lời:
- Cái gì là thấy chết mà không ra tay cứu? Chúng ta có định giết y đâu? Chúng ta chỉ muốn y cho chúng ta biết tung tích của một người thôi.
Bành hòa thượng lại nói:
- Các người định hỏi tung tích của Tạ Tốn phải không? Tại sao các người không đi hỏi Phương Trượng của chùa Thiếu Lâm?
Hai tăng nhân của phái Thiếu Lâm đang vây đánh y vội la lớn:
- Ðó là kế ly gián của Hân Tố Tố, yêu nữ của Bạch Mi Giáo, giá họa cho phái Thiếu Lâm chúng tôi. Nhưng có ai thèm tin những lời vô căn cứ ấy đâu.
Vô Kỵ nghe hòa thượng Thiếu Lâm gọi đến tên mẹ mình, y vừa kiêu ngạo vừa đau lòng nghĩ thầm:
- Tuy mẹ ta khuất núi đã hai năm rồi nhưng vẫn làm cho các ngươi loạn óc, nhức đầu.
Hòa thượng đối đáp với bọn người kia nhưng tay vẫn tiếp tục chống đỡ lại họ, không hề nao núng chút nào.
Ðạo nhân nọ, muốn nhân lúc Bành hòa thượng là người võ công rất cao, tâm trí không kém người, cái trò tiểu xảo của đạo sĩ nọ làm sao lừa dối nổi.
Những người vây đánh tăng nhân họ Bành đều là những tay cao thủ của các phái nên Bành hòa thượng mấy lần muốn phá vòng vây để đào tẩu mà không được.
Ðạo sĩ ở vô cùng vòng ngoài ném ám khí la lớn:
- úi chà, nguy tai, ám khí đã ném hết rồi.
Bảy người nghe thấy đạo sĩ la như vậy cùng nằm phục xuống đất. Tiếp theo đó thấy năm lưỡi phi đao lần lượt ném tới.
Thì ra đạo sĩ ấy nói: - Ám khí ném hết rồi .
chính là ám hiệu bảo mọi người nằm xuống đất.
Năm phi đao đó nhằm ngực Bành hòa thượng bắn tới, nguy hiểm vô cùng.
Nếu lúc thường Bành hòa thượng chỉ việc cúi đầu hay nằm sấp xuống về phía trước hoặc ngả người về phía sau là có thể tránh được, nhưng lúc này sau kẻ thù đang đứng gần thì làm sao mà giở những phương pháp đó ra được?
Vô Kỵ thấy vậy kinh hoảng vô cùng nhưng Bành hòa thượng đã đột nhiên tung mình nhảy lên cao hơn trượng.
Những phi đao kia đều bay lướt qua dưới chân y.
Tuy tránh được phi đao, Bành hòa thượng vẫn bị thiền trượng , đơn đao của Thiếu Lâm tăng, trường kiếm của đạo nhân phái Côn Luân nhắm chân y tấn công tới tấp..
Bành hòa thượng bắt buộc phải giở thế võ liều lĩnh ra, tả chưởng vỗ mạnh vào đầu Thiếu Lâm tăng một cái còn tay hữu giơ ra đoạt con đao của tăng nhân đó rồi thừa thế giơ con đao lên đẩy mạnh vào thiền trượng một cái.
Nhờ sức mạnh đó y mới bắn ra ngoài xa mấy trượng.
Tên hòa thượng của phái Thiếu Lâm bị Bành hòa thượng đánh một chưởng vào đầu, vỡ sọ chết ngay.
Bảy người kia tức giận vô cùng liền đuổi theo.
Bành hòa thượng vừa chạy được mấy bước vấp phải một tảng đá suýt té nhào.
Vì vậy sáu người nọ đuổi kịp và tiếp tục vây đánh hòa thượng.
Tăng nhân của phái Thiếu Lâm tay cầm thiền trượng thấy Bành hòa thượng đánh chết sư đệ của mình, nổi khùng như con trâu điên, xông lại tấn công và quát lớn:
- Bành hòa thượng, mi đã giết sư đệ của ta, ta phải thí mạng với mi!
Ðạo sĩ của phái Côn Luân liền nói:
- Y đã bị Yết Vĩ Câu của bần đạo đánh trúng dùi, chỉ trong chốc lát là chất độc chạy vào trong người y sẽ chết ngay.
Ngay lúc ấy mọi người nhìn thấy chân của Bành hòa thượng đã sưng vù, chưởng pháp tán loạn.
Ngộ Xuân vội thì thầm:
- Bành hòa thượng là sư phụ của đại ca tôi. Tôi phải làm thế nào cứu y thoát chết mới được.
Vô Kỵ biết Ngộ Xuân là một người anh hùng, tuy chàng ta bị thương nặng nhưng vẫn muốn xông ra cứu người. Nhưng trường hợp này chàng ta chỉ thí mạng thôi, không ích lợi gì.
Vô Kỵ nghĩ ra một kế bèn kề tai Ngộ Xuân khẽ nói:
- Thường đại ca, muốn đi cứu Bành hòa thượng phải không?
Ngộ Xuân đáp:
- Không cứu không được, Bành hòa thượng đã bị ám khí độc bắn trúng, nhưng tôi .. tôi ...
Vô Kỵ lại hỏi:
- Tôi chỉ cho đại ca một phương pháp, đại ca có thể có thần lực trong nửa tiếng đồng hồ nhưng sau đó sẽ hao tổn nguyên khí rất nhiều đấy.
Vừa rồi Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói về võ công của các môn phái rất rõ ràng, do đó chàng ta tin y là môn đồ của Trương Tam Phong thì thế nào cũng có bản lĩnh đặc biệt nên chàng ta vừa mừng vừa đáp:
- Phương pháp gì? Chú em nói mau lên để tôi ra cứu người. Sau đó dù có hao tổn một chút nguyên khí cũng không sao!
Vô Kỵ lại nói:
- Ðại ca kiếm một hòn đá nhọn đầu cho tôi!
Ngộ Xuân nhặt một hòn đá đưa cho Vô Kỵ và hỏi:
- Hòn này được chưa?
- Ðược rồi. Ðại ca cầm hòn đá này gõ mạnh vào hai bên đùi một cái!
Ngộ Xuân chỉ vào cạnh đùi hỏi:
- Có phải là chổ này không?
- Thấp xuống một chút! Phải rồi, nhưng sang bên trái nửa tấc! Ðược rồi, gõ đi!
Ngộ Xuân theo lời Vô Kỵ gõ mạnh một cái thấy đùi bên phải tên tái vô cùng.
Vô Kỵ lại nói tiếp:
- Cách điểm huyệt này gọi là đề thần đả huyệt pháp, đại ca lại gõ vào chân trái đi!
Ngộ Xuân có vẻ ngần ngừ. Tuy chàng chưa học qua cách điểm huyệt nhưng cũng biết trong võ lâm không có môn điểm huyệt đó liền nghĩ thầm:
- Phái Võ Ðang tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, tất nhiên cách điểm huyệt của họ phải khác người.
Nghĩ đoạn, chàng gõ mạnh vào đùi bên trái một cái. Không ngờ chàng gõ xong, thấy từ lưng trở xuống tê tái vô cùng, nhất là hai chân cứng đờ không sao cử động được.
Ðang lúc ấy chàng thấy Bành hòa thượng nhảy một cái ra xa mấy trượng nhưng đã ngã lăn ra đất.
Chàng lo âu vô cùng đang định nhảy ra để cứu viện nhưng hai chân như bị tê liệt hẳn. Chàng kinh hãi vô cùng hỏi:
- Chú em họ Trương, sao thế này? ...
Vô Kỵ cười thầm nghĩ:
- Ta đánh lừa đại ca, bảo đại ca tự điểm huyệt , thế là hai chân đại ca đã tê liệt rồi!
Y vừa nghĩ vừa giả bộ kinh hoảng đáp:
- úi chà! Có lẽ đại ca không biết điểm huyệt nên không biết cách dùng sức của mình. Cứ đợi thêm một lát nữa thì sẽ thấy sức mạnh gấp bội ngay.
Ngộ Xuân không phải người ngu nên hiểu ngay mình đã bị chú bé kia lừa.
Nhưng chàng cũng hiểu sỡ dĩ Vô Kỵ đánh lừa mình là vì sợ mình bị toi mạng một cách vô ích.
Chàng vừa kinh hãi, vừa lo âu vừa tức giận và cũng buồn cười nữa.
Lúc ấy Bành hòa thượng đã ngã lăn ra đất, nằm im hình như bị chất độc ở ám khí phát ra giết hại rồi.
Bảy người nọ thấy vậy nhưng không dám tới gần.
Ðạo nhân của phái Côn Luân liền lên tiếng nói:
- Hứa sư đệ, thư ném thêm hai phi đao nữa, xem y đã chết thật chưa?
Ðạo nhân ném phi đao liền giơ tay phải lên, phẩy một cái.
Hai tiếng "phập phập" vang lên.
Một lưỡi phi đao đã trúng vai bên phải, một mũi nữa bắn trúng chân bên trái của Bành hòa thượng.
Mọi người thấy Bành hòa thượng vẫn nằm im, tin chắc là y đã chết.
Ðạo sĩ phái Côn Luân lại nói tiếp:
- Tiếc thay y đã chết, không hiểu y giấu Bạch Quy Thọ ở đâu?
Thế rồi bảy người xúm lại để xem xét.
Bỗng nghe "Bùng, bùng, bùng, bùng, bùng" năm tiếng lớn, năm người trong bọn họ đã bị đánh bắn ra xa.
Vừa lúc ấy Bành hòa thượng đã đứng thẳng dậy, trông rất oai phong lẫm liệt, đầu vai và đùi trái của y vẫn còn hai mũi phi đao cắm sâu.
Thì ra Bành hòa thượng bị ám khí độc bắn trúng tự biết gượng không nổi liền giả bộ chết để dụ kẻ địch tới gần rồi dùng Ngũ Hành Chưởng đánh vào giữa ngực năm đối thủ. Còn Hiểu Phù và Ðinh Mẫn Quân là đàn bà nên hòa thượng không tiện đánh vào ngực họ.
Sư tỷ muội Hiểu Phù thấy năm kẻ đồng bọn bị đánh ngã kinh hãi vô cùng vội vàng nhảy ra xa.
Lúc ấy năm người đàn ông kia đang nằm phun ồng ộc máu tươi ra.
Có hai người trong bọn họ, nội công hơi kém không sao đứng dậy được.
Về phần Bành hòa thượng đã giở hết sức lực đánh năm địch thủ cùng một lúc nên cũng hết hơi sức, loạng choạng sắp ngã.
Ðạo sĩ phái Côn Luân gượng nói:
- Ðinh, Kỷ cô nương mau giết y đi!
Trong bọn người đối địch, một hòa thượng phái Thiếu Lâm đã chết, Bành hòa thượng cùng năm địch thủ bị thương nặng chỉ còn Ðinh Mẫn Quân và Kỷ Hiểu Phù là không suy suyển chút nào.
Nghe đạo nhân của phái Côn Luân bảo vậy, Ðinh Mẫn Quân nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ ta không biết dùng kiếm giết chết y hay sao mà ngươi phải bảo?
Ðoạn nàng liền múa kiếm xông lại chém vào cổ Bành hòa thượng.
Bành hòa thượng thở dài nghĩ thầm:
- Vì hai người này là đàn bà, ta không tiện tấn công vào ngực hai người để khỏi mang tiếng và tha chết cho họ. Ngờ đâu lòng nhân từ đó lại là tai họa diệt thân cho ta!
Bành hòa thượng thấy mũi kiếm của Mẫn Quân đã đâm tới, đành nhắm mắt đợi chết. Ngờ đâu nghe kêu "keng keng" hai tiếng, đúng là tiếng khí giới chạm nhau liền mở mắt ra nhìn mới hay Hiểu