Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Một con ngồi yên một con đổi chỗ...
Sáng nay, cũng như mười bốn buổi sáng trước đó, vào khoảng chín giờ, lú khí trời đã bớt se lạnh và cây sứ bên sân nhà hàng xóm ngừng lại rụng lá, hoàn hậu Năm Ngoái lại thò đầu ra cửa sổ ngắm chú mèo của mình để làm chuyện ngà nào bà cũng làm là buông một tiếng thở dài.
Mèo Gấu nắm đó, ngoài ban công, đang sung sướng đón từng tia nắng mai.
Chú nằm nghiên trong bóng nắng mai. Chú nằm nghiên trong bóng nắng, lưng dá vào nền gạch hoa, tay chân duỗi ra phía trước, mắt lim dim, biếng nhác thưởn thức cuộc sống.
Cái kiểu người (hay kiểu mèo) cứ ườn ra một cách thoả mãn với chính mìn như thế thường khiến kẻ khác nếu không ghen tị thì cũng bực mình.
Hoàng hậu Năm Ngoái nhìn mèo Gấu bằng ánh mắt phê phán nhưng b không nói gì, khẽ nhún vai một cái rồi quay vào nhà bếp với đống bột nhồi làm ta bà trắng xoá từ sáng đến giờ.
Nếu tinh ý như tác giả thì có thể thấy ngoài cái nhún vai, hoàng hậu Nă Ngoái dường như còn kèm theo một cái chau mày, ít ra là vì cho đến sáng nay ch mèo Gấu mà công chúa Dây Leo đem về cách đây hai tuần lễ đã chứng tỏ mình l một gã vô tích sự bậc nhất. Mèo Gấu không những không tóm con chuộc nào tron ba năm ba mươi sáu tiếng đồng hồ đằng đẵng (mặc chuột kêu rúc rích hết đêm nà qua đêm khác), cái cách chú uể oải phơi mình trong nắng như muốn tuyên bố thẳn là đừng ai trông mong gì ở tôi nữa càng khiến hoàng hậu não lòng.
Mèo Gấu tất nhiên thừa biết hoàng hậu Năm Ngoái đang buồn phiền v mình. Chú là một chú mèo thông minh. Chú cũng biết ơn công chúa Dây Leo đ cứu chú khỏi trại buôn súc vật – nơi người ta bán những cong vất đã giết thịt.
Và vì công chúa Dây Leo là con gái của hoàng hậu Năm Ngoái nên ch cũng thấy mình có lỗi với cả với cô.
Nhưng đôi khi vẫn xảy ra ở loài người, loài mèo cũng có những lúc khôn muốn làm những chuyện người khác muốn mình làm.
Mèo Gấu đang rơi vào tình cảnh như vậy, vừa bứt rứt vì chuyện sinh ra l mèo nhưng không có chút khoá cảm gì với chuyện bắt chuột, vừa bứt rứt vì nỗi nỗ bứt rứt đó.
Mèo Gấu không ưa gì bọn chuột (cái bọn bắng nhắng đó đêm nào cũng là chú nhức cả đầu) nhưng chú cũng không ưu cả cái chuyện nhảy xổ vào cái đám đ để thị uy như những con mèo khác.
Có lẽ bọn mèo hoang thích thú với chuyện bắt chuột hơn! Mèo Gấu ngẫ nghĩ khi giơ tay đuổi một con ruồi đang vo ve trước mặt. Không được nuôi nấng t tế, bọn mèo lang thang phải tự mình bươn chải kiếm miếng ăn ở các bãi rác và cá khu chợ. Bọn đó mà đánh cắp thì tài phải biết! Các khúc cá tươi chủ sạp chỉ s sểnh một tí là bọn mèo hoang quắp chạy cứ gọi là nhanh như chóp. Bọn nó mà v chuột thì trăm lần không trật một.
Đa số mèo thích tóm lúc chuột để nghịch, để giải trí cho qua phút rảnh rỗi.
Chứ tuyệt không phải để ăn. Món loài mèo thích chén nhất là cá. Với mèo nhà, thị chuột xét ra chả ngon lành gì. Chỉ có bọn mèo hoang là xực tuốt.
Mèo Gấu sống cùng nhà với một nàng mèo tam thể. Ấy là nói trước đây.
Chúc đặt tên cho nàng là Áo Hoa. Giống như các chàng trai vẫn âu yếm gọi các c gái của mình là Bé Bỏng hay Hòn Sỏi Buồn Của Anh.
Áo Hoa là một nàng mèo quý phái và sang trọng. Nàng đi đứng rất sang.
Mèo (nhất là mèo phái đẹp) thì bạn cũng biết rồi đó, đi đứng lúc nào cũng như mộ quý nương. Nàng nằm ngủ cũng sang. Áo Hoa không bao giờ ngủ ở những nơi ẩ thấp hoặc bẩn thỉu.
Hằng ngày, nàng ra phía trước nhà nằm phơi nắng, buổi tối nàng đủng đỉn bước vào căn nhà kho trên tầng áp mái ngủ khoanh tròn trong chiếc giường êm á cô chủ đóng cho nàng từ những mảnh gỗ nhỏ với gối và những mẩu chăn lót rấ nhiều bên trong.
Trong khi đó chỗ ngủ ưa thích của mèo Gấu là một ngăn rộng rãi của cái k sách cũ. Chú nằm cuộn mình trong ngăn sách, bên phải lăn lóc vài cuốn từ điể đầy bụi, bên trái là một đĩa sứ có vẽ hình mấy chiếc tàu buồm trên đáy đĩa, một co búp bê bằng cao su, có mái tóc rối nùi vì vậy mà nom lúc nào cũng có vẻ ghen t với bộ lông óng mượt của chú.
Trước khi mèo Gấu bị bọn trộm bắt đi và bán cho trại buôn súc vật, ngà nào chú cũng rủ Áo hoa ra nằm phơi nắng ngoài ban công, cọ vào nhau, lim di chờ nàng, như hai cục bông tựa vào nhau, lim dim chờ nàng lấy tay vỗ vỗ lên lưn mình. Vỗ thế thôi, chẳng để làm gì, nhưng động tác mơn trớn đó làm mèo Gấu c cảm giác như đang sống trên thiên đường.
Những hôm trời mưa, chú rủ nàng leo lên bậu cửa sổ ngồi nhìn ra ngoài trờ để sung sướng co mình vì lạnh và vì lại có dịp tựa sát vào nhau.
Chú thành thi sĩ từ những ngày tháng đó.
Chú làm hàng chục bài thơ cho Áo Hoa, bài nào cũng mượt mà, đằm thắm.
Công bằng mà nói, thơ chú chẳng ké
Bài thơ đầu tiên mèo Gấu làm tặng Áo Hoa là như thế này:
Rù rù rù… Meo...
Meo meo meo...
Rù rù rù...
Meo meo... rù rù...
Rù rù... meo meo...
Mỗi lần chú đọc thơ cho Áo Hoa nghe, cảm tưởng như có một động cơ đan được giấu ở chỗ nào đó rất khó xác định trong mớ lông mèo mềm mại của chú, v động cơ đó đang không ngừng phát ra những âm thanh đều đều khe khẽ mà the cảm nhận của loài mèo thì nó rất đỗi du dương, không có bất cứ loại âm nhạc nà sánh bằng.
Hiển nhiên là tác giả cần phải dịch bài thơ này để bạn đọc có thể thưởn thức được tài thơ của mèo Gấu.
Dịch ra thì nó như sau:
Bé yêu yêu đã ngủ chư Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xon Nến yêu yêu cháy trong phòn Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu...
Thơ của thi sĩ Gấu chỉ bốn câu mà có tới mười chữ "yêu". Có lẽ vì vậy m nàng Áo Hoa cảm động đập đập tay lên lưng thi sĩ, động tác mà loài mèo chỉ là khi cảm thấy lòng mình vô cũng dễ chịu.
Từ ngày xa Áo Hoa, mèo Gấu cảm thấy cuộc sống thật là vô vị. Nếu côn chúa Dây Leo không cứu chú khỏi trại buôn súc vật, có lẽ chú cũng chẳng coi cá chết là điều gì đáng sợ lắm.
Tạ từ vội vã trong đêm.
Hình như buổi ấy bên thềm mưa rơi.
Những ngày bị nhốt trong lồng sắt, chú nghĩ về Áo Hoa nhiều hơn nghĩ v cái chết. Chú ngân nga hai câu thơ đó trong một đêm nằm dựa lưng vô vách lồng,
nhìn mưa xuống bên kia bụi cỏ dày và nghe lòng mình nỗi nhớ lên rêu.
(Từ đây trở đi, để bạn đọc tiện theo dõi câu chuyện này, tác giả sẽ dịch luô ngôn ngữ loài vật ra ngôn ngữ loài người, không cần phải ghi nguyên tác để chứn tỏ Mình là nhà thông thái nữa).
Hoàng hậu Năm Ngoái phạt ý về chú vì không biết rõ mối ẩn tình của chú.
Làm sao một con mèo đang đau khổ vì tình lại có thể hào hứng bắt chuột,
vốn là chuyện nếu không xa Áo Hoa thì mèo Gấu cũng đã chẳng muốn động ta động chân rồi.
À, có một lần, lần duy nhất mèo Gấu băm bổ nhảy vào một chú chuột nhắt.
Đó là lần chú đang lim dim đọc thơ cho Áo Hoa nghe. Đến ngay đoạn trữ tình nhấ "Này là Áo Hoa..." thì tiếng chít chít ở dưới gầm chạn phá ngang không khí lãn mạn mà chú đã kỳ công gây dựng bằng những câu thơ đang đâm chồi trong đầ chú.
Nổi điên lên, bằng một cú nhảy, tiếp theo là một cú nhoài người, chú đã gắ được tên phá bĩnh kia trong những chiếc vuốt sắc nhọn.
Định bụng lôi nhóc chuột ra để mắng cho một trận nhưng nhóc chuột hãi qu đã bất tỉnh từ đời nào.
Khi mèo Gấu thả nhóc chuột yếu bóng vía kia xuống sàn nhà, lững thữn quay lại chỗ Áo Hoa, chú cún ở chung nhà với Mèo Gấu có tên là Susu liền chạ ngay đến, vội vàng ngoạm lấy.
Với nhóc chuột nhắt vắt ngang mõm, cún ta đi tung tăng khắp nhà để kho mẽ, cố tình đi ngang qua chỗ cô chủ đang ngồi học bài, ra cái điều người hùng vừ lập một chiến công hiển hách.
Susu tưởng nhóc chuột đã chết. Nào ngờ chú đang đi lơn tơn, nhóc chuộ bỗng tỉnh dậy, kêu "chít"" một tiếng. Nghe tiếng kêu đột ngột phát ra từ trong mõ (mà không phải tiếng của mình), chú cún Susu hồn vía lên mây, phun ngay nhó chuột ra và cong đuôi chạy bán sóng bán chết.
Một lần nữa trong đời trai, mèo Gấu vô tình ghi điểm trong lòng Áo Hoa kh đem lại cho nàng một trận cười lăn lộn. Buổi sáng hôm đó được lấp đầy bởi niề vui được pha trộn một cách tuyệt diệu giữa thi ca trữ tình và hài kịch vui nhộn -
điều không phải lúc nào loài mèo (và loài người) cũng dễ dàng có được.
Trong khoảnh khắc đó, mèo Gấu quyết định để lòng lắng xuống bằng các nhắm mắt lại. Chú tin khi tâm trí không bị nhiễu bở thị giác, chú có thể nghe ngón các cảm
xúc trọn vẹn hơn, và quả thực thì trong suốt buổi sáng hôm đó lòng ch rạng rỡ đến mức chú có cảm giác chú và Áo Hoa đang nằm dưới một dải cầu vồn và chú mong mỏi cuộc sống mãi mãi được trôi qua dưới bóng mát của chiếc ô hạn phúc đó.
Khi tơ tưởng như vậy, mèo Gấu không biết đó là buổi sáng cuối cùng ch được tắm mình trong thứ hương vị ngọt ngào đó. Và nếu từng trãi như tác giả, ắ chú sẽ nhận ra hạnh phúc quá mức đôi khi là một cái bẫy của cuộc sống.
Tóm tắt lại thì từ khi mèo Gấu đặt chân vào cung điện của nhà vua, tiến chuột chạy không thưa đi, tiếng chuột rúc không nhỏ đi và hoàng hậu Năm Ngoá rầu rĩ xem đó là sự thất bại toàn diện của công chúa Dây Leo trong chiến dịch giả phóng chú khỏi tay những người buôn súc vật trên đường Hoa Lau hôm nào. S với những chiếc bẫy sắt nhà vua Sang Năm mang về, mèo Gấu dường như khôn hề muốn chứng tỏ mình có giá trị hơn những thanh sắt vô tri đó.
Hoàng hậu Năm Ngoái thở dài, trông bà có vẻ sầu muộn và mất mát:
- Năm ngoái con Mướp siêng bắt chuột hơn con Gấu nhiều! Mướp là con mè đi lạc những nó thiệt tài giỏi!
Công chúa Dây Leo bênh Gấu, bằng thứ giọng ngay cả cô cũng nhận ra là n rất thảm:
- Mướp là mèo hoang mẹ à.
Nhà vua Sang Năm xộc mười ngón tay vào mái tóc rậm, thở phì phì:
- Sang năm anh sẽ đem con Mướp về!
Công chúa Dây Leo chớp đôi mi dài - rõ ràng cô ngạc nhiên hơn là làm điệu:
- Người ta có chịu không, ba? Ba đã cho con Mướp rồi mà!
- Người ta sẽ chịu. - Nhà vua quả quyết đáp, ông bỏ tay khỏi tóc như một c chỉ cho thấy sự tự tin - Ba sẽ đem con Gấu qua đổi con Mướp!
Hoàng hậu Năm Ngoái nhún vai:
- Lười nhác, uể oải, phớt đời, vô công rỗi nghề, sống trên mây, mèo Gấu nh mình trong như một nhà thơ ấy!
Khi nói như vậy, hoàng hậu không biết mèo Gấu chính là một thi sĩ.
Chỉ có nàng Áo Hoa biết được bí mật đó.
Ngay cả công chúa Dây Leo, người bảo bọc Gấu cũng không biết.
Bọn chuột sống trong cung điện nhà vua càng không hề biết.
Trong mắt chúng, mèo không thể là một thi sĩ. Mèo chỉ có thể là loài vật đáng ghé nhất trên đời, là kẻ thù độc ác và nguy hiểm nhất của loài chuột.
Hằng đêm, trong chiếc hang ẩm thấp nằm sâu tận lòng đất ngay bên dướ tầng hầm của cung điện, bọn chuột ngồi thành vòng tròn nghe giáo sư Chuột Cốn giảng bài.
Giáo sư Chuột Cống bao giờ cũng bắt đầu bài giảng bằng cách gõ thước cồ cộp lên tấm bảng sau lưng vừa gào câu "Chết quách chúng nó đi!"
- Chết quách chúng nó đi, cái bọn mèo!
- Trong lâu đài chỉ có một con mèo à! - Chuột nhát Tí Hon ngập ngừng nói.
Tí Hon là con chuột bé nhất trong những con chuột bé, So với ngày giáo sư, n giống như một hạt tấm đặt cạnh một củ khoai. Nhưng bất chấp điều đó, Tí Hon l một con chuột lanh lợi.
- Hỗn xược! - Giáo sư Chuột Cống quắc mắt - Ta nói bọn mèo là ta nói chung.
Giáo sư giơ cao cây thước lên khỏi đầu:
- Chúng ta phải luôn luôn xác định, ngay cả trong khi ngủ: Mèo là cái ga trong mắt chúng ta!
Ngừng lại một chút, giáo sư đập cây thước đánh "cạch" vào tấm bảng, giọn cao vút:
- Hơn thế nữa, là cái gai trong tim chúng ta!
Tí Hon làu bàu:
- Nếu có một cây gai trong tim thì chúng ta chết chứ đâu phải bọn mèo!
Tí Hon thì thầm trong vòm hang tĩnh mịch, câu nói bướng bỉnh của nó xuyên qu mọi vành tai chuột. Một nửa cộng đồng chuột lo lắng quay nhìn nó. Một nửa cò lại nơm nớp ngước nhìn Giáo sư.
- Láo toét! - Giáo sư gầm lên, những chiếc ria cứng rung bần bật. Thằng qu kia, bước ra đây!
Tí Hon tập tễnh bò ra giữa vòng tròn, chiếc đuôi bé xíu lê dưới nền hang.
Trông như nó đang kéo một sợi len màu xám.
Tí Hon là một con chuột què.
- Ai cho mày nói leo trong giờ học hả?
Giáo sư Chuột Cống giận dữ quát, tay gõ cây thước lên đầu chú chuột nhắ tội nghiệp.
Trên tay Tí Hon lúc này là một cây bút chì. Dĩ nhiên Tí Hon không dá chống đối giáo sư. Nhưng theo phản xạ tự nhiên, nó rụt cổ lại và giờ hai tay lên ô đầu. Cây thước của giáo sư giáng phải cây bút chí kêu đánh "chát".
Cây thước rời khỏi tay giáo sư văng ra xa, tuốt đằng góc thang.
Vòng tròn chuột chung quanh đều thấy rõ giáo sư giận run người. Và tất cả đều ru theo, vì sợ và vì cả bọn đều yêu mến chuột nhắt Tí Hon.
- Lại thế nữa! - Giáo sư vì không còn cây thước, hậm hực tóm lấy mẩu ta mảnh như chiết là non của Tí Hon, nhấc bổng thằng bé lên.
Trước những cặp mắt tròn xoe ngập trong sợ hãi của lũ chuột, giáo sư dan tay ném Tí Hon bay về phía cây thước của ngài. Giáo sư ném mạnh lắm (chưa ba giờ bọn chuột thấy giáo sư dùng sức nhiều đến thế), theo cái cách ngươi ta quyế lẳng đi một sự bực mình:
-Nếu mày may mắn còn sống thì nhặt cây thước lại đây cho ta!
Thằng bé chỉ kịp thốt lên hai tiếng "Mẹ ơi" đã liệng trong không trung nh một quả cầu. Chuột nhắt Tí Hon kêu mẹ thì cũng như con người vẫn kêu mẹ tron hoàn cảnh nguy khốn hay tuyệt vọng. Cái từ thân thương đó chỉ thốt lên khi co người (và con chuột) không còn biết bấu víu vào ai. Sở dĩ tác giả phải nói rõ nh vậy vì cộng đồng chuột đều biết mẹ Tí Hon đã qua đời được ba tháng tám ngà mười hai giờ ba mươi sáu phút trước khi nó bị giáo sư Chuột Cống ném vào vác hang một cách không thương tiếc.
“Bộp”!
Cả cộng đồng chuột đều đồng loạt nhắm mắt lại, trang nghiêm và đau đớn,
như thầm lặng đưa tiễn một linh hồn chuột vừa lên cõi thiên đường.
Nhưng rồi cũng những đôi mắt đó lại đồng loạt mở ra.
Tất cả hầu như không thể tin được khi Tí Hon, với cây bút chì trên tay nà cây thước trên tay kia, đang run rẩy bò ra từ vách tối.
Những con chuột già đưa tay lên sờ râu, thầm cảm ơn thượng đế. Những co chuột trẻ giẫm chân lên nền hang một cách hào hứng, chỉ bất đắc dĩ dừng lại khi b những chuột mẹ kéo tai.
Nhưng khi chuột nhắt đã tới trước mặt giáo sư Chuột Cống với bộ dạn không có vẻ gì bèo nhèo, hàng loạt tiếng vỗ tay bất thần nổ ra chứng tỏ sự phấ khích trong cộng đồng chuột đã dâng cao hơn nỗi sợ hãi để xứng đáng với khoản khắc kỳ diệu đó.
Giáo sư Chuột Cống điên cuồng chộp lấy cây thước và nện vào tấm bảng sa lưng bằng cả hai tay.
“Ầm”!
Cứ như nóc hàng bị dội bom, cộng đồng chuột lập tức im phăng phắc. Nế như có tiếng động nào phát ra thì đó là những tiếng lộp bộp do những con chuộ nhút nhác té lăn ra đất vì khiếp sợ.
- Hay lắm!
Tiếng giáo sư Chuột Cống vang lên, thoạt đầu cộng đồng chuột nghĩ rằng đ là lời ngợi khen trước kỳ tích của Tí Hon, nhưng âm sắc rờn rợn trong giọng nó của giáo sư lại không ăn khớp với ý nghĩ của bọn chuột.
Như để chứng minh sự lo lắng của cộng đồng chuột không phải là sự lo lắn mơ hồ, giáo sư Chuột Cống ngoắt cây thước về phía vách hang, cắt giọng lạnh lẽo:
- Ngươi ra đây!