Trở lại thành phố, Chu Thiệu Khiêm đưa thẳng Nguyệt Vy nhiên bệnh viện.
Mặc dù trong thâm tâm anh luôn mong muốn cô dính lấy anh mãi như thế này nhưng nhìn Nguyệt Vy ngây ngây ngô ngô như đứa trẻ như vậy, anh vẫn không kìm được đau lòng.
Cô cứ như trở về những năm tháng tuổi thơ, hành động suy nghĩ đều như một đứa trẻ.
Anh sẽ làm mọi cách để cô khỏe lại tiếp tục sống theo cách mà cô muốn, làm những việc chưa làm, tiếp tục đam mê và mơ ước.
Anh còn nhớ cách đây không lâu, Nguyệt Vy từng nói với anh cô muốn mở một nhà trẻ tư thục nhận trẻ của những hộ gia đình là công nhân, người lao động gần trường, những cặp vợ chồng khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện học tập thật tốt cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, như thế có thể vừa giúp người lại vừa giúp mình.
Hồi nhỏ cô còn nói sau này có tiên sẽ đưa mẹ đi du lịch, sẽ mua nhà cho mẹ, sẽ kiếm tiên chữa bệnh cho mẹ.
Tiếc là những ước mơ ấy vẫn còn dang dở, cô còn chưa kịp viết tiếp được thì đã nông nổi này.
Nhìn cô gái nhỏ ôm con gấu bông nghịch ngợm trên giường bệnh, Chu Thiệu Khiêm thấy tim mình như vỡ thành hai.
Lông ngực cứ nhói đau âm ỉ, đau đến mức không nói thành lời.
Ngày trước cô ít cười, ít nói nhưng mấy hôm nay Nguyệt Vy nói nhiều, hỏi nhiều cũng cười nhiều nữa.
Thế nhưng sự vui vẻ của cô càng khiến anh đau lòng.
Kết quả kiểm tra đã hoàn tất.
Với tình trạng của Nguyệt Vy bây giờ, việc hồi phục trí nhớ cần rất nhiều thời gian và cổ gắng.
Tiếp tục nằm viện hay không nằm viện chẳng còn quan trọng nữa.
Biện pháp điều trị bây giờ là giữ tâm trạng thoải mái, bình ổn cho cô, còn chuyện nhớ lại những kí ức trước kia không nên quá miễn cưỡng.
Cô có thể chưa nhớ lại nhưng năng lực nhận thức vẫn như người thường, những thứ nên học cần chậm rãi học lại.
Tóm lại, thời gian sẽ liều thuốc tốt nhất cho Nguyệt Vy, sự kiện nhân dẫn dắt những người xung quanh sẽ là phương pháp chữa bệnh cho cô.
Hai ngày sau đó, Thiệu Khiêm đưa Nguyệt Vy về nhà, thỉnh thoảng mời bác sĩ về kiểm tra.
Chu Thiệu Khiêm cũng không thế ở nhà mãi, anh cũng phải quay trở lại làm việc.
Nguyệt Vy tuy không nhớ những chuyện trước kia, nhưng cũng không phải ngây ngô không biết gì.
Mỗi lần thấy anh nấu cơm cô đứng một bên cũng biết làm cái này cái, có khi rửa rau, nhặt cải, rửa bát cô vẫn tranh làm và làm được.
Gần đây, Nguyệt Vy cũng không còn nói năng vụng về khó khăn như trước.
Có thể nói trọn một câu, đúng nghĩa đúng lời, mặc dù có đối lúc hơi rối rằm.
Ví như bây giờ!
Chẳng biết cô đau chỗ nào, miệng cứ i a kêu khó chịu.
Hôm qua, trượt chân trong nhà tắm, bị bầm cả cánh tay, cô cũng nói khó chịu.
Nửa đêm đói bụng cũng nói khó chịu.
Bây giờ anh không biết cô làm thế nào, anh cứ nghe cô nói: "Em khó chịu!.
khó chịu.
Dính lắm! dính! ướt! khó chịu.
Đau"
Cô ngồi lì trên giường, không chịu xuống ăn cơm, anh đụng vào cũng không cho, như cứ bảo khó chịu.
Chu Thiệu Khiêm vò vò tóc, bộ dạng có chút bất lực: "Vy, em làm sao, để anh xem anh mới biết được.
Qua đây, anh xem.
Em lại ngã ở đâu à?"
Mới hai ngày trở về nhà, cô đã ngã hai lần lần nào cũng đều trong nhà tắm.
Hại anh luống cuống cả tay chân.
Dù gì đi nữa anh cũng là một người đàn ông bình thương sinh lí bình thường, nhìn người con gái mình yêu lõa thể trước mặt có thể không có phản ứng gì sao.
Nhưng phản ứng thì phản ứng, anh cũng chẳng thể nào làm chuyện thú với cô được.
Cái anh muốn là tình yêu và sự cam tâm tình nguyện của cô.
Lúc này đây, cô gái nhỏ trên giường đã òa khóc nức nở: "Huhu! Em đau! Đau! Đau quá.
"
Chu Thiệu Khiêm chẳng thể nhịn được nửa rồi, anh lao đến đầu giường, giặt cái chăn cô đang nắm chặt trên người ra.
"Rút cuộc thì em làm! ?"
sao? Chữ này còn chưa tháo khỏi miệng, đã nghẹn lại trong cổ họng.
Vẻ mặt Chu Thiệu Khiêm từ trắng chuyển sang đỏ.
Nguyệt Vy tới tháng rồi.
Sao lại đúng lúc như thế? Anh đã rối mà nhìn cô khóc càng rối hơn.
Tình cảnh này so ra không khác lần đầu tiên Nguyệt Vy có kinh nguyệt là bao.
Lần đó, cô cũng khóc nức nở thế này, không có mẹ bên cạnh, cũng không được giáo dục sinh lý từ trước, hoảng loạn là điều không thể tránh khỏi.
Thiệu Khiêm dù cũng đã từng làm chuyện này, nhưng vân không tránh được lúng túng ngượng ngùng.
Trấn an Nguyệt Vy một hồi, anh mới chạy xuống tạp hóa dưới nhà mua băng vệ sinh.
Anh nhớ hình như Nguyệt Vy thường dùng loại băng màu xanh dương, không nhớ rõ tên thương hiệu.
Bây giờ, trước mặt anh là hai dãy bán bán băng vệ sinh, đáng nói là cái loại nào cũng màu xanh.
Bà chủ cửa hàng thấy anh cứ lóng ngóng như gà mắc tóc, đi tới đi lui ở khu vực bán băng vệ sinh, ngơ ngơ ngác ngác như con nai vàng đạp lá vàng khô, không kìm được mà nói: "Này, chàng trai,