Đêm đến chính là thời điểm, Bùi Tử Hoành dùng ngón tay thon dài mơn trớn vết thương bị mài rách trên mắt cá chân của cô, thở dài nói: “Tiểu Lăng, tội gì em phải như thế? Nếu em nghe lời một chút, anh cũng không đến mức phải đối xử với em như vậy.”
Cô nằm trong lòng hắn phát run, rất sợ bị hắn nhìn ra nỗi đau đớn cô giấu trong bài hát, nhìn ra sự xa lánh, căm hận của cô với hắn, nhìn ra khát vọng muốn thoát khỏi tất cả những điều này của cô.
Nói vậy, hắn sẽ hung hăng trừng phạt cô.
Cho nên, cô chưa bao giờ dám viết ra lời bài hát.
Tất cả các ca từ, đều chỉ có thể kêu gào trong đầu, duy có giai điệu, có thể chia thành những đoạn ngắn mà thoát ra. Bùi Tử Hoành cầm bản thảo cô sáng tác giao cho những người chuyên nghiệp phân tích, các nhà tâm lý học và bác sỹ cau mày nói, đó căn bản không phải nhạc khúc gì, chỉ là bị nhốt quá lâu nên thần trí không rõ, sinh ra ảo giác.
Vì thế, Bùi Tử Hoành yên tâm.
Cô từng chút một hoàn thành ‘Cánh bướm trong lồng’, trong quãng thời gian bị nhốt, bị làm nhục trong bóng tối kia, linh hồn là nơi lánh nạn duy nhất. Chỉ trong bài hát này, cô mới cảm thấy, mình còn sống, còn biết vui buồn mừng giận, có bi thương sợ hãi, chứ không phải con rối trong tay hắn, rõ ràng thể xác và tinh thần đều bị ngược đãi đến tổn thương, còn phải cúi đầu phục tùng, giả bộ mình rất vui vẻ thích thú.
Cô muốn dưới sự dạy dỗ đã được xác định phương hướng từ trước của hắn, cuối cùng mình không bị mắc hội chứng Stockholm (*), tất cả là nhờ vào công lao củabài hát này. Nó là nhịp đập của linh hồn cô, là đau khổ thảm thiết, nhưng cũng chân thực vô cùng.
(*)Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị ngược đãi lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ ngược đãi mình.
Ở buổi biểu diễn cuối cùng kia, cô đứng trên sân khấu, bên dưới là mười vạn người yêu nhạc, từng tiếng hô khiến cô an tâm.
Ma xui quỷ khiến thế nào cô lại lựa chọn bài hát này, một khắc kia, cô muốn được sống thật.
Không có nhạc đệm.
Cô một mình hát chay, bốn phía đều kích động.
Nhưng mà, thật trớ trêu, lúc cô hát được nửa bài hát thìsân khấu đột nhiên bị cắt điện, trong bóng đêm, giữa lưng cô truyền đến một cơn đau nhức, sau đó bị người khác đẩy mạnh xuống sân khẩu, rồi chết.
Sau khi cô chết, các fan đều đau buồn và vô cùng tiếc nuối, vì ca khúc cuối cùng ‘Cánh bướm trong lồng’ kia, chỉ kịp hát được một nửa. Mà ngay cả nửa đầu bài hát, cũng là hát chay không có nhạc đệm.
Vì thế, rất nhiều người yêu cầu Đế Hoàng sửa chữa và phục hồi ‘Cánh bướm trong lồng’.
Nhưng Đế Hoàng vẫn luôn giữ im lặng.
Chính xác mà nói, là Phượng Côn của Đế Hoàng luôn giữ im lặng.
Anh ta là là người sáng chế làm việc với Hạ Lăng cả đời, nếu muốn biên khúc ‘Cánh bướm trong lồng’, thì ngoài anh ta ra không ai làm được. Nếu anh ta không tỏ thái độ, thì không có một nhà sáng chế nào có dũng khí và năng lực nhận bài hát này.
Tác phẩm lưu lại của Hạ lăng, mấy chữ này đã đủ để ép người ta đến mức không thở nổi rồi.
Bây giờ, Phượng Côn về nước, mở cuộc họp báo với truyền thông, nói…
“Trước đây, tôi không dám đụng đến ‘Cánh bướm trong lồng’, bởi vì, đó là bài hát cuối cùng trong sinh mệnh của Tiểu Lăng, quá nhiều chịu đựng, cũng quá mức tuyệt vọng. Tôi không tin mình có thể làm tốt nó, cũng không muốn hạ thấp nó, cho nên tôi xuất ngoại, điều chỉnh lại suy nghĩ. Bây giờ tôi đã trở về, vì Tiểu Lăng mà đảm nhiệm bài hát cuối cùng này, đây là trách nhiệm mà tôi không thể trốn tránh được. Tôi không dám nói có thể khiến nó trở nên tốt nhất, nhưng tôi sẽ dùng toàn bộ linh hồn mình để lắng nghe cô ấy, dốc hết toàn lực để chỉnh bài hát về như cũ, biên khúc hát này, đến gần với cô ấynhất.”
Chị Mạch Na cùng Hạ Lăng xem ti vi, lạnh lùng xì một tiếng: “Thôi đi, đừng có làm ra vẻ như vậy, anh ta ra mặt vào thời khắc mấu chốt này, không phải là muốn dời sự chú ý của dư luận, cứu Hạ Vũ sao?”
Hạ Lăng thấp giọng nói: “Anh ta không phải người như vậy.”
Chị Mạch Na lại lạnh lùng xì một tiếng: “Làm như em rất hiểu anh ta vậy.”
Hạ Lăng