CHỈ THÁI TỔ TRIỀU THỐ LÀ NGOẠI LỆTrịnh Tĩnh Nghiệp dùng hành động thực tế để chứng tỏ mình có giúp đỡ sư đệ. Đầu tiên, ông lấy lại chức vụ ở tướng phủ của cháu trai Lý Tuấn, Lý Trạm Chi, rồi điều đến Sùng Văn quán. Sau đó, ông tiến cử Lý Thần Sách một lần nữa với Hoàng đế, để hắn tới Hồng lư tự (*) nhận chức Thiếu khanh, hiện tại không có khách tới thì qua bên Cố Ích Thuần giúp đỡ. Cuối cùng, ông đề cử để sư đệ Lý Tuấn được cống hiến cho sự nghiệp văn hóa nước nhà, đưa Lý Tuấn làm trợ thủ của Cố Ích Thuần, quản lý các tài tử, Lý Tuấn trở thành
sếp ngầm của Lư Thế Huân.
(*) Hồng lư tự: nơi chủ trì các nghi lễ, nghi thức ngoại giao, đón tiếp người từ nước khácLý Thần Sách là một người muốn thay đổi tình hình hiện nay, một chức Hồng lư Thiếu khanh không thể thỏa mãn hắn, nhưng chức trợ lý thì rất hấp dẫn. Lư Thế Huân bị chửi mắng thê thảm. Lý Thần Sách không hề có ý hạ mình quyết đấu trực tiếp, hắn bảo một tiểu thái giám đi kiếm con chim sáo về, sau đó mắng Lư Thế Huân.
Thế là thường thấy một cảnh thế này ở cung Dặc Du. Trước đây Lư Thế Huân suốt ngày chê trách người khác áo mũ không chỉnh tề, bây giờ chỉ cần lão bước ra cửa, nếu có gì không ổn, tiểu thái giám sẽ nhỏ giọng nói với con chim sáo: “Áo mũ không chỉnh, chả có thể thống, phẩm hạnh không ngay, thật kém văn hóa.” Chim sáo bắt đầu vào việc.
Lư Thế Huân bị bệnh, con sáo lại đến chỗ cửa sổ lão mà rằng: “Nhận việc ngồi không, lãng phí tiền gạo, hại nước hại dân, thành tên bán nước.”
Lư Thế Huân hết bệnh, ngồi trước cửa sổ viết chữ, con sáo vẫn thực hiện nhiệm vụ: “Ba hoa chích chòe, phẩm hạnh chẳng thấy, cầu lợi mua danh, mối mọt của đời.”
Trên đây, đều là những lời Lư Thế Huân mắng chửi người khác, Lý Thần Sách lại áp vào người lão, khiến Lư Thế Huân sống cũng không được, chết cũng chẳng xong.
Từ đó về sau, các tài tử bớt thi thố, mũ nón ngay ngắn, cũng bớt bình luận tình hình chính trị. Coi như Lý Thần Sách cũng đã khách khí với bọn họ - chủ yếu nhờ những người này không tự tìm thù chuốc hận. Cố Ích Thuần ở giữa điều giải, mọi người chuẩn bị kĩ càng, Hoàng đế muốn mời ăn tối.
Hoàng đế rất vừa lòng việc Lý Thần Sách làm: “Đúng là ta không nhìn nhầm Lý khanh, quả thật có tài. Người Thừa tướng tiến cử giỏi thật!” Gặp các tài tử đã qua
dạy bảo, chí ít cũng không thành hình thù quái dị, Hoàng đế ra lệnh mở tiệc.
Hình tượng của Hoàng đế cũng có thể trưng ra, thái độ cũng chẳng có vấn đề, gặp các tài tử cứ cười suốt, thậm chí ngài còn hay rằng Chu Nguyên xuất thân ở Bình Lăng Chu thị, Tạ Du từ Thanh Châu Tạ thị ở Bồ quận, biết vài câu thơ xuất sắc, đắc ý nhất, lại còn nói mấy câu rất sâu sắc.
Đám tài tử như cây trước gió xuân, có hình tượng tuyệt vời của Lạc Tễ Tân làm đại biểu, đầu tiên nâng chén chúc thọ Hoàng đế, chúc Hoàng đế vạn tuế thiên thu. Hoàng đế cười khan: “Tuân thủ quy củ quá rồi, văn vẻ các thần tử lên triều viết ra đều là công văn quy tắc khô cứng. Nếu các khanh không có tính tình phóng khoáng thì đã chẳng làm ra được những bài thơ ai cũng thích như thế. Có chừng mực là được.”
Đám Lạc Tễ Tân vừa nghe liền hiểu, Hoàng đế sẵn lòng dung túng, nhưng đừng quá đáng, Lư Thế Huân vượt mức, nên bị
chỉnh. Các tài tử yên lòng, muốn lăn lộn thành loại
đến chó cũng không ưa như Lư Thế Huân cũng cần có thiên phú, bọn họ tự cảm thấy không thể sánh bằng.
Cố Ích Thuần nói: “Nếu vậy, không bằng thu hồi các nghi thức bày biện, mọi người không nhất định phải ngồi đúng vị trí đã sắp xếp sẵn, cứ chọn chỗ tùy ý, chỉ cần không ra khỏi khu vực này thôi,” đưa tay chỉ vài cột mốc, “Có thể mang rượu và đồ nhắm đi dạo, hiếm khi vui vẻ thế này, cứ tùy ý, cao hứng thì làm thơ, không phải vui lắm sao?”
Lý Tuấn đồng tình: “Đúng thế, tài năng không thể vào lối mòn như vậy, nếu là ta, ngay cả ranh giới cũng không định, không quản thời gian, không câu nệ thời điểm, muốn làm là làm mới có thể ra đời những tác phẩm xuất sắc.”
“Đệ lại thế rồi! Uống rượu của mình đi.” Cố Ích Thuần cười mắng, sau đó lại hỏi ý kiến của Hoàng đế.
“Được!” Cho bọn họ tới là để ca tụng công đức của ngài mà.
Uống rượu xong, các tài tử sáng tác rất nhiều tác phẩm xuất sắc, sau đó tung hô bình phẩm lẫn nhau, Hoàng đế cho người sao chép lại, đóng thành sách, các tài tử được quảng cáo tên tuổi của mình, có chứng nhận của triều đình. Sau bữa tụ tập này, Tạ Du thay mặt các tài tử xin phép Hoàng đế: Có thể dạo chơi Hi Sơn không?
Hoàng đế nhìn Tạ Du, là một trung niên trên dưới bốn mươi, tướng mạo bình thường, nhưng có đôi mắt rất trong, sảng khoái đồng ý: “Chớ đi lung tung trong cung, còn lại tùy ý. Có không ít người trong các ái khanh của trẫm yêu mến tài năng của các khanh, nếu bọn họ có mời các khanh làm khách, cứ việc đi! Ta chỉ sợ bọn họ ra tay trễ, không giành được người ấy chứ.”
Những buổi tụ hội sau này cũng tương tự, còn đám rảnh rỗi sinh nông nổi của thiên hạ có việc mới: Chép các thơ văn ca tụng mới sáng tác.
***
Ngoại trừ Lư Thế Huân, những ngày sau của đám tài tử khá thoải mái, bọn họ còn gặp một sự kiện rất quan trọng – Hoàng đế sắc phong cho chư vương, công chúa – lại được làm khách quý.
Trịnh Diễm cầm danh sách dài dằng dặc, trán chạm trán Trì Tu Chi mà đọc: “Sao nhiều thế.”
Trì Tu Chi vén một lọn tóc dài của nàng qua một bên: “Con cháu Thánh nhân nhiều, số lượng chư vương, công chúa quả không ít.”
Hoàng đế có hai mươi người con trai, ngoại trừ Tiền Thái tử đã bị phế, giam trong cung, Tề vương ở Ti Châu xa xôi, Thất, Bát, Thập Nhất, Thập Nhị, Thập Tam, Thập Lục, Nhị Thập, Nhị Thập Nhị đã chết, tổng cộng còn mười bốn người, qua đợt phong hầu này, đều sẽ thành vương.
Theo thứ tự lần lượt là lão tam Triệu vương Tiêu Lệnh Minh, lão tứ Tần vương Tiêu Lệnh Dự, lão ngũ Ngụy vương Tiêu Lệnh Thành, lão lục Yến Vương Tiêu Lệnh Nhân, lão cửu Tấn vương Tiêu Lệnh Văn, lão thập Duyên bình quận vương Tiêu Lệnh Đức, lão thập tứ Kỳ vương Tiêu Lệnh Nghĩa, lão thập ngũ Sở vương Tiêu Lệnh Kiệm, lão thập thất Nghĩa An quận vương Tiêu Lệnh Tiên, lão thập bát Thừa Khánh quận vương Tiêu Lệnh Cung, lão thập cửu Kỳ Dương quận vương Tiêu Lệnh An, lão nhị thập nhất Trường Thủy quận vương Tiêu Lệnh Tín, lão nhị thập tam Ngô vương Tiêu Lệnh Nghi, cùng cậu con trai cưng nhị thập tứ Chu vương Tiêu Lệnh Banh.
Những người đầu thì đã lớn tuổi, tư lịch cũng đủ chín muồi, phong Thân vương cũng được – không kể Tiêu Lệnh Đức không hăng hái tranh giành – một đống Quận vương ca ca chịu đứng sau hai Thân vương đệ đệ thì đúng là chọt mắt người.
Hai nhóc Tiêu Lệnh Nghi và Tiêu Lệnh Banh, đứa vừa lên mười, số tuổi đứa kia chỉ được một chữ số, thế mà đã phong vương! Lại còn ở thời điểm lập
tân trữ mấu chốt, không thể không khiến người khác suy nghĩ lung tung. Những kẻ có đầu óc linh hoạt đều chòi lên trên, chui xuống dưới hòng tìm cách nhậm chức vào hai vương phủ này.
Còn các công chúa, số lượng chỉ có nhiều hơn, không thể ít hơn các hoàng tử.
Trịnh Diễm chặc lưỡi: “Thế là cũng nhiều lắm rồi, Thánh nhân đi đâu để tìm con cái thế gia vừa mắt mà lập hôn phối chứ?”
Trì Tu Chi cầm tóc Trịnh Diễm lên, khẽ ngửi: “Đó là chuyện của Thánh nhân.”
“Còn nói nữa, mấy ngày này Hi Sơn náo nhiệt hơn năm ngoái nhiều, bảo vì hâm mộ tài tử mà tới, ai biết thật giả thế nào, ngược lại thấy toàn người là người, phá hết cảnh đẹp.” Không phải nói xạo rằng tới ngắm tài tử, chứ thật ra là tiếp cận trung ương, mưu đồ lợi dụng chính trị sao? Nói toẹt ra thì mất hết ý nghĩa.
“Ơ~, nhột mà.” Trịnh Diễm né Trì Tu Chi, trời nóng, dựa sát thế này, lại còn thổi vào tai người ta.
Trì Tu Chi ôm trọn eo thon của Trịnh Diễm: “Quen rồi thì sẽ tự nhiên thôi.”
Công khai giở trò lưu manh.
Trịnh Diễm xoay người cù Trì Tu Chi, Trì Tu Chi ôm nàng, mặc kệ. Chàng không sợ ngứa, cười tủm tỉm nhìn Trịnh Diễm giở trò. Bị sờ mấy cái, sắc mặt đỏ ửng, đột nhiên đứng phắt dậy, ôm bả vai Trịnh Diễm để nàng dừng lại: “Đừng nghịch nữa.”
Trịnh Diễm bị hành động phản công này khiến ngơ ngẩn, xoay người bỏ đi trước
mấy bước: “Chàng mới là kẻ giở trò, chết tiệt!”
Trì Tu Chi cười khổ, tự nhéo đùi mình, hít thở sâu vài hơi, liều mạng ráng nghĩ tới Duyên Bình quận vương, sắc mặt mới trở lại bình thường. Cất bước đuổi theo: “Chầm chậm thôi, để ý dưới chân.” Chạy vụt lên trước bắt người: “Không đùa với nàng nữa, hai ngày nữa là đại lễ phong vương, sau đó sẽ mở tiệc rượu, ai có danh hào đều phải đến...” Bán rẻ tin tức, hòng được khoan hồng.
Trịnh Diễm đưa ngón trỏ tay phải lên vuốt ve cánh môi: “Chư vương chưa kết hôn, mệnh phụ chủ trì là phi tử chăng? Phân nửa sẽ là Quý phi rồi, không phải chứ, các công chúa quận chúa cũng tới sao? Quận chúa thì không sao, nhưng mà ánh mắt Tiêu gia Nhị thập nương lúc nào cũng kì quái… Chàng làm gì… đừng…”
Trước mặt chồng chưa cưới lại làm động tác kì lạ thế, rốt cuộc bị kéo tay xuống, miệng bị
đóng dấu.
Trước đây Trịnh Diễm luôn cảm thấy hành động trao đổi nước bọt này rất vô vị, bây giờ chưa kịp đánh giá thì cảm xúc bất ngờ ập tới, cả người có cảm giác như đang đông giá rét mà bị nhét vào ổ chăn ấm, nóng hầm hập, nóng đến mức đầu óc không kịp phản ứng. Bị chiếm tiện nghi rồi mà còn ngây ngây ngơ ngơ chớp chớp mắt, lắp bắp: “Chàng chàng chàng chàng…” Nói lắp như thế đã mất mặt, lại còn quên hết từ ngữ.
Ánh mắt của Trì Tu Chi càng dịu dàng, dắt tay nàng: “Công chúa rất tùy hứng, trừ sư mẫu, không cần quen thân với ai khác.” Hơn nữa không được học cái xấu, cẩn thận cẩn thận.
Vế đến nhà Trịnh Diễm mới hồi tưởng lại mùi vị, tại sao lại ngơ ngác để bị chàng lừa thế chứ? Đúng là thật xấu hổ với các tiền bối xuyên không, cho dù không thành Mary Sue vạn người mê, thì ít ra giữa đám đàn ông phải như cá gặp nước, sao lại tay mơ như vậy! Ôm mặt, Trịnh Diễm khóc thét trong lòng,
Trì Tu Chi, chàng mà không ngoan ngoãn, em đập chàng ngay!***
Ấy thế mà kẻ thật sự muốn đánh người là Trì Tu Chi.
Sau đại điển sắc phong chư vương là tiệc rượu, địa điểm tại Hi Sơn, so với cung Đại Chính thì không khí thoải mái hơn nhiều. Tất cả tài tử đều tham dự, đương nhiên cũng muốn làm thơ. Hứng làm thơ của Hoàng đế nổi lên, bắt mọi người đều phải sáng tác, theo đúng đề mục được cho là được.
Hoàng đế có sẵn trong bụng mấy câu, sau đó tự mình viết đề trước, cho dù vậy, sáng tác của ngài vẫn không được như người khác. Không nói tới các tài tử, dù là lối văn chương kiểu cách
Quán các thể (*) của các triều thần, so ra vẫn hay hơn Hoàng đế. Hoàng thượng tự thấy văn mình hay, trình thơ ngài làm cho mọi người xem, còn ép phải có bình luận.
(*)Quán các thể: là một loại văn dùng cho quán các và khoa cử trường thi.Dù là đại thần hay tài tử, đều vẫn có chút
cốt khí, sống chết không chịu mở lời. Tính tình Lý Tuấn khoáng đạt, bình luận đúng trọng tâm: “Ít ra chữ không xấu.”
Hoàng đế nổi sùng!
“Mọi người mang thơ hết lên đây, trẫm sẽ tìm thêm người bình luận!”
Đám đàn ông không ai chịu khen ngài, ngài mang thơ đến khoe các chị em phụ nữ bên kia: “Treo thơ lên, mỗi người một viên đậu, xem thơ ai hay thì đặt đậu dưới chỗ người đó, xem xem ai có nhiều đậu nhất!”
Các chị em phụ nữ cũng rất có
cốt khí, phần Hoàng đế là ít nhất.
Sắc mặt Hoàng đế rất kém, không bắt các chị em phụ nữ nói một hai câu là không được.
Miêu phi đứng đầu đám phụ nữ, trình độ văn hóa của cô không cao, lại sẵn có Trịnh Diễm, liền để Trịnh Diễm bình luận thay. Thầy của Trịnh Diễm là Cố Ích Thuần, cha ruột là Trịnh Tĩnh Nghiệp, còn có một sư thúc Lý Tuấn, thư pháp hàng đầu. Bốc tờ đầu tiên lên, là của Hoàng đế: “Chữ viết có thể đọc được.”
“Bảo con bình thơ mà!” Hoàng đế nghe đánh giá xong, sai Hoài Ân truyền lời.
“Chữ viết để truyền tải, giải thích đạo lý rõ ràng là được, dù có nghe lọt tai hay không cũng chỉ là thứ yếu, hà cớ gì lại bỏ gốc lấy ngọn?” Trịnh Diễm không nhanh không chậm đáp. Nàng từng xem qua chữ của Hoàng đế, có thể nhận ra, nhưng không thể bình luận trái lương tâm.
“
Nét chữ nết người, thật ra cũng có mấy phần chính xác. Chẳng hạn như, khí độ bất phàm. Còn nếu bàn về văn chương, sẽ không bằng những bài trau chuốt hoa mỹ khác,” lại rút ra vài bài, “Đây hẳn là của các sĩ tử hàn môn làm ra. Như người này, tuổi trên dưới bốn mươi, nhưng sống trong gia đình không lo cơm áo. Còn như bài này, có vẻ
thanh lãnh, hẳn đã ngoài năm mươi…”
Những người ở ngoài nghe được rất ngạc nhiên: Quả thật không sai. Cố Ích Thuần đắc ý trong bụng, nhìn chữ đoán người, thật ra là kĩ năng cơ bản. Đặt bút nhẹ hay nặng, có thể đoán được lực tay, chữ thẳng hay tròn, có thể nhìn ra tính cách. Còn cách dùng từ đặt câu, dù sao cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân, có thiên phú thì tốt, mà không có cũng vậy, không từng trải, không biết những kiến thức này nọ sẽ không viết được những tác phẩm như thế.
Ban đầu Hoàng đế chỉ muốn để bình thơ, nay nghe thấy thì choáng váng, không truy cứu thơ văn nữa, hứng thú bày tỏ:
Rảnh rỗi đến ngồi chơi, chúng ta thảo luận chút bản lĩnh coi tướng con nhé.
Ngày hôm sau, Hoàng đế kéo Trịnh Diễm tới cung Đại Chính, trải hơn mười tờ giấy lộn trước mặt: “Sao con biết được là ai? Chữ trẫm con nhận ra, chữ người khác con đâu có biết – Nhận ra được chữ của ta mà còn dám nói thơ ta không hay! Không hay chỗ nào?” Lão ngoan đồng ăn vạ.
“Tốt số là được rồi mà.”
“Văn cũng phải hay nữa!”
“
Văn chương ghen ghét mệnh tài (thơ Lý Bạch),” Trịnh Diễm không bỏ rơi Hoàng đế, “Đếm hết những kẻ có tài viết văn giỏi giang, có mấy người được làm quan to vinh hiển? Cho dù xuất thân không kém, thì cũng đã từng phạm sai, hoặc trải qua đại nạn, sau đó mới có tác phẩm xuất sắc mà để lại cho đời. Có người làm văn hay, một khi ra làm quan, sẽ không thể viết ra được những tác phẩm nghệ thuật vốn có như ban đầu. Thế thì hà cớ gì lại cưỡng cầu? Hoàng đế muốn viết thơ hay, cũng không hẳn là chuyện tốt cho quốc gia. Từ khi con học thơ đến nay, chẳng thể viết nổi một câu, ngài viết được, đã là đến một trình độ nhất định rồi! Giàu có hơn con, còn có thể viết một bài thơ trọn vẹn, người còn muốn gì nữa chứ? Nhìn cả triều văn võ đi, có mấy người viết thơ hơn những văn sĩ tài tử kia đâu? Con chẳng kiếm ra nổi.”
Nàng biết ở kiếp thứ hai này, chỉ có một ngoại lệ là Thái tổ triều Thố, khí phách khoáng đạt, còn khai quốc dựng nước. Dù vậy, vẫn phải trải qua mọi loại ly táng.
Cuối cùng Hoàng đế cũng được trấn an, nhìn các tài tử bằng ánh mắt đong đầy sự thương hại: Ôi, một đám nghèo kiết hủ lậu, chỉ biết lấy văn thơ chuyện trò
tự sướng.Trịnh Diễm lộ nghề, tiếng tăm càng vang dội, con gái Trịnh Tĩnh Nghiệp nhanh nhạy thông minh, không ít người có hứng thú với nàng. Có những tài tử không kiềm chế được, thường lấy cớ là muốn thăm hỏi Tể tướng, khiến Trì Tu Chi rất muốn chém người.