“CÒN DÁM CHỌC CON, CON SẼ GIỞ TRÒ LƯU MANH VỚI VỢ NGÀI NGAY!”
“A~ Ha ha ha ha~” Không còn nghi ngờ gì nữa, giọng cười quỷ dị biến thái này chính là từ trùm cuối của triều đình hiện nay – Hoàng đế.
Vì sao ngài cười đến vậy cũng có nguyên nhân, mọi người chỉ cần đưa mắt dời sang bốn thước năm tấc thôi, nhìn cục lông xù ngồi bên Miêu phi mà Hoàng thượng sủng ái – Trịnh Diễm – là hiểu.
Chuyện dùng gia pháp không giải quyết được việc gì, nhưng đã gợi một nỗi băn khoăn trong lòng Đỗ thị, từ nay về sau, Trịnh Diễm coi như bị xui xẻo. Những bộ nam trang đều bị tịch thu, quần áo mới đều là quần áo của nữ, như bộ đang mặc hiện tại, tối nay Đỗ thị chọn một bộ rất hợp cho bé gái thì hôm sau không thể không mặc! Ngay cả trang phục cưỡi ngựa cũng rất nữ tính!
Chuyện này cũng chẳng gì lớn, dù sao Trịnh Diễm cũng đâu bị rối loạn giới tính, vấn đề ở chỗ… Đỗ thị là một người thích đồ bằng nhung, lông! Quần áo nào bà chuẩn bị cho Trịnh Diễm cũng đều xù lông, viền mép bằng lông xù, trên đầu đội lông thỏ, tay mang ống chống lạnh xù lông, ngay cả giày cũng trang trí bằng hai con thỏ lông xù.
Cả người trông như một cục lông xù! Lật bàn!
Khổ nhất là Trịnh Tĩnh Nghiệp, dưới sự ‘giáo dục về yêu thương’ của Đỗ thị, tỉnh ngộ sâu sắc, nhận ra dẫu con gái có tàn nhẫn, thì cũng phải lập gia đình, không thể để con rể không có cảm giác cưới được vợ, ngược lại nhưđồng tính, à không, mà như xuất giá lấy chồng.
Lại nói Đỗ thị vốn là phụ nữ, bản tính thích chưng diện vốn có, bất đắc dĩ cha mất mẹ yếu đuối, phải thành một phụ nữ hung hãn, làm trụ cột, lo liệu cho gia đình, nào có thể thành quả cầu lông? Mấy năm đầu gả cho Trịnh Tĩnh Nghiệp phải gánh vác một nửa nhiệm vụ nuôi sống gia đình, sau đó có con, càng thêm ổn trọng. Qua mấy năm nữa, trở thành Cáo mệnh phu nhân, vì không muốn mất mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp, càng phải -plđoan chính khoan thai.
Có thể nói, trở thành một quả cầu lông là một tiếc nuối từ tận đáy lòng Đỗ thị đến nay. Bây giờ thì tốt rồi, đã có tri kỉ áo bông (con gái được coi là tri kỉ, áo bông nhỏ của cha mẹ) để bà mặc sức là điểm trang! Vui đến chết đấy chứ?! Đỗ thị nghiến răng nghiến lợi trang điểm cho con gái, Trịnh Diễm thì đau khổ ra mặt, nàng không phản đối, dù sao nàng cũng thường giả vờ đáng yêu trước mặt các trưởng bối, nhưng mà không thể lấy dầu mè thay nước uống được!
Trịnh Diễm muốn chạy trốn, nhưng bình thường Đỗ thị kiểm soát gắt gao, sắp năm mới, không thể chạy đến nhà người khác tị nạn, một ngày của Trịnh Diễm, đúng là chua xót lệ rơi! Bởi vì mọi người đều cảm thấy dễ thương, đều nói thật đáng yêu, xinh xắn quá đi mất. Trên đời người có thể ngang hàng bàn luận với nhà Tể tướng, là công chúa vương phi các loại, là đồng nghiệp của vợ Trịnh Tĩnh Nghiệp, một đám người giơ vuốt lên đầu Trịnh Diễm, lên tay chân, lên cả người, bởi hiếm thấy bé gái nào lông xù toàn thân như vậy.
Trong ngày đầu năm, Trịnh Diễm chịu khổ bị mấy bà mấy chị ăn đậu hũ mình không biết bao nhiêu mà kể. Còn Đỗ thị tỏ ra rất là vui mừng, con gái bà mà chưng diện lên thì đáng yêu quá, không có vẻ nghịch ngợm chút nào, chẳng qua do trước kia bị chồng bà và thầy nó dạy hư mà thôi.
Cũng tương tự, Trịnh Diễm đội quả cầu lông trên đầu tiến cung chơi với Miêu phi. Từ khi Miêu phi sinh con trai, một nửa tinh thần đặt vào con trai, nửa còn lại trên người Hoàng đế, không còn để ý đến ai khác nhiều. Bấy giờ gặp Trịnh Diễm, đầu tiên là lắp bắp ngạc nhiên: “Cao hơn rồi,” sau đó cười, “Thật đáng yêu.” Gọi tới để sờ nắn, quá đáng hơn là thằng nhóc con kia cũng bi bô đưa bàn tay nho nhỏ bắt lấy tay áo Trịnh Diễm.
Khỉ gió!
Trịnh Diễm rất chi là không cam tâm. Phần không cam tâm vì sau khi hết giá trị, lão Hoàng đế thích ăn hàng này lại cười nhạo nàng! Biết qua tết năm nay, Hoàng đế lấy cớ ‘A Diễm trưởng thành’ (Mệ nó chứ! Nàng mới mười tuổi, còn chưa tốt nghiệp tiểu học), yêu cầu nàng tiến cống nhiều món ngon, có lẽ vì để đòi lại phần nào nồi lẩu đắt giá của Trịnh Diễm. Giờ còn muốn cười nhạo nàng! Lại còn trước mặt nhiều người nữa chứứứứứ!
Ngoại trừ Miêu phi, còn có Trưởng công chúa Khánh Lâm và vài vị công chúa khác, mẹ ruột Trịnh Diễm, Đỗ thị. Hoàng đế cứ thế mà cười giễu: “Bộ dạng nha đầu là trông thế này sao.” Dù đang đông, nhưng ở điện Chiêu Nhân vô cùng ấm áp dễ chịu, ấm sưởi huân hương khiến người ta muốn hôn mê.
Trịnh Diễm xấu hổ không chịu nổi, vừa hay ngồi cạnh Miêu phi, không nói hai lời, vươn người ôm chặt cổ Miêu phi, lại còn ‘chụt’ một cái lên má người ta, nói: “Còn dám chọc con, con sẽ giở trò lưu manh với vợ của ngài cho coi!”
Hoàng đế bị tuyên bố lưu manh vừa rồi của Trịnh Diễm mà giật mình, tất cả mọi người đều chấn kinh, Sau khi Hoàng đế hết kinh hoàng liền bật cười dữ dội, tiếng cười vang thẳng tận trời cao. Trịnh Diễm bị Miêu phi đẩy trán: “Tiểu nha đầu không học theo gương tốt.” Trịnh Diễm không quen nghiêng đầu, vừa vặn gặp đúng đôi mắt chết người của Đỗ thị.
Lần này thì hỏng rồi! Tất cả phụ nữ trong phòng cười ngặt nghẽo, lão Hoàng đế đã ngoài sáu mươi cũng cười như cúc nở hoa!
Đầu Trịnh Diễm ong ong, bị mọi người, cười, ngược lại không thèm đếm xỉa, ôm cổ Miêu phi không buông, nhìn Hoàng đế, một bộ tùy tiện, người khác nói gì cũng mặc.
Có câu ‘Người không biết xấu hổ, thiên hạ vô địch’, nhưng bạn không biết chuyện xấu hổ, người ta cũng thế, thì không ổn lắm.
Nhưng Hoàng đế không so đo. Vẫn chỉ là một nha đầu thôi mà! Vẫn còn nhỏ, cho dù là bé trai chăng nữa, có gì không được?
Hoàng đế đưa tay lên, làm động tác đầu hàng: “Không dám cười con nữa.” Khẩu khí hiền lành muốn trêu đùa với bé con.
Đỗ thị mặc kệ đang có mặt Hoàng đế, lạnh giọng nói với Trịnh Diễm: “Trở về biết tay mẹ!” Trịnh Diễm rụt đầu. Hoàng đế vô cùng bao dung: “Không sao, đừng ngại, A Diễm ngây thơ hồn nhiên, rất đáng yêu.”
Ân nhân cứu mạng đã đến, một thái giám vẻ mặt mừng rỡ chạy vào báo cáo “Thánh nhân có tin mừng! Thánh nhân có tin mừng!”
Hoàng đế không nghĩ ra, hình như ngài đâu làm bà thiếp nào mang thai đâu nhỉ! Còn chuyện gì nữa đây… bây giờ đang nghỉ đông, không làm việc, có gì đáng mừng đâu?
Cho dù không có công vụ bình thường, nhưng có sự kiện đột xuất này, tin tức nha môn vội vàng truyền tới, đương nhiên không bình thường – là điềm lành.
Nghe đâu, ở chỗ nào đó xuất hiện một số loài động vật mắc bệnh bạch tạng, quan viên địa phương vì muốn bày tỏ lòng nhân từ của Hoàng đế, đưa tụi nó vào kinh để được Hoàng đế cứu chữa. Nói đơn giản, chính là xuất hiện một số con rùa trắng, gà trắng, nai trắng gì đó (không có thỏ trắng).
Hoàng đế rất vui, mọi người cũng rất mừng rỡ, có ai lại không muốn nghe tin tốt chứ? Vốn dĩ, năm mới là thời điểm mọi người thăng quan phát tài, bây giờ đã qua tư lịch (kiểm tra tư cách và kinh nghiệm) hơn một năm, Hoàng đế cao hứng, sẽ thăng mọi người thêm một cấp nữa. Bạn không còn là Huyện trưởng, sẽ đổi thành Thị trưởng cấp huyện hay gì gì đó, dù không thay đổi gì lớn, nhưng có còn hơn không.
Bây giờ Hoàng đế cực kì cao hứng, thăng cấp ngay tại trận, chính là ngay đây, vì các Tể tướng rất vất vả, thế nên, các con rể cũng được thăng quan thêm một cấp.
Hoàng đế, ngài rút lại đi?! Hơn nữa… Trịnh Diễm chưa có chồng, chuyện tốt như vậy, nhà nàng thiếu mất một cửa rồi.
Không vui, cực kì không vui, Trịnh Diễm lại cắn Miêu phi một cái. Miêu phi nở nụ cười, vòng tay kéo nàng ra: “Tiểu nha đầu của chúng ta không được hưởng lợi nên mất hứng rồi. Thánh nhân mau nghĩ ra cách gì đi, con bé cắn thiếp này.”
Hoàng đế vui vẻ: “Ai bảo con bé vẫn chưa có chồng chứ?” Kết quả là, không có chồng thì dành phần cho mình, Trịnh Diễm năm đó vừa lên mười, chính thức trở thành Quận quân tứ phẩm. Có rất nhiều gia tộc quan viên, cả hai đời cũng không bò lên được cấp ấy.
Kẻ được hưởng ké lợi ích như Trịnh Diễm không hiểu nổi, Hoàng đế gặp chuyện tốt gì, tại sao con rể của Tể tướng cũng được thăng quan? Chuyện này có thì liên quan gì tới nhau? Mà cũng rất thông cảm với Ngụy vương, anh ta cũng là con rể của Tể tướng, nhưng… không thể thăng cấp.
***
Trước mặt mọi người dám chòng ghẹo ái phi của Hoàng đế, Trịnh Diễm nghĩ dù mình được thăng cấp, nhưng cũng không qua được mẹ nàng, nhất phẩm Hình Quốc phu nhân, đoán chừng sẽ phải chịu khổ một chút, có lẽ không bị ăn đòn đầu năm, nhưng không chừng sẽ thêm nhiều lông xù.
Không ngờ, ân nhân cứu mạng đã tới.
Người cứu mạng nàng chính là con gái của Vi Tri Miễn, một trong các Tể tướng, Vi thị. Vi thị gả cho cháu của Hoàng đế, thế tử của Vệ vương, Tiêu Nguyên, xem như sẽ thành vương phi tương lai. Hai người kết hôn, cuộc sống cũng khá tốt, trước đó vừa sinh người con thứ ba. Vệ vương là người thành thật, có lẽ thấy Hoàng đế giết anh em nên choáng váng, vô cùng ngoan ngoãn, không can dự chuyện lớn, giao lại hết cho con trai, một mình chuyên tâm truy cầu ‘phong nhã’. Con vợ kế không ít, do Ngụy Tĩnh Uyên làm hại (ý nói về việc không thể tấn chức, ấm chức…), nên phải tìm cách cho lũ con
được tạo ra trong quá trình theo đuổi phong nhã.
Sau khi Tiêu Nguyên kết hôn liền tiếp nhận truyền thống của nhà mình, bận đến mức không kịp kiếm bà ba, mợ bốn (cha anh ta rảnh thì đã làm rồi). Bây giờ đã làm việc thuần thục, cô vợ ở nhà hết đã tươi mới, nay tinh lực dồi dào muốn học theo cái ‘phong nhã’ của cha mình.
Nghe nói năm ngoái anh ta vừa ý con gái của một quan nhỏ nọ, yêu cái thanh nhã kia đến tận xương, đưa về làm ‘thiếp’, lập hồ sơ sắc mệnh lên lục phẩm. Còn động cmn kinh tặng cho mỹ nhân kia một cái viện riêng cho xứng với phong nhã, trồng đầy hoa mai, cho thêm phong cốt (đối phương hờ hững với anh ta cũng không sao, thi thoảng nói hai câu là được) bị M cực kì. Mới ba tháng thôi, mà đã thành thế này, vị mỹ nhân có phong cốt kia cũng không nỡ phụ kì vọng của Tiêu Nguyên, càng tăng tính S của mình, ngược Tiêu Nguyên lên xuống, te tua.
(*) M, viết tắt của machosist – thích bị ngược đãi | S, viết tắt của sadist – thích ngược đãi.
Vi thị ngồi không yên, tuy hoàng gia không như dân thường, thoải mái chuyện nạp thiếp hơn nhiều, nhưng không thể để người ta trèo lên người như vậy được? Cuối năm gặp nhau, Vi thị bị ánh mắt người khác đâm chọt mà chỉ muốn cào Tiêu Nguyên một trận.
Nghe nói có lần Vi thị động kinh với trân bảo Tiêu Nguyên cất trong phủ (cụ thể vì sao thì còn chờ mấy bà thím đào bới sau), sau khi cho Chu thị lên làm thiếp, rốt cuộc không nhịn được trở nên tàn khốc. Hoàng kiểm bà (bà cô có chồng) không chịu nổi nữa, cố tình gây sự, tìm một cái danh nào đó gán lên, dẫn người đi tới. Không phải có phong cốt khí khái lắm sao? Không phải như ngạo tuyết hàn mai (mai nở trong tuyết – được xem là kiên cường)sao? Cô ta đốt hết trâm hoa mai, đóng dấu lên toàn thân tiểu mỹ nhân – kể cả trên mặt. (*)
(*) Đây là hành vi trù tính thiếp thất của vợ cả, đánh nhau trực tiếp. Tương tự như Vương phu nhân đối phó với Triệu di nương trong Hồng lâu mộng. – lời tác giả, lược dịch.
Tiêu Nguyên nổi trận lôi đình, Vi thị cũng không buồn chửi mắng, lạnh lùng nói: “Không phải anh yêu cái khí khái của cô ta sao? Anh đau lòng vì cái vẻ bề ngoài kia làm gì? Cái phong cốt khí khái kia ta trả lại chứ không có giữ đâu! Ta vẫn còn quan tâm đến anh lắm đấy chứ?” Dám bỏ ta à? Sắp qua năm mới rồi.
Tiêu Nguyên không nhịn được rơi lệ, hận muốn đánh cô ả. Vi thị cũng không ngồi không, mang người bỏ chạy, một đường còn chuẩn bị lời thoại cẩn thận, nước mắt cũng đủ đầy, muốn vào cung tố cáo. Xe của Thế tử phi chạy trước, Thế tử mang theo hộ vệ của vương phủ đuổi ngay sau. Xe ngựa có thể chạy nhanh bao nhiêu? Nhất là ở trong thành, tính ra chỉ kém đám côn đồ mà thôi, vừa chạy qua quảng trường, đã thấy đằng sau đuổi sắp kịp, Vị thị không thể không thay đổi mục tiêu, may sao vừa qua khỏi nhà mẹ đẻ – trong một khu dân cư hạng sang, gần đó.
Vi thị trốn về nhà mẹ đẻ, Tiêu Nguyên nhớ tới tiểu mỹ nhân như hoa tựa ngọc bị đóng dấu thành bánh hoa mai, dẫn người xông vào trong. Phủ Tể tướng có thể là nơi tùy tiện gây sự được sao? Theo quy định, Vương phủ và phủ Tể tướng đều được trang bị thủ vệ chính quy của quốc gia.
Hộ vệ Tể tướng đại chiến với hộ vệ Vương phủ, đều từ thiên triều, hai bên đều thuộc cấp cảnh sát vũ trang. Ghê thật, trong thời gian ngắn có thể khiến trời đất mù mịt, không thấy ánh sáng.
Tìm hiểu sự tình, không thể tùy tiện li hôn với con gái Tể tướng, Vi thị cũng đã sinh vài người con trai. Mà Tiêu Nguyên, lại không cần tranh ngôi Hoàng đế, không cần cố ý mượn sức của ông bố vợ Tể tướng. Ông bảo mình có lý, bà bảo bà mới có lí, ầm ĩ cả lên.
Có việc ầm ĩ này che lấp, hành vi của Trịnh Diễm không tính là gì. Tránh khỏi một kiếp, còn được thăng cấp, năm nay tuy Trịnh Diễm hơi mạo hiểm, nhưng thu hoạch không nhỏ. Lại thêm Đỗ thị và Trịnh Tĩnh Nghiệp đều bị gọi đi thuyết khách, hai bên bận hòa giải, nàng rảnh rỗi chạy ra ngoài dạo phố.
***
Dạo phố đúng là bi kịch! Mùng hai chợ không mở, phải sau mùng bảy mới buôn bán trở lại, trên đường vô cùng náo nhiệt, thế vào chợ vắng tanh, lạnh lẽo làm sao.
Trịnh Diễm lại trở về nhà riêng của mình, nghĩ số xúc xích mới làm chắc đã được rồi. Số xúc xích trong nhà cũng đã vừa miệng, ở đây hẳn phải sớm hơn một hai ngày mới đúng.
Đón nàng ở cửa là lão Trần trông nhà, đang đứng nói chuyện khách sáo với người nọ, hỏi một chút mới biết, theo phong tục nên muốn biếu đồ ăn cho nhau. Tại vì từ khi sinh ra tới nay Trịnh Diễm đều ở trong khu dân cư hạng sang, tặng thức ăn qua lại thế này được thực hiện chủ yếu bằng cách mở tiệc chiêu đãi.
Nói thẳng ra, đây chính là một kiểu khoe đồ ăn riêng của nhà mình. Còn chỗ Trịnh Diễm, ngoại trừ món ăn riêng, còn có cả rượu ngon, điểm tâm, bên trong trang hoàng, ca kĩ vũ nữ các loại. Trịnh gia vốn không phải giấu giếm gì, thật ra Triệu thị cũng biết vài công thức, đó là món ăn của nhà mẹ đẻ chị, Trịnh gia ngại không tiện dùng, những năm vừa rồi phải dùng đỡ công thức có giá trị kia, làm những món ẩm thực thông thường. Mãi đến khi Trịnh Diễm gặp vận may chưng được Trong tửu, thế mới tính là bắt đầu có món riêng cho mình.
Trừ những phần tử siêu cấp hủ bại ra, những người bình thường chẳng thể ăn cơm khách liên tục như vậy, lại còn xem ca múa nhạc đệm nữa chứ, cho dù là quan viên cấp trung, cũng không chịu nổi. Thế thì giảm đi một chút, tặng món ăn đặc sắc của mình cho nhà hàng xóm, cũng có thể thưởng thức đồ ngon của nhà người ta. Hơn nữa, năm mới, đoàn tụ với gia đình vẫn tốt hơn, sao phải đi đến nhà người ta làm gì.
Tuy Trịnh Diễm không ở tòa nhà này, nhưng rỗi rảnh đều đến ăn, không đến mức bỏ hoang, cũng có hàng xóm láng giềng cho người tới tặng quà. Dù bạn có nhận hay không, năm mới, mọi người phải làm đủ các cập bậc lễ nghĩa, nếu sau này bạn không hiểu lễ, thì người ta sẽ không lui tới nữa.
Thế nên Trịnh Diễm mới biết còn có tục lệ này.
Người đưa đồ, món gì cũng nhận, cũng không thể không đáp lại!! Vấn đề là… nếu nàng tặng thức ăn, sẽ lộ ra ngay! Chẳng như rượu, chỉ có nhà nàng có mà thôi. Trịnh Diễm đành phải vào nhà liều mạng làm ít món điểm tâm, mặc dù chỉ là những món tươi mắt nàng ăn ngày thường, nhưng mang tặng người thì cũng không quá mất địa vị.
May mà nàng thích ăn vặt, phòng bếp được xây dựng khá lớn, cũng không chỉ có một lò, lại còn dẫn theo một đám tì nữ ra ngoài, ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm, thêm một số nô bộc khỏe mạnh ở lại giữ nhà, có thể chẻ củi nhóm lửa. Xăn tay áo làm. “Nhà nào tặng cái gì thế?” Chiếu theo danh sách mà đáp lễ.
Lão trần không biết chữ = =, đưa danh thiếp của người mang đồ ăn tới (dù gì ở đây cũng là khu phố văn hóa cơ mà, có lễ phép cũng đương nhiên), kiểm tra nhân số. Kiểm rồi mới phát hiện ra… trên đó không ghi địa chỉ! Trịnh Diễm muốn đánh người, không ghi địa chỉ thì làm sao biết mà đáp lễ thế nào cho được? Đành phải đi đường vòng, đau đầu hỏi lão Trần: “Đến năm mới là phải biếu đồ ăn cho nhau à?” Đến khi nghe trả lời là sau mới nhẹ nhõm thở dài một hơi.
Cứ làm đủ mười lồng như vậy, đưa đến các nhà trong khu vực, hai canh giờ trôi qua, ăn trộm gà không thành, lại mất đi nắm gạo! Trịnh Diễm đấm ngực không ngừng, lén chuồn đi một chuyến, thế mà phải làm điểm tâm mang tặng người?
Đương nhiên không, lại còn kinh ngạc đến tròn mắt nữa kìa.
Buồn bực mãi thì đành quay về, nếu không sẽ bị tóm mất. Sau đó nàng mới phát hiện ra thế giới này thật thần kì! Giống như mỹ nhân Trì Tu Chi vậy, mặc dù không biết tên đầy đủ của chàng, thế mà lại nhớ kĩ mặt, lại còn không màng tới cái tính khó chịu kia. Trong suy nghĩ Trịnh Diễm, con người kia là một kẻ kiêu ngạo, nhưng hôm nay, trên đường về, đi ngang qua cổng nhà người ta, thấy ngạo kiều (vừa kiêu ngạo, vừa xinh đẹp) bỗng trở nên vô cùng điềm đạm, hòa nhã, đứng cạnh một chiếc xe, nói năng nhỏ nhẹ.
Nhất định là do cách làm quen của mình không đúng!