Giao bài tập cho Công Nam xong, thầy Nghiêm đi tới chỗ các giáo viên khác trò chuyện, một giáo viên nữ trẻ tuổi cũng dạy môn toán hỏi nhỏ thầy:
\- Thầy cho đề kín cả hai mặt giấy A4 vậy sao em ấy làm kịp\, chỉ có 15 phút làm ba bài cũng không kịp đâu\.
Một giáo viên trẻ tuổi khác tiếp lời:
\- Phải đó thầy\, em thấy thằng bé chỉ là học sinh lớp bình thường chứ đâu phải lớp chọn\, thầy ra đề khó như vậy làm sao em ấy biết làm chứ\.
Thầy Nghiêm tỏ vẻ không sao cả, ông ấy cười đáp:
\- Thử một chút thôi mà\, nếu thằng bé không như tôi mong đợi thì đây cũng là chuyện bình thường\, nhưng nếu thằng bé cho tôi một điều bất ngờ thì sao?
Các giáo viên gật gù, tuy trong lòng không đồng ý thầy Nghiêm làm chuyện vô bổ, nhưng cũng không dám nói lời bất kính với tiền bối.
Sau một lúc, thầy Tâm dạy môn hóa trêu đùa nói:
\- Ông bạn\, ông Hưng mà biết ông cướp học trò cưng của ông ấy là không xong đâu đấy\.
Thầy Nghiêm nhúng vai đáp:
\- Thì làm sao? Ông ấy dạy môn lý tôi dạy môn toán kia mà\, liên quan gì nhau? Nói tới cùng thì phải trách ông ấy\, ai kêu ông ấy khoe học trò mình siêu giỏi thế này thế kia khiến tôi chú ý chứ\!
Kỳ thật ông ấy vốn không muốn làm mất thời gian của mình như vậy, nghe thầy Hưng nói trong lớp thầy ấy có người tài bị lọt lưới, ông ấy cũng chỉ bán tín bán nghi, phần nhiều là không để tâm tới.
Nhưng khi gặp được cậu nhóc kia, thái độ biểu hiện khiêm tốn của thằng bé không thể chê vào đâu được, ông ấy cố tình không cho bài tập để khởi động mục đích là vì thử tâm tính của cậu, sự thật là cậu đã không khiến ông ấy thất vọng.
Lúc ông ấy giảng bài suông, tới gần cuối tiết thì phần lớn lớp học đều đã mơ mơ màng màng hoặc làm việc riêng, nhưng cậu lại chăm chú nghe giảng, ông ấy cũng không sợ cậu làm bộ, một học sinh ham học có biểu hiện thế nào, người có thâm niên hơn hai mươi năm trong nghề như ông ấy còn không nhận ra sao?
Chính bởi vì như thế ông ấy mới phá lệ muốn “thử” cậu một lần, nếu là một mầm non tốt, ông ấy cũng không ngại đào tạo cậu.
Hơn mười phút trôi qua, Công Nam đứng dậy đưa tờ bài tập cho thầy Nghiêm.
Thầy Nghiêm cầm tờ giấy nhíu mày không vui nói:
\- Còn ba phút nữa mới hết giờ\, sao em không tranh thủ làm thêm bài nữa\, cho dù là làm không hết bài nhưng thầy vẫn có thể chấm từng bước cho em mà?
Tuy là không vui, nhưng ông ấy vẫn nhìn vào tờ đề bài, sau đó lập tức trợn mắt há hốc:
\- Bài này…
Công Nam thấy biểu cảm của thầy toán thay đổi thì cho rằng mình làm sai, vì thế có hơi nóng nảy, hỏi:
\- Sao\, sao vậy thầy? Em làm sai bài nào hả thầy?
Thầy Nghiêm không trả lời, nhìn một lượt mặt trước của tờ giấy rồi lật qua mặt sau, sau vài giây, ông ấy thở dài một tiếng, nói:
\- Mấy đề này em toàn ghi đáp án\, thầy cũng không thể chấm bài cho em ngay được\, nhưng thầy muốn biết tại sao chỉ trong mười mấy phút em lại có thể tính và ghi đáp án được mười đề bài này\, những đề này không hề dễ chút nào\.
Công Nam ngại ngùng gãi đầu, trả lời:
\- Thưa thầy em tính nhẩm ạ\, chỉ có mười lăm phút nếu em ghi từng bước giải ra thì không làm được bao nhiêu bài hết\, mà em lại cảm thấy rất tiếc khi không được giải những bài còn lại\, cho nên… Hay là sau khi tan học em lại tới đây ghi từng bước giải ra nộp cho thầy được không ạ?
Thầy Nghiêm nghe cậu nói xong lập tức bật cười.
\- Thầy đi dạy hai mươi mấy năm\, số học sinh cảm thấy tiếc vì không được làm nhiều bài tập như em đếm trên đầu ngón tay\, được rồi\, không cần ở lại ghi từng bước làm ra\, sắp vào giờ học rồi\, mau đi về lớp đi\.
\- Vâng ạ\.
Công Nam nhanh chóng trở về lớp.
Tiết sau vẫn