Editor: Búnn.
Từ trận mưa vui ngày sinh nữ nhi đến Kinh trập, kéo dài hơn mười ngày cũng không có ý muốn dừng lại. Mặc dù mưa không lớn, nhưng cũng đủ thấm vào đất, thấm vào vạn vật, giải nỗi khổ hạn hán kéo dài.
Trải qua một thời gian dài không vui, cuối cùng khóe môi Thuận Khải Đế cũng nâng lên một độ cong nhỏ, khó nén được niềm vui. Quần thần nhiều ngày vào triều trong trạng thái lo sợ đều thở phào nhẹ nhõm, không cần phải cẩn thận giống như bước trên băng mỏng nữa, nói thẳng: Tiểu công chúa thật sự là phúc tinh!
Trong thời gian này, mỗi ngày sau khi hạ triều Thuận Khải Đế đều đến Khôn Thái cung rồi ở lại đó một lúc. Đứng ngoài hành lang của Sản các, ngăn cách cửa sổ lưới cực mỏng nói chuyện với Cẩn Hoàng hậu một lát. Còn về phần tại sao không bước vào Sản các? Không phải Thuận Khải Đế chưa từng bước vào. Khụ! Khụ! Từ xưa có điều kiêng kỵ rằng nam nhi không nên tiến vào Sản các, mặc dù Thuận Khải Đế không kiêng kỵ, nhưng miệng người đáng sợ, đường đường là nhất quốc chi quân, nhất định không để cho bọn hạ nhân chê cười.
Sau đó sai người ôm Tiểu công chúa mới sinh đến Đông Noãn các, dỗ dành một chút, Thuận Khải Đế cảm thấy vô cùng thỏa mãn trở về ngự thư phòng phê duyệt tấu chương. Trước khi đi còn dặn đi dặn lại vài lần: Chăm sóc thật tốt.
Trong cung từ trên xuống dưới người người đều biết rõ, Tiểu công chúa là đầu quả tim của Hoàng thượng, mỗi ngày đều phải ôm một chút mới yên tâm.
Lã Duyệt làm trẻ sơ sinh, mỗi ngày hết ăn rồi lại ngủ, nếu còn việc khác chính là để lộ ra lợi trắng nõn, làm Thuận Khải Đế vui vẻ.
Trong dân gian, trẻ mới sinh cần chú trọng những điều sau: "Tắm ba ngày", "mười hai ngày" và "đầy tháng"(1). Mà theo quy định trong cung chỉ giữ lại "đầy tháng". Mà còn phải xem Hoàng Tử Long Tôn mới sinh còn có mặt mũi để làm việc này hay không.
Có mặt mũi chính là, mẫu thân của đứa trẻ mới sinh có được sủng không, đứa trẻ mới sinh có làm cho Hoàng Đế vui mừng hay không. Nếu không có mặt mũi, thì những người kia lặng lẽ không cần lên tiếng trải qua ngày đó. Vụ nội sự sẽ dựa theo thông lệ những năm qua, mà làm khóa trường thọ, tiền bình an, y phục thêu vạn chữ không tới đầu (2), áo và các loại điểm tâm. Còn có một số vật cát tường cung phi thân thiết đưa tới.
Chuyện này có ví dụ rõ ràng.
Nghênh Tần sinh hạ Bát Công chúa. Sinh trước Tiểu công chúa nửa năm, cho đến hôm nay, Thuận Khải Đế cũng không đến nhìn một cái, hỏi một câu, một người mà ngay cả tên tự cũng không có. Vài ngày trước, vì hạn hán kéo dài, nên không có người đến hỏi Thuận Khải Đế, sợ gặp xúi quẩy. Nhóm cung nhân gọi, cũng chỉ gọi là 'Bát Công chúa."
Mặc dù trong cung chưa từng có tiền lệ "Mười hai ngày', nhà mẹ đẻ của Cẩn Hoàng hậu ở ngoài cung, ngoại tổ mẫu nhớ Tiểu công chúa, trình thẻ bài vào trong cung.
'Mười hai ngày' còn gọi là lễ đầy tháng nhỏ, ý chỉ là mười hai ngày sau khi sinh của đứa nhỏ. Trong dân gian, đến ngày này, sẽ được tổ chức giống như một lễ mừng long trọng. Ngày này cũng là lần đầu tiên đứa nhỏ được mặc y phục sau khi sinh. Mặc cái gì cũng vô cùng quan trọng: áo của cô cô, quần của di di, hài hoa lạc đường của mợ. Có ý là phần trên phải mặc áo hoa màu hồng do cô cô làm, phần dưới phải mặc quần dài màu xanh do di di làm. Ý đơn giản là: Cuộc sống náo nhiệt rực rỡ, lớn lên người. Còn 'hài hoa của mợ', chính là hài lạc đường do mợ làm.
Hài lạc đường giúp đứa nhỏ có chiều cao hoàn chỉnh. Đáy giày còn thêu một nhánh thải anh, có ý là: Đứa nhỏ vừa mới đến nhân thế, đi giày này vào sẽ lạc đường trên dương gian, quên đường quay trở về âm phủ, đứa nhỏ có thể bén rễ trong căn nhà này. Bên trong còn có quy củ: Trong rất nhiều loại hài, hài tử phải đi hài lạc đường trước, sau khi đi xong, mới có thể đi các loại hài khác.
Đến ngày thứ mười hai, mặc dù Cẩn Hoàng hậu vẫn còn trong lúc ở cữ, nhưng cũng đã chuẩn bị xong, ở trong Sản các chờ người bên nhà mẫu thân đến.
Một lúc sau, chợt nghe thấy Tiểu thái giám đáp lời, phu nhân Minh Đại học sĩ và phu
nhân Thái phó yết kiến.
"Mau mời! Anh Ngọc, Lưu Ly, mỗi người các ngươi đón một người."
Trong giọng nói run rẩy của Cẩn Hoàng hậu mang theo vui sướng.
Anh Ngọc, Lưu Ly đáp lời rồi ra ngoài. Không lâu sau, đỡ hai vị phu nhân vào. Mẫu thân của Cẩn Hoàng hậu, phu nhân Đại Học sĩ Khổng thị và tẩu tẩu Tề thị. Nhắc tới Khổng lão phu nhân là dòng chính trong một nhánh của đại tộc Khổng gia, nội tình thâm hậu, bác học sâu xa. Mặc dù dòng dõi nhà mẫu thân của tẩu tẩu Tề thị không quá cao, nhưng cũng là nhà thanh lưu. Phụ thân của Tề thị là tế tửu của Quốc Tử Giám, ở thời hiện đại cũng được coi là Hiệu trường của Đại học Thanh Hoa. Chẳng qua, Tề thị là nữ nhi của quan tứ phẩm gả vào phủ Thái sư cũng là chuyện gả cao, có muốn không cũng dám muốn. Nhưng trước kia là do Minh gia cầu hôn.
Cầu hôn là bởi vì, thứ nhất lúc Tề thị còn trong khuê phòng thì đã có danh tiếng tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do, Minh gia chỉ có một nữ nhi là Minh Cẩn, vừa sinh ra đã được Tiên Hoàng tứ hôn cho Thuận Khải Đế lúc ấy vẫn còn là Thái tử làm chính thê. Minh lão Thái sư muốn tránh cho Minh gia quá nổi bật, cây to đón gió, vì trưởng tôn Minh Lý mà định ra mỗi hôn sự này.
"Thần phụ Khổng thị, tham kiến Hoàng hậu nương nương."
"Thần phụ Tề thị, tham kiến Hoàng hậu nương nương."
Phu nhân Khổng thị vào Sản các, thấy nữ nhi, âm thanh run run, trong mắt chứa lệ, nghiêng người bái lạy.
Vào cửa cung sâu như biển, có là Hoàng hậu Nhất quốc chi mẫu, muốn gặp người thân một lần cũng không dễ dàng gì. Tổ chế có quy định: Nam nhân đằng ngoại chưa được triệu kiến thì không thể vào cung, mặc dù thần phụ có cáo mệnh muốn vào cung thì có thể trình bài tử, nhưng vụ nội sự phải thẩm tra, sau đó xếp ngày. Mà quy củ của Minh gia rất nghiêm, Minh Lão thái sư có lệnh cho phụ nhân trong nhà, không có chuyện lớn thì không thể vào cung. Cho nên, vào cung yến ngày tết phu nhân Khổng thị mới có thể gặp nữ nhi hoài thai mười tháng một lần.
Hôm nay có thể gặp mặt, tất nhiên là bách chuyển nhu tràng(3)
"Mẫu thân, tẩu tẩu đừng nên đa lễ." Cẩn Hoàng hậu đã lâu không gặp mẫu thân, trong mắt sớm đã có lệ.
"Nương nương, lễ không thể bỏ."Phu nhân Không thị thấy Cẩn Hoàng hậu rơi lệ, nước mắt cũng rơi xuống.
Cẩn Hoàng hậu vẫn còn đang ở cữ, không tiện đứng dậy. Đã có Anh Ngọc và Lưu Ly, chưa đợi Khổng thị và Tề thị bái xong, đã đỡ lấy hai người ngồi lên ghế.
Tề thị thấy bà bà và tiểu cô Hoàng hậu khóc, trong lòng cũng buồn bã. Lúc mình gả vào Minh gia, tiểu cô mới có năm tuổi, ngày thường người giống như ngọc, tính tình vô cùng tốt, tình cảm giữa tiểu cô và tẩu tẩu vô cùng tốt, bây giờ một năm không dễ dàng gì mới gặp được một lần. Khó chịu quá, Tề thị lấy khăn lau nước bên khóe mắt, khuyên nhủ:
"Mẫu thân đừng thương tâm, bây giờ nương nương vẫn còn ở trong tháng, không nên để mắt bị tổn thương. Chúng ta còn chưa gặp Tiểu công chúa đâu."
"Đúng vậy, xem ta này, vậy mà lại quên chính sự."
Phu nhân Khổng thị mượn khăn của Tề thị lau mắt một lúc.
Cẩn Hoàng hậu vẫy tay: "Mau đi xem Tiểu công chúa đã tỉnh ngủ chưa, ôm ra gặp ngoại tổ mẫu và cữu mẫu."
--- ------ ------ -------
Chú thích:
(1) Những tập tục này muốn hiểu rõ thì có thể lên google search nha :))
(2) Vạn chữ không tới đầu: có ý là cát tường đến không ngừng.
(3) Bách chuyển nhu tràng: Thành ngữ. Lòng dạ dịu dàng tạo nên vô số nút thắt. Có thể hình dung là trong lòng tích tụ rất nhiều sầu khổ.