Tiếp theo đó Huyền tử Mặc tuyên bắt đầu yến. Quần thần cùng khách khứa cũng bắt đầu nhập tiệc vui vẻ, đồ ăn cùng rượu đều được mang ra. Tất cả đều là những thứ thượng hạng hiếm có từ nguyên liệu nấu ăn cho tới cả bát đĩa cốc chén.
Tiết mục cũng đặc sắc không kém. Khoảng nước trống không hề có bệ nổi nhưng các vũ cơ cùng những các đoàn tạp kĩ vẫn biểu diễn như thường. Nói chính xác ra thì tất cả đều phải biểu diễn trên không hoặc trên mặt nước. Thủy nữ nhảnh múa, ca kĩ, La hán phun lửa nhào lộn trên không, trăm điểu cùng ca,....... Tuy chỉ là tiết mục bình thường mà ai ở đây cũng từng xem qua nhưng vì nơi biểu diễn đặc biệt nên khiến người xem không thể rời mắt. Cách biểu diễn cũng khác thường khiến ai nấy cũng đều phải trầm trồ thán phục. Tất cả đều rực rỡ và hoa lệ không ai sánh bằng. Tuy nhiên phải như vậy mới đúng là sinh thần của Bát công chúa
Lam Nguyệt quả thật đối với sinh thần 16 của mình đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tuy nhiên nàng không hề biết rằng điều bất ngờ nhất vẫn chưa xuất hiện và đáng tiếc rằng mỗ tác giả đầy chắc chắn có thể đảm bảo rằng nàng ta sẽ không hề thích nó.
Biểu diễn được một lúc lâu thì Huyền Tử Mặc cho phép các vũ cơ, ca kĩ cùng các đoàn tạp kĩ dừng lại tạm nghỉ một lát. Đây chính là thời ca để các tiểu thư khuê các thể hiện tài hoa của mình gửi lời chúc đến sinh thần của công chúa. Người thì ngâm thơ, vẽ tranh, người thì tấu đàn, ca múa. Nhiều vô số nhưng mang tiếng nói muốn tặng nàng người nào người nấy không ai là không liếc mắt đưa tình nhìn qua vị hoàng đế ca ca cao cao tại thượng đang ngồi cạnh nàng đây. Nghe nói hậu cung vẫn đang trống vắng nên ai mà không muốn tranh thủ cơ hội để có thể lọt vào mắt xanh của hoàng thượng cơ chứ. Đáng tiếc Huyền Tử Mặc một chút cũng không để ý, thậm chí đến lượt đích nữ nhà Đặng thượng thư – Đặng Dao Dao thì ánh mắt hắn nhìn chắc chắn là ánh mắt muốn giết người. Sát khí nồng đậm như thể hắn hận không thể giết nàng ta luôn vậy. Lam Nguyệt tự hỏi không biết chuyện gì mà Huyền Tử Mặc đặc biệt có ác cảm đối Đặng phủ. Trình Tuấn kiệt từng nhiều lần kể với nàng rằng trên triều mỗi khi có chuyện gì hắn đều lôi Đặng thượng thư ra để để chịu trận, không ít lần làm khó khiến ông ta phải khổ sở. Chắc Đặng gia có ít nhiều liên quan đến cái tuổi thơ dữ dội của hắn nên mới vậy, hắn không kể với nàng thì nàng cũng mặc kệ.
Cuối cùng sau khi đã biểu diễn tài nghệ xong thì cũng đến phần nàng nhàm chán nhất - tặng lễ vật. Mỗi lần tặng món nào đều phải nghe thái giám thống kê lại, chưa kể còn đọc lai lịch, xuất xứ của chúng. Mục đích của việc này chính là để người tặng ra oai trước quần thần cùng khách khứa. Như mọi năm đều là rất nhiều châu báu kì trân dị bảo đã quá đỗi quen thuộc như ngọc bội, tranh cổ, trâm, trang sức,......Nhận chúng xong thì nàng cũng chỉ đem cất trong khố phòng của Nguyệt Liên cung. Hoàng thân quốc thích tặng xong rồi mới đến các đại thần, cuối cùng mới đến sứ thần các nước láng giềng.
Tuy nhiên điều kì lạ cuối cùng cũng xảy ra, chiếu theo lệ thông thường thì từng sứ giả sẽ lần lượt theo thứ tự từ bắt đầu từ bắc theo chiều
mặt trời mọc để dâng lễ vật. Nhưng lần này Phượng Vũ quốc ở phía Nam lại lên đầu tiên sau đó cả ba quốc còn lại đều đồng loạt dâng lễ cùng một lúc. Cái này vẫn chưa phải trọng điểm bởi bốn nước cùng lên cũng chẳng có vấn đề gì, cái lệ kia đặt ra để cho đỡ có tranh chấp ai lên trước lên sau thôi. Khiến mọi người ngạc nhiên ở đây chính là lễ vật được mang tới. Huyền Tử Mặc sau khi nhìn biểu tình cũng kém sắc đi, giọng nói cũng lạnh hơn rất nhiều!
-Các vị đem lễ vật này đến là có ý gì?
Nghe hoàng đế Huyền Phong quốc hỏi vậy cả ba sứ giả đều tỏ vẻ ngạc nhiên như thể bọn họ tưởng hắn đã biết chuyện. Cả ba người quay ra nhìn nhau như thể hội ý một lúc rồi một trong số đó bước lên bắt đầu cung kính nói:
-Đây là giao ước của Huyền Phong quốc với Bảo Tần quốc, Long Thần quốc và Hoàng Lân quốc cách đây 13 năm. Hoàng đế bệ hạ lẽ nào lại không nhớ?
-13 năm trước? Là khi tiên hoàng vẫn còn tại vị?
-Dạ bẩm đúng vậy!
-Không thể nào! Nếu vậy sao người kế vị như trẫm lại chưa từng nghe qua!
Lời nói của Huyền Tử Mặc vừa dứt cả ba sứ thần lại một lần nữa được phen ngạc nhiên. Chuyện này làm sao hoàng đế của Huyền Phong quốc lại không thể biết được? Vậy giờ nên giải quyết ra sao? Xung quanh quần thần cũng đang xì xầm to nhỏ bàn tán. Chuyện cả đến Lam Nguyệt có chút giật mình. Nàng từ khi nào đã đính hôn rồi? Lại còn với cùng một lúc ba quốc nữa chứ???
Đúng! Để giải thích cho sự ngạc nhiên đối với lễ vật kia. Bảo Tần quốc, Long Thần quốc, Hoàng Lân quốc ngoài những món quà như một sinh thần bình thường như: Một con bạch công của Bảo Tần quốc (đây chỉ đơn giản con công bị biến dổi gen mắc bệnh bạch tạng thôi nha!!!), một bộ trâm Khổng tước vũ hơn ngàn năm tuổi (Hoàng Lân quốc), một bộ đại bình phong Vân Sơn thủy mặc. Rất hoành tráng, rất trân quý tuy nhiên đi kèm đó cả ba đều có lụa quý trăm cuộn, vàng bạc châu báu chất đầy chục hòm, rượu ngon chất đầy xe,.....tất cả đều được dán giấy hoặc buộc khăn hỉ cẩn thận đẹp đẽ. Điều mà chỉ khi mang lễ vật cầu thân người ta mới làm. Chính xác là như vậy! Cầu thân, cả ba quốc đều dâng tặng lễ vật cầu thân nàng. Thử hỏi sao mọi người đều có thể không bàn tán cho được, cũng chính vì lẽ đó mà đến Huyền Tử Mặc hắn cũng bị bất ngờ.
-Cái này qua thực thứ lỗi cho ta cũng không rõ!
Đương lúc mọi chuyện đang rối ren, ba sứ thần dâng lễ vật cầu thân với Bát công chúa nói đã có giao ước từ trước với tiên hoàng, nhưng cả hoàng thượng lẫn triều thần một người một người cũng không hề hay biết. Cuối cùng thì chuyện này rốt cục là sao?
-Khởi bẩm hoàng thượng! Bên ngoài Từ công công muốn cầu kiến người!
Đúng lúc này một thị vệ vội chạy vào bẩm báo
-Từ công công?