Chương 1885
Trong lòng Vũ Hưng chấn động một phen, thế nhưng, ngay khi anh ta nhìn đến đề thứ ba, hai mắt càng trợn to hơn, trong lòng lại một trận chấn động dữ dội, tên mục đề thứ ba không rõ đầu đuôi, chỉ vỏn vẹn bốn chữ: Việc này khó biết. Đây mà là đề thi sao?
Vừa vặn, Vũ Lâm Khánh cũng bắt đầu nhìn đến đề thi số ba, đột nhiên hai mắt ông ta sáng rực lên, không kìm được mà vỗ đùi, sau đó phấn khích nói: “Phục lâm thái tráng quái càn cấu, độn phủ xem bác Khôn hai sáu. Thái tức cư cấn không Cư Khôn, Càn khiến cửa trời gửi gắm hộ. Khí xấu bắt đầu từ dần, máu tân âm từ dưới mà lên…Ôi, thật là khéo, chỉ với một đoạn thơ ngắn ngủi, thế mà lại có thể bao hàm tất cả âm dương, huyết mạch vào bên trong, bài thơ này của cậu viết thật sự rất vừa lòng tôi, khiến cho tôi vô cùng ngạc nhiên, Trần Gia Bảo, cậu sao có thể nghĩ ra được một đoạn thơ như vậy thế?”
(Đoạn thơ trên liên quan đến bài ‘Bình luận 12 tiết quẻ và 24 tiết khí’)
Khôn – Càn: Đất – trời
Cấn: Núi
Trần Gia Bảo giải thích: “Đề mục viết việc này khó biết, vừa không cụ thể rõ bệnh, cũng không phải lý luận trí thức của Đông y, tôi chỉ có thể suy đoán ra rằng, đó có thể là điều khó hiểu nhất trong Đông y. Nhưng điều khó hiểu và dễ bị hiểu lầm nhất trong Đông y là gì? Đương nhiên là ngũ vận lục khí cùng âm dương bát quái, mà đoạn thơ này, vừa vặn bao hàm toàn bộ 64 quẻ, âm dương ngũ hành và một số điều khác trong cuốn Kinh Dịch, đây chính là câu trả lời phù hợp nhất cho đề mục việc này khó biết.”
Ngũ vận lục khí: Ngũ vận, lục khí chính là sự tương hợp giữa thiên can với địa chi, giữa trên với dưới, giữa ngũ vận với lục khí. Lục khí chủ trì trên trời, mỗi 6 năm là một vòng; ngũ vận chủ trì trên quả đất, mỗi 5 năm tuần hoàn một vòng. Vận có năm, mà khí thì có sáu, ngũ vận tương hợp với lục khí.
Sách Kinh Dịch: là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của nước này. Nó là cả một hệ thống tư tưởng Triết học của người Á Đông cổ đại.
64 quẻ: bao gồm trong cuốn Kinh Dịnh
Vũ Hưng như đã bừng tỉnh, thì ra đề mục được trả lời như thế này, nếu như không nghe được Trần Gia Bảo giảng giải, sợ rằng một người như anh ta, cả đời cũng
“Lợi hại!” Vũ Lâm Khánh nhịn không được mà giơ ngón tay cái lên, sau đó, ông ta tán thưởng: “Những năm gần đây, có không ít người bởi vì không hiểu Đông y mà mắng Đông y là cặn bã phong kiến, điều này khiến tôi, một lão già trong nghề Đông y vô cùng đau lòng, vì vậy tôi cảm thấy rằng, sự thâm ảo của hệ thống và lý luận Đông y rất khó để giải thích cho mọi người hiểu, nhưng đây không phải đã được tóm gọn trong câu việc này khó biết sao? Ban đầu, khi tôi viết tên của đề thi, mặc dù đó chỉ như một nguồn cảm hứng, nhưng tôi cũng là có cảm nhận mà viết, chẳng qua cũng chỉ để gây khó dễ cho cậu, chỉ là không thể ngờ rằng, cậu có thể trả lời được, câu trả lời mà cậu viết cũng giống như đáp án của hai đề bài trước, đều khiến tôi được mở rộng tầm mắt, điều này cũng đủ để chứng tỏ rằng cậu là người tài tình nhạy bén, hiểu biết rộng về y học, hơn nữa còn có khả năng chữa bệnh thần thông, theo như những điều này, trên con đường y học, có lẽ tôi không bằng cậu, đến cả Ẩn Sơn Vũ gia cũng không bằng cậu.”
Thật đáng kinh ngạc!
Vũ Hưng hoàn toàn kinh ngạc, đây quả thực là đánh giá tối cao nhất của ông Giang, Trần Gia Bảo thật sự lợi hại đến vậy sao?
“Ông cụ Khánh nói rằng tất cả gia tộc võ cổ truyền trên núi Vụ Ẩn này đều không thể địch lại Trần Gia Bảo, thế chẳng phải là đang nói Trần Gia Bảo có khả năng sẽ trở thành quán quân của giải thi đấu Đông y năm nay sao?”
Vũ Hưng nghĩ đến đây, bất giác trong ánh mắt nhìn về phía Trần Gia Bảo hiện lên sự tôn kính. Mặc dù Trần Gia Bảo không xuất thân từ gia tộc võ cổ truyền nào nhưng lại là một cường giả chân chính, dù đi đến đâu cũng sẽ được mọi người tôn trọng
Sắc mặt Trần Gia Bảo lạnh nhạt. Từ khi xuống núi đến nay anh đã nghe được rất nhiều lời khen ngợi về y thuật nên anh đã có chút chai sạn, thế nhưng Vũ Lâm Khánh đã một đống tuổi rồi, hơn nữa lại có địa vị rất cao giữa các gia tộc võ cổ truyền mà lại có thể thản nhiên thừa nhận y thuật của mình không bằng Trần Gia Bảo cũng đủ để thấy được trí tuệ hơn người của Vũ Lâm Khánh.