Lúc trước nói bởi vì quán tính nghề nghiệp nên Thanh Sanh vẫn luôn cảm thấy bố cục Trường Trữ cung nơi đây rất không ổn, luôn có cảm giác lành lạnh sau lưng. Đợi các vị chủ tử an phận vào phòng, Thanh Sanh mới có thời gian đánh giá bố cục Trường Trữ cung. Nàng vừa quét mắt đã giật mình. Trước kia nàng từng tư vấn thiết kế cho một gia đình thương nhân Hongkong, phải biết rằng giới thương nhân rất tin phong thủy, vì thế nàng phải đọc rất nhiều sách phong thủy, từ đó cũng hiểu chút ít về mấy việc có liên quan đến huyền học như thế này.
Xem phong thủy, cơ bản nhất là Tứ linh sơn quyết. Trái Thanh Long, phải Bạch Hổ, trước Chu Tước, sau Huyền Vũ. Thanh Long bên trái đại diện cho dương cương, chỉ phái nam. Bạch Hổ bên phải đại diện cho âm nhu, chỉ phái nữ. Sân phơi phía trước ứng với Chu Tước, phòng phía sau ứng với Huyền Vũ.
Bên trái Trường Trữ cung bị chắn kín không còn đường, mà phía bên phải lại có đường dài ngoằn ngoèo, lại có mấy bụi cây hòe khô chặn trước. Phong thủy không tốt, Thanh Long suy mà Bạch hổ vượng chính là âm thịnh dương suy, mà cây hòe nặng tính quỷ, thuần âm, có thể hiểu nơi này rất dễ tụ tập âm hồn, dễ tụ mà khó tán, thiếu dương khí lại quá nặng âm khí. Chỉ tính đến hai điều này, Thanh Sanh liền đoán ra được phong thủy Trường Trữ cung nhất định đã bị động tay động chân qua.
Muốn phá thế âm thịnh dương suy, đầu tiên cần phải mang cây hòe đi, nhất định phải diệt tận gốc. Đồng thời trồng thêm mấy cây vạn niên thanh bên phía Thanh Long, lấy ý Trường Thanh mà giúp Thanh Long thuần dương khí thế, phá thế dương khí chưa đầy, trấn áp Bạch Hổ quá vượng, âm khí quá thừa.
Âm khí trong Trường Trữ cung rất nặng, chuyện truyền thuyết ma quái nghe cũng không thiếu, trong lòng Thanh Sanh cũng có phần thấp thỏm. Trước khi động thổ, cũng cần phải tham chiếu bốn hướng trời đất. Bốn góc này là: Đông nam đại diện cho Bồ Tát; Tây bắc là cửa trời, đại diện cho Phật; Đông bắc là cửa sinh, đại diện cho cõi Thần; Tây nam là cửa tử, đại diện cho cõi âm, nơi địa ngục du hồn dã quỷ.
Trường Trữ cung nằm ở góc phía Tây nam trong quần thể kiến trúc Hoàng cung đồ sộ, tựa như một cái phễu hút âm khí, mà hơn nữa đây cũng là khu lăng mộ của tiền triều, oán khí không tan, âm khí rất nặng. Vậy nên, trước khi động thổ, phải làm lễ tế.
Bày ra tam sinh ngũ quả, heo nướng, gà, vịt, nhưng vì không có heo nướng nên ở giữa được thay bằng một khối thịt nướng, gà đặt bên phải, vịt đặt bên trái, bốn loại quả nhất định phải có cam tử cùng táo, thêm đó có nho và đào. Không thể thiếu rượu bày cùng.
Thanh Sanh thận trọng cung kính dọn xong đồ cúng lên, xong xuôi đốt ba nén nhang, thành tâm kính