Với Vân Trân mà nói, Thích Hoán Vân chỉ là một nữ nhân trong hậu cung của Triệu Húc, so với chiêu nghi, tài tử hình như không có khác biệt.
Chỗ khác nhau duy nhất chính là trên đầu Thích Hoán Vân có thêm danh hiệu "sủng phi của hoàng đế", thoạt nhìn lợi hại hơn những người kia, tâm tư nhiều hơn, dã tâm cũng nhiều hơn, được Tô Thái Hậu coi trọng một chút.
Trừ những điều này, hình như chẳng có khác nhau bao lớn.
Dù sao đều là nữ nhân của Triệu Húc.
...
Sau hôm đó, dù là Tô Thái Hậu hay Thích Hoán Vân đều không tới tìm nàng.
Nhưng lại có phi tần khác đưa thiếp mời nàng, hoặc là muốn tới cửa thăm hỏi.
Có điều, Vân Trân đều lấy cớ "thân thể không khỏe, cần tĩnh dưỡng" để cự tuyệt.
Mấy năm nàng không ở kinh thành, Triệu Húc lấy cớ "dưỡng bệnh ở chùa Kỳ Sơn".
Hiện tại, nàng lại lấy cớ "dưỡng bệnh" cũng không quá đột ngột.
Tháng giêng cứ thế trôi qua.
Qua tháng giêng, trong ngoài triều đình bắt đầu bận rộn.
Chuyện lớn đầu tiên của năm mới chính là xử lý Cổ Tát Vương - Cổ Tát Cưu như thế nào.
Rốt cuộc nên lập tức tử hình, hay nhốt gã ở kinh thành, kiềm chế người tộc Cổ Tát còn ở Nam Hoang? Về vấn đề này, tháng giêng vừa kết thúc, triều đình liền cãi nhau không ngừng.
Có người đề nghị lập tức xử tử Cổ Tát Cưu.
Có người kiến nghị giữ Cổ Tát Cưu ở lại kinh thành làm con tin.
Dù sao tộc Cổ Tát ở Nam Hoang đã phát triển nhiều năm, dân cư đông đảo, cũng rất có tiếng trong các bộ lạc ở Nam Hoang.
Nếu cứ xử tử Cổ Tát Cưu như vậy, nhiều nhất chỉ là giải hận, nhưng lại gieo hạt giống thù hận trong lòng tộc Cổ Tát.
Tình ra, hình như không có chỗ tốt nào.
Nhưng nếu giữ Cổ Tát Cưu ở lại, kiềm chế tộc Cổ Tát ở Nam Hoang, lại thẹn với những tướng sĩ đã hi sinh trên chiến trường.
Bởi vì quyết định bắc chinh của Cổ Tát Cưu đã hại rất nhiều gia đình thê ly tử tán, hại chết vô số tướng sĩ vì bảo