Gần đây sức khỏe của Trúc Khanh thường bất ổn, ông Hưng gọi Minh Hoàng sang chơi với cô thường hơn.
Mỗi lần sang nhà, anh đều có suy nghĩ cả mình và ông bà Hưng đã sai khi tiếp tục gieo hy vọng vào lòng Trúc Khanh.
Rõ ràng cô không thể xem anh như anh trai, dù anh đã trực tiếp nói rõ với Trúc Khanh nhiều lần, nhưng cô vẫn bướng bỉnh.
Trúc Khanh không chịu nghe lời khuyên của anh dừng lại tâm tư, cứ thích làm theo ý mình.
Càng tiếp xúc nhiều với Trúc Khanh, anh càng nhận ra cô bé này trước giờ được chiều chuộng, nên không muốn bị người ta trái ý.
Lúc đầu chưa hiểu, anh cứ nhìn vẻ bề ngoài, rồi thấy thương cảm vì tưởng cô hiền lành, yếu đuối, b3nh hoạn.
Về sau thân hơn mới biết là cô hoàn toàn khác xa vẻ bề ngoài.
Đôi lần nhìn Trúc Khanh, anh lại nhớ đến Thụy Khanh.
Cô nhóc kia bề ngoài giả vờ gai góc, nhưng tâm hồn mong manh và tự trọng quá mức.
Ngoài miệng thì hung hăng nhưng kỳ thực rất lương thiện, biết nghĩ cho người khác.
Kiểu người như vậy rất dễ bị tổn thương.
Đôi lúc khiến người ta không biết phải làm sao để bớt đau lòng thay cô.
Còn nhớ tháng trước anh mang xe đạp đã sửa tới cho Thụy Khanh, thì nghe một loạt những lời cám ơn, khiến anh cảm giác cô đã nợ anh một ân tình thật lớn.
Có lẽ trước giờ chưa được ai giúp đỡ, nên giờ nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi từ anh, cô rất cảm kích và xem như anh như ân nhân vĩ đại.
Nhìn Thụy Khanh rối rắm không biết làm sao để bày tỏ lòng biết ơn, anh thật muốn nhéo khuôn mặt cô, giày vò trong lòng bàn tay, thử xem nó mịn màng đến mức nào.
Anh và cô nghĩ cũng lạ, mối quan hệ giữa hai đứa không thân, nhưng giờ chẳng thể phớt lờ.
Những ngày gần đây tự nhiên anh rất thích trò chuyện với Thụy Khanh.
Đôi lúc để giữ liên lạc với cô, anh giả vờ nhắn tin hỏi thăm chuyện học hành.
Anh biết cô đã thi xong học kỳ bảy và nhờ vào số tiền anh gửi hôm trước, có thể đủ cho cô trang trải đến hết năm, không cần phải bôn ba vất vả kiếm tiền cho học kỳ cuối.
Thụy Khanh cứ xem anh như người hùng.
Đôi lúc cô khiến anh buồn cười vì sự bối rối ngây thơ và anh thích tìm cơ hội trêu chọc cô.
Tiếc là từ ngày mang xe đạp đến cho cô, anh không tìm thấy lý do nào để gặp lại, chỉ có thể nhắn tin, hoặc lâu lâu giả vờ gọi điện thoại thăm hỏi.
Có một lần Thụy Khanh khiến anh dở khóc dở cười.
Một buổi tối nọ, anh đang ngồi trò chuyện với ông nội tâm hồn bị lão hóa ngược của mình, thì nhận được điện thoại của cô.
Giọng nói rất rụt rè, ngại ngùng:
"Anh Hoàng có đang bận công việc gì không? Em hỏi chuyện một chút được không ạ?"
Cẩn trọng đến mức khiến người ta đau lòng.
Thật ra nhận điện thoại của cô, tâm anh như nở hoa.
Rất muốn chọc cô nhưng anh không nỡ, chỉ có thể trả lời nhẹ nhàng, sợ hù dọa cô thêm.
Ông nội nghe giọng dịu dàng của anh, mắt trợn tròn, khả năng bát quái lại phát huy, thế là dựng lổ tai lên nghe ngóng.
"Anh không bận đâu.
Thụy Khanh cứ nói đi."
"Em..
hôm nay có tiền lương chị Vân đưa em.
Anh Hoàng cho em số tài khoản, em gửi một ít trả anh trước, khi nào có tiền em sẽ gửi tiếp."
Ra là chuyện này.
Cô bé này không khiến người ta ghét được mà.
"Anh không muốn nhận lẻ tẻ.
Đợi mai mốt Khanh có đủ thì trả anh, trả lắt nhắt mắc công lắm." Minh Hoàng phải cố kìm để không cười lớn.
Ông nội bên cạnh ngó biểu tình không phúc hậu của anh bèn bĩu môi ghét bỏ.
Thằng cháu trời đánh này, con bé đã tội nghiệp lắm rồi còn chọc ghẹo nó.
Nhìn không ra thằng này thích phá người ta.
Trước giờ chẳng phải nó nghiêm túc như ông cụ non sao? Bây giờ bày đặt giở trò, ngó cái mặt là ưa không vô.
"Tại nợ nhiều quá em sợ, vả lại em cũng không quen mắc nợ.
Anh cho em trả dần dần như vậy được không? Tháng nào có lương, em sẽ chuyển khoản.
Anh thông cảm cho em." Giọng Thụy Khanh khó xử.
"Ha ha ha!"
Lần này thì Minh Hoàng không thể kìm nén được nữa.
Tự nhiên cô nhóc này biến mình trở thành con nợ mấy trăm tỉ và đang năn nỉ giang hồ cho cô trả dần, không buồn cười mới lạ.
Thụy Khanh bên kia đầu dây bối rối, không hiểu sao Minh Hoàng lại cười.
Tưởng anh không đồng ý cho trả dần, cô đành phải khó khăn sắp xếp từ ngữ thương lượng lại:
"Nếu anh không đồng ý cho em trả dần thì để em tự để dành dần dần, rồi em sẽ trả một lần cho anh luôn vậy.
Anh chịu khó đợi em nha."
Nghe câu này trong lòng anh vui vui, rất muốn trả lời lại là anh sẽ đợi em, đợi bao giờ cũng được.
Nhưng ông nội đang trề môi, anh dù có muốn chọc Thụy Khanh để kéo dài cuộc điện thoại cũng không tiện, đành phải ráng nghiêm chỉnh.
Thêm nữa chỉ sợ cô lo để dành tiền trả anh, làm bao nhiêu tiền cũng không chịu xài thì chết.
Anh không muốn mai mốt gặp lại chỉ là bộ xương di động đâu.
Nói cô trả tiền chỉ là cái cớ, anh tặng cô sẽ không chịu nhận, đành phải dùng chiêu mai kia ra trường trả anh.
Thế mà cô nhỏ này lại xem là thật, trong lòng cứ canh cánh món nợ trên lưng.
Không biết anh nên làm thế nào với cô mới tốt đây.
"Thụy Khanh không được lo chuyện nợ nần nữa.
Anh đã nói em cứ an tâm học hành, ra trường rồi đi làm trả anh, không phải bây giờ.
Đi dạy kèm phải để tiền ăn uống cho nhiều vào, không được để dành trả anh đâu đó.
Anh không muốn mai kia gặp lại bộ xương di động đâu, biết chưa?" Giọng anh như người anh lớn trong nhà dặn dò em gái, hy vọng Thụy Khanh có thể an tâm.
"Cám ơn anh Hoàng! Vậy em đợi khi nào có đủ em sẽ trả anh.
Vậy..
vậy em không làm phiền anh nữa, em cúp máy đây ạ."
"Khoan đã Thụy Khanh.
Em có nghe lọt tai lời anh nói không đó? Không được nhịn ăn để dành tiền trả anh nghe không?"
"Em biết rồi ạ.
Em chào anh Hoàng!"
Minh Hoàng vẫn không an tâm cô nhóc này.
Kiểu người như cô chắc không để trong tai lời anh nói, mà sẽ âm thầm tiết kiệm hết mức để có đủ trả anh sớm.
Anh không biết phải làm sao mới khiến cô bỏ chuyện này ra sau đầu bây giờ.
Ông nội nhìn anh bực bội: "Đã nói giúp con bé, sao còn bảo nó ra trường trả lại hả thằng chết bằm?"
"Nếu không nói vậy, ông nội nghĩ cô bé sẽ chịu nhận tiền của con sao? Tự trọng đầy mình."
"Cũng đúng, tội cho con bé thật.
Ba mẹ nó bậy quá.
Đứa nhỏ ngoan như vầy mà không đau."
Từ bữa trò chuyện đó đến nay Minh Hoàng chẳng có cơ hội gặp lại.
Trong lòng anh tự nhiên buồn bực mà không hiểu nguyên nhân từ đâu.
Bức bối một thời gian rồi bộ não thông minh của anh mới giúp anh nhớ ra cô vẫn còn dạy Vân Tú.
Anh chỉ cần đến đó là biết cô gầy ốm thế nào.
Thế là anh nhanh chóng chạy đến nhà Quốc Toàn.
Quả nhiên người ta gầy hơn anh tưởng.
Minh Hoàng có chút giận cô không biết cách chăm sóc bản thân.
Nhưng có mặt hai vợ chồng Quốc Toàn, anh không tiện trách Thụy Khanh.
Chỉ có kín đáo nhìn, rồi âm thầm xót xa cho cô.
Vợ chồng Quốc Toàn muốn giữ cô lại ăn cơm nhưng Minh Hoàng sợ trễ, bèn vuột miệng để Thụy Khanh đạp xe về.
Anh sợ cô đi đường tối lại xảy ra chuyện như lần trước.
Dù lòng rất muốn giữ cô ăn cùng, nhưng biết là không tiện.
Nếu Thụy Khanh để anh đưa về thì tốt biết mấy, nhưng mà anh quá hiểu cô sẽ không đồng ý.
Dù có muốn nhìn thấy cô, anh cũng phải lo cho an nguy của cô trước.
Anh vẫn còn ám ảnh tai nạn lần trước, nên để cô về nhà sớm chừng nào tốt chừng đó.
Giờ Thụy Khanh đã không còn tránh né anh.
Cả anh cũng không ngại cái nhìn chọc ghẹo của hai vợ chồng Quốc Toàn khi anh quá mức quan tâm Thụy Khanh.
Anh phớt lờ nụ cười ma mảnh của họ, rồi tự mình đi ra cửa dẫn xe cho Thụy Khanh, dặn dò cô chạy cẩn thận, có chuyện phải gọi cho anh ngay.
Thấy cô chạy khuất rồi anh mới quay vào trong.
Hai vợ chồng thấy anh vào mỗi người đùa một câu.
Anh phải giải thích mối quan hệ rắc rối và cuộc sống khổ sở của Thụy Khanh, hai người thương cảm mới thôi náo loạn.
Thụy Khanh đáng thương như vậy trong khi Trúc Khanh dù không may bệnh tật, nhưng cô bé được ba mẹ nâng niu, cái tôi rất lớn, không muốn ai làm trái ý mình.
Minh Hoàng nhớ lại buổi trò chuyện lần trước với cô bé mà vừa bực mình, vừa thấy tội vì cô quá bướng bỉnh.
Anh đã rất cẩn trọng trong cách cư xử với Trúc Khanh, không muốn cô bé hiểu lầm tình cảm của anh.
Anh chỉ xem như đang chăm sóc em gái, không hơn không kém, nhưng Trúc Khanh cố tình phớt lờ thái độ của anh, chỉ làm theo ý mình.
Tiếp tục mặc định anh là người cô đã chọn.
Còn nhớ lúc hai đứa đang ngồi ở xích đu ngay vườn địa đàng, anh nhìn Trúc Khanh nói nghiêm túc:
"Anh biết nói ra điều này em sẽ buồn giận, nhưng anh không muốn làm hại Trúc Khanh.
Mong em hiểu anh chỉ xem em như em gái và những gì anh làm cho em chỉ xuất phát từ tình cảm anh trai dành cho em gái, ngoài ra không có ý gì hết.
Em đừng như vậy nữa được không? Dẹp bỏ hy vọng về anh nghe Trúc Khanh."
Quả nhiên con người không thích bị người ta trái ý, Trúc Khanh vừa nghe anh nói thế, mặt lập tức xụ xuống, cất giọng không vui: "Em không muốn làm em gái anh.
Nếu không thích em thì anh