Một số phụ huynh hiểu chuyện hơn bắt đầu bất bình trước mấy lời nói quá đáng của vài vị phụ huynh quá khích.
Thụy Khanh cố lên tiếng để giải thích cho họ bình tĩnh lại, nhưng giọng nói nhỏ nhẹ của cô không át được mấy vị chuyên ăn to nói lớn này.
Cô như bị vây trong một loạt công kích và không có kinh nghiệm chống trả.
May mắn một phụ huynh nam nào đó đứng lên hắng giọng thật to:
"Mấy anh chị bình tĩnh đi.
Sao lại làm quá lên như vậy.
Cô giáo chỉ truyền đạt cho chúng ta nội quy, quy định của trường năm nay.
Mấy vị nhớ đây thông báo của nhà trường, không phải cô giáo muốn thu của chúng ta, sao lại công kích cô ấy?"
Có lẽ giọng của phụ huynh này to và nói đâu ra đó, mấy vị quá khích còn muốn cãi nhưng bị anh trấn áp:
"Cô Khanh đã nói mức thu tiền học thêm là do thỏa thuận giữa cha mẹ và nhà trường.
Con các anh chị nào không học thì không cần đóng.
Đâu cần phải nói ai cướp bóc gì.
Cô giáo cũng đã nói thu và chi công khai, có khuất tất gì đâu, cô giáo cũng đâu có được lợi lộc gì trong này.
Các anh chị công bằng một chút đi."
Dường như anh ta càng nói càng có khí thế: "Tiền bảo hiểm y tế là nhà nước bắt buộc.
Bảo hiểm cho con em các anh chị.
Tiền đồng phục là để các bé không có sự khác nhau, giàu nghèo đều chung một kiểu quần áo, để các bé nghèo không tự ti khi bạn mặc đồ đẹp hơn mình đến trường.
Cũng là tạo hình ảnh đẹp đồng bộ cho các bé.
Trường cũng không chiếm dụng tiền này.
Nếu anh chị thấy quá đắt, không có khả năng, hay học sinh nào quá nghèo, có thể xin hỗ trợ.
Đâu cần ở đây mạt sát cô giáo.
Cô cũng chỉ giúp con em mình thôi mà."
Có lẽ thấy Thụy Khanh đơn độc một chiến tuyến, vị phụ huynh bức xúc thay cho cô.
Thụy Khanh nhìn người này cảm động muốn rơi lệ.
Thật lòng mà nói vừa nãy cô có hơi run, trong một thoáng đầu cô nảy ra ý niệm bỏ chạy vì quá sợ hãi.
Một loạt người cùng lớn tiếng, lấn át cô, chưa bao giờ Thụy Khanh rơi vào tình huống khó xử như vậy.
Một vị lên tiếng, kéo theo một số người ngồi bị động nãy giờ cũng bắt đầu phân trần giúp cô.
Thế là xảy ra hai luồng ý kiến trái chiều.
Thụy Khanh trong cái khó ló cái khôn, bắt đầu dùng thước gõ mạnh lên bàn ngăn cuộc chiến của hai phe:
"Em biết các anh chị bức xúc, em sẽ ghi nhận ý kiến của các anh chị và báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường.
Em hoàn toàn hiểu có một số bé trong hoàn cảnh khó khăn.
Trường sẽ hỗ trợ các bé từ quỹ hỗ trợ.
Em không biết trước đây như thế nào, nhưng với học sinh của em, em sẽ làm tròn trách nhiệm, không để bé nào vì không có tiền đóng đầu vào mà phải nghỉ học.
Em có thể xin tài trợ từ một số nơi cho bé nào có hoàn cảnh khó khăn.
Các anh chị bình tĩnh đi ạ."
Không phải Thụy Khanh giỏi giang gì, cũng không phải nói bậy để yên lòng phụ huynh.
Chẳng qua cô biết nhà của mình có quỹ từ thiện.
Ba mẹ cũng rất có lòng, nào là giúp đỡ bệnh nhân nghèo hoặc các mảnh đời bất hạnh.
Có lẽ Trúc Khanh bị bệnh, ba mẹ vào viện thường xuyên, thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn, nên trong lòng đã sinh ra cảm thông.
Dù Thụy Khanh không am hiểu chuyện làm ăn của ba, nhưng cô biết quỹ từ thiện này đã có từ lâu đời.
Lúc còn học tiểu học hay phổ thông, chính cô cũng đã từng xin tiền từ quỹ này của ba mẹ, để giúp đỡ nhiều bạn trong lớp mà cô biết không có tiền đi học.
Bản thân Thụy Khanh đi học phải vất vả tự mình kiếm tiền, không mở miệng xin ba mẹ, nhưng nếu xin cho người khác cô sẽ sẵn lòng.
Các vị phụ huynh nghe Thụy Khanh trình bày, đã thấy được sự tốt bụng của cô.
Không phải sao? Người ta đã chủ động nói sẽ xin tài trợ, không hề ép buộc hay lấy tiền gì của phụ huynh.
Dù chưa biết cô giáo có làm được điều mình nói hay không, nhưng trong lòng phụ huynh đã bắt đầu có hảo cảm với cô giáo.
Đúng là Thụy Khanh nói được làm được.
Học sinh lớp cô có nhiều gia đình khá giả, nhưng vài bé thật sự khó khăn.
Vì là chuyện của người ta nên Thụy Khanh mạnh dạn xin quỹ từ thiện công ty.
Vài bé không phải lớp cô cũng được Thụy Khanh chủ động giúp đỡ.
Thụy Khanh là cô giáo mới về trường mà đã giải bài toán đau đầu cho hiệu trưởng.
Sau nhiều lần giúp đỡ, hiệu trưởng vô cùng cảm kích, đã hỏi cô xin nguồn tài trợ nơi nào để gửi thư cám ơn.
Bà biết nguồn tài trợ này chẳng phải tiền túi của Thụy Khanh.
Bà cho là người ngày ngày đạp xe đến trường như cô chắc chắn không thể có tiền làm từ thiện.
Dù không phải tiền túi của Thụy Khanh nhưng hiệu trưởng rất quý tấm lòng của cô.
Cô là giáo viên trẻ mới về trường nhưng từ tâm, lại đầy nhiệt huyết.
Sự hảo cảm của bà dành cho cô ngày càng tăng, khiến một số thầy cô khác ghen tị, bắt đầu bàn tán sau lưng.
Thụy Khanh vô tình làm lu mờ hào quang của một số người, nên lặng lẽ bị họ chán ghét.
Thụy Khanh mới vào đời, không hiểu được lắt léo của nó.
Cô chỉ nghĩ đơn giản giúp học sinh của mình, nhưng sự nhiệt tình này vô tình khiến cô bị cô lập.
May mắn còn một số giáo viên thấy cô vẫn đi đạp xe cà tàng, sự đố kỵ đã giảm bớt phân nửa.
Vài người rất kỳ lạ, nếu thấy người ta nổi trội sẽ ghen ghét, nhưng nếu người ta thấp hơn mình sẽ hạ cố làm bạn để cảm thấy mình hơn người ta, thỏa được lòng hư vinh của bản thân.
Thời gian đầu vào trường, Thụy Khanh vì sự ngây thơ của mình, vô tình khiến một số người không được tỏa sáng nên bị cô lập, chỉ trỏ sau lưng khắp nơi.
Sau đó cũng tự mấy người này nhận ra cô vô hại, nên thay đổi thái độ.
Đúng là Thụy Khanh không có ý gì.
Cô chỉ muốn giúp đỡ học sinh của mình, hoàn toàn không cố tình thể hiện hay gây nguy hại cho ai.
Các thầy cô cũng thấy được trong các buổi họp giáo viên, cô giáo Thụy Khanh đều cố gắng giảm sự tồn tại của bản thân.
Không tỏ vẻ ta đây, cũng không xu nịnh cấp trên.
Nếu bị ai đó chơi gác, cũng chỉ im lặng.
Tuy nhiên, đồng nghiệp nào cần giúp đỡ, cô lại nhiệt tình.
Cho nên vài người bắt đầu thích làm thân với cô.
Nhưng môi trường làm việc đâu đâu cũng có sự cạnh tranh ngấm ngầm.
Dù Thụy Khanh không chạm ai, cũng không tránh được người ta gây phiền toái.
Cô chỉ đứng lớp mình, quản lí học sinh của mình cũng khiến một số đồng nghiệp cùng khối ghen ghét.
Nguyên nhân là lớp Thụy Khanh có nhiều mạnh thường quân, nên các khoản đóng góp đều là lớp cô hoàn thành mục tiêu trước, và đương nhiên hiệu trưởng phải nhắc nhở nhẹ các giáo viên chủ nhiệm khác.
Vô hình chung Thụy Khanh bị người ta ghen tị khắp nơi.
Dần dần cô nhận ra ác ý trong lời nói của đồng nghiệp.
Thụy Khanh rút ra được bài học là môi trường sư phạm cũng không đơn giản như cô đã nghĩ.
Về sau cô bắt đầu thận trọng hơn, dù xin được quỹ từ công ty gia đình cũng sẽ không nộp lên trước tiên.
Chờ ai đó hoàn thành rồi cô mới giao phần mình ra.
Tưởng là đã yên thế nhưng lại có việc rắc rối khác phát sinh.
Nguyên nhân là lớp tiểu học sẽ có giờ học âm nhạc và thầy cô dạy âm nhạc riêng sẽ phụ trách giờ học này.
Hôm nay lớp Thụy Khanh có giờ học âm nhạc, nhưng cô giáo dạy môn này bệnh không phụ trách được.
Bé nào học bán trú thì chưa đến giờ cha mẹ đón về.
Bé nào học nội trú thì chưa đến giờ ăn.
Đành phải giữ các bé trong lớp.
Để giúp các bé không chán, Thụy Khanh mượn cây đàn ở phòng nhạc cụ, bắt đầu dạy các bé hát.
Các xử lý đơn giản của cô lại nhận được sự khen ngợi hết lời của hiệu trưởng.
Rõ ràng cô giáo mới về trường này vô cùng có thực lực, hành tỏi gì cũng vượt qua được hết.
Con người ta chẳng những quyên góp giỏi, dạy cũng tốt, còn có thể kiêm thêm vai trò giáo viên âm nhạc nếu cần.
Gà đẻ trứng vàng là đây chứ đâu.
Quả là người trẻ, thật sự năng động và có tài.
Đây là suy nghĩ trong lòng hiệu trưởng lúc này.
Trái ngược với hiệu trưởng, cô giáo dạy âm nhạc hôm sau quay lại trường, biết giờ của mình người khác cũng có thể phụ trách, mặt mũi liền sạm lại.
Người nào mà chẳng sợ mất chén cơm.
Tưởng rằng giáo viên môn này chỉ có một mình mình, nào ngờ người ta có thể làm tốt vai trò của mình và cả vai trò của người ta, trong khi mình chỉ có thể đóng một vai trò, vai trò của người ta mình lại không có khả năng.
Khỏi phải nói trong lòng cô ta lo lắng trùng trùng.
Cô giáo