“Được rồi”.
Khương Ngộ cảm thấy mình đã hết năng lượng, y còn phải ghé qua phủ Định Nam Vương nữa.
“Trần Tử Diễm, ngươi cứ thu xếp đi, một lát nữa trẫm sẽ sai người tới đưa ngươi vào cung”.
Nghe xong, Trần Tử Diễm cũng thấy hơi hối hận.
Nhưng hắn ta chưa bao giờ thấy Ân Vô Chấp phẫn nộ đến thế… Hắn càng phẫn nộ, chứng tỏ càng quan tâm tới mình.
Chỉ cần có thể cứu huynh đệ khỏi núi đao biển lửa…
Hắn ta nói với Ân Vô Chấp: “Đệ cứ yên tâm, vào cung rồi ta sẽ tự bảo vệ mình thật tốt”.
Ân Vô Chấp: “.”.
Hắn nhanh chóng bước tới chỗ Khương Ngộ, nhấc bổng cả chiếc xe lăn lên, đi ra ngoài mà chẳng thèm quay đầu lại.
Khương Ngộ nhìn đôi chân mình lơ lửng, lại ngẩng đầu nhìn người đang khiêng mình.
Ân Vô Chấp khỏe thật đấy.
Hơn nữa, có vẻ hắn giận thật?
Lần này sóng não chuẩn rồi.
Y yên tâm chui vào loan giá, sau này cứ tiếp tục cố gắng, không lo không chết được.
Để phòng việc mình đột ngột sập nguồn ở phủ Định Nam Vương, Khương Ngộ ngủ một chốc trong loan giá.
Khi tới nơi, Ân Vô Chấp phải lau sạch mắt cho y trước rồi mới ôm y ra đặt xuống xe lăn.
Trừ Định Nam Vương không cẩn thận trượt ngã thì mọi người trong phủ đều bước ra nghênh đón, còn cả một con chiến khuyển toàn thân đen kịt.
Lúc đầu nó cũng phủ phục dưới đất như mọi người, rất ngoan, mãi tới khi Ân Vô Chấp xuất hiện mới vẫy đuôi tíu tít, nhìn chằm chằm chủ nhân mình.
“Bình thân”.
Khương Ngộ cũng nhìn con chó kia.
Y từng nghe rất nhiều tin đồn liên quan tới con hắc khuyển này, nhưng hôm nay gặp rồi mới phát hiện nó cũng chỉ là một con chó to bình thường mà thôi.
Y không nhìn nó quá lâu.
Mọi người cùng vào vương phủ, con chó to cố tỏ ra ngoan ngoãn kia cuối cùng cũng không nhịn được mà rưng rưng vọt tới chỗ Ân Vô Chấp, chạy quanh người hắn, cọ vào bắp chân hắn.
“Được rồi, bệ hạ còn ở đây”.
Ân Vô Chấp vừa ngồi xổm xuống xoa lông cho nó vừa để nó không ngừng dụi vào mặt mình, khẽ cười, quát: “Không nghịch”.
“Để bệ hạ chê cười rồi”.
Định Nam Vương phi bên cạnh cũng nói.
“Từ nhỏ A Quế đã ở cạnh A Chấp, nó được một tay A Chấp nuôi nấng.
Hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, nhiều ngày không gặp nhau nên nó nhớ chủ”.
Khương Ngộ bình tĩnh nhìn cảnh tượng đó.
Con chó này đen thật, Ân Vô Chấp được nó tôn lên, trông lại càng trắng hơn.
Ân Vô Chấp bắt gặp ánh mắt y, bèn vỗ vỗ con chó to bên người: “Chào bệ hạ đi nào”.
A Quế cuối cùng cũng rời khỏi chủ, đôi con ngươi đen bóng nhìn sang Khương Ngộ.
Nó lại nghẹn ngào, sung sướng vẫy đuôi chạy tới trước mặt y, gác hai chân trước lên tấm chăn đắp nơi đầu gối y, dùng mũi thân mật cọ vào mặt y.
Khương Ngộ mặc kệ nó, không hề biến sắc.
Cái mũi chó ướt nhèm nhẹp, ngay cả đôi môi y cũng bị nó liếm trúng một chút.
Ân Vô Chấp hoàn hồn, quát to: “A Quế!”.
A Quế giật mình, tủi thân ngước đôi mắt chó, lại nghe Ân Vô Chấp nói: “Sang kia đi”.
Nó áu một tiếng nghe rõ thê thảm, dường như oan ức lắm.
“Mau lên”.
A Quế ủ rũ cụp đuôi, đi được hai bước còn quay đầu lại nhìn Khương Ngộ như đợi y lên tiếng.
Khương Ngộ không nói gì, nó bèn ai oán cuộn mình trong góc.
Tề Hãn Miểu vội vàng lấy khăn ra lau mặt cho Khương Ngộ: “Bệ hạ ơi, bệ hạ không sao đấy chứ”.
Định Nam Vương vừa sai người đi chuẩn bị nước nóng vừa nói bằng giọng ngạc nhiên: “A Quế xưa nay không lại gần người sống, hôm nay mới gặp lần đầu mà sao thân thiết với bệ hạ vậy nhỉ”.
Ân Vô Chấp cầm khăn ẩm lau mặt cho Khương Ngộ, nghe xong thì nhướng mày hỏi: “Trước đây bệ hạ từng gặp A Quế chưa?”.
“Chưa”.
Tề Hãn Miểu nhanh mồm nhanh miệng: “A Quế là chiến khuyển do tiên đế khâm phong, dân chúng đều nói nó có thần tính.
Nó vừa thấy bệ hạ đã tỏ ra thân thiết, vậy thì nhất định bệ hạ chính là rồng giáng lâm, thần tái thế đấy ạ”.
Những người khác cũng nhanh chóng phụ họa theo.
Khương Ngộ không để tâm tới mấy lời nịnh nọt đó: “Trẫm muốn gặp Định Nam Vương”.
Y vốn đến đây để xác nhận xem có đúng là Định Nam Vương bị thương không hay chỉ phối diễn với Ân Vô Chấp để lừa mình, tuy giữa đường bị Trần Tử Diễm ngáng chân nên đã quyết định thả Ân Vô Chấp về phủ, nhưng đến rồi thì không thể tay trắng quay về được.
Định Nam Vương phi tự dẫn đường cho y tới phòng ngủ chính, nói: “Phiền bệ hạ quan tâm, lão già này đúng là càng lớn tuổi càng vô dụng, có mỗi chút sương mà cũng trượt chân”.
Nàng than thở, nhưng lại khó nén vẻ đau lòng.
Lúc Khương Ngộ tới nơi, Định Nam Vương đã nằm thẳng tắp trên giường, nhìn thấy y thì lập tức ngồi dậy: “Bệ hạ, lão thần tham kiến bệ hạ”.
“Miễn lễ”.
Khương Ngộ hỏi: “Ái khanh bị thương ở đâu?”.
“Thần, thần không cẩn thận bị trặc chân”.
Khi thốt ra câu này, lòng Định Nam Vương thấy nhục nhã – ông vừa mới quả quyết rằng mình thân là võ tướng thì không thể ngã chỉ vì sương đọng, nào ngờ mới sáng sớm hôm nay đã phải làm trò cười cho thiên hạ, đúng là nghẹn cả lòng.
“Thầy thuốc nói sao?”.
Định Nam Vương đáp: “Lão thần chỉ cần vài ngày nữa…”.
“Chàng đừng có mà nói linh tinh”.
Định Nam Vương phi trừng cho ông chồng im bặt, lo lắng nói với Khương Ngộ: “Phàm đã động vào xương cốt thì trăm ngày mới khỏi, lại thêm việc ông ấy tuổi đã cao, theo ý thầy thuốc thì ít nhất cũng phải tĩnh dưỡng tới năm sau”.
“Làm gì mà tuổi đã cao”.
Định Nam Vương không chịu nhận già.
“Giờ cho ta tới quân doanh múa thương cũng được”.
Khương Ngộ hiểu rồi.
Sau khi Ân Vô Chấp đề nghị tìm một đại thần cao tuổi diễn kịch, người đầu tiên y nghĩ tới chính là Định Nam Vương.
Nhưng Ân Vô Chấp lại nói cha hắn là một võ tướng, nói là trượt chân vì sương thì sẽ tổn hại đến thanh danh, tất nhiên là không đồng ý.
Bây giờ nghĩ lại, tổn hại thanh danh cái gì, có lẽ cha con họ Ân chỉ không nỡ để vuột mất quyền thế trong tay thôi.
Dù sao nếu Định Nam Vương đã nằm trên giường an dưỡng thì chắc chắn sự vụ ông đảm nhận sẽ phải giao lại cho người khác.
Đối với Định Nam Vương thì có lẽ chuyện ấy cũng giống như bị đao cùn cứa từng nhát một, sao mà chịu đựng nổi.
Xem đi, chân đã sưng thế kia rồi mà vẫn còn không chịu nghỉ ngơi.
Khương Ngộ nói: “Ái khanh đừng cậy mạnh, nếu bị thương thì phải nghỉ ngơi cho tốt, trẫm đồng ý để khanh nghỉ nửa năm”.
Định Nam Vương: “?”.
Ân Vô Chấp cũng nhìn sang chỗ y: “Nửa năm thì lâu quá”.
“Không lâu, chừng nào khỏe rồi thì hẵng quay lại tìm trẫm”.
Dứt lời, Khương Ngộ lại nói: “Trả con trai lại cho khanh đấy, sau này cứ thỏa thích hưởng thụ niềm hạnh phúc gia đình đi”.
Nhất thời Định Nam Vương chẳng biết nên mừng hay sợ.
Khương Ngộ vừa đi ra ngoài, ông