Chưa mất 2h xe chạy đã đến nơi, lần này Thụy Khanh về lại nơi mình sinh ra và lớn lên với tâm trạng hoàn toàn khác với những lần trước.
Như đứa trẻ bị bắt nạt muốn chạy về mách mẹ, về gần đến nhà cô như an lòng
hơn rất nhiều. Như thể về đây là cô sẽ được yêu thương được che trở,
không phải gồng mình lên lo lắng bộn bề, không áp lực. Nhưng cũng lại
mang trong lòng nỗi xấu hổ vô cùng, cô sợ ánh mắt thất vọng và đau khổ
của hai đấng sinh thành. Bố mẹ cho cô điều kiện lớn lên tốt đẹp mà nhiều bạn bè đồng lứa không có được, cùng với kỳ vọng lớn lao. Mà cô lại trả
về cho bố mẹ một đứa con trưởng thành tàn tạ, với một cuộc hôn nhân thất bại, tan vỡ.
Đứng ngẩn ngơ hồi lâu trước cổng ngôi nhà to lớn
trước mặt, chợt có tiếng xe máy đỗ lại bên cạnh cô, ngơ ngác nhìn qua
thì thấy Thụy Nam đang trong tư thế cưỡi trên con xe thể thao Honda
CBR250RR yêu thích, anh trợn mắt nhìn cô từ trên xuống dưới. Cởi chiếc
mũ bảo hiểm xuống anh nói như liên thanh.
- Chị vừa đi bới rác về
đấy à, nhìn chẳng giống người bình thường chút nào cả, con mụ điên nhìn
còn chỉnh tề hơn chị. Chị biến mình thành cái gì thế này?
Nhìn thấy thằng em trai duy nhất mắng mỏ luôn mồm, cô chẳng thấy tức giận như hồi còn bé, chỉ thấy nó thân thiết lạ thường. Thụy Khanh nở nụ cười còn xấu hơn khóc.
- Chị đi bộ từ bến xe về đây.
- Đồ điên, sao không đi taxi hay gọi em ra đón. Hơn 3 cây số chứ ít gì.
Lòng Thụy Nam trầm xuống, khác biệt lạ lùng thế này ắt có biến. Trợ mắt lườm chị gái một cái, giọng anh giễu giễu:
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Vào nhà đi thôi, đứng ngoài mãi người ta lại tưởng chị là ăn xin mất./
Nói rồi anh mở cổng dắt xe vào nhà, chẳng thèm để ý Thụy Khanh đang
nghiến răng trèo trẹo.
- Cái thằng này…
Bà Hòa đang nhổ cỏ cho mấy cây hoa, nghe tiếng mở cổng, thấy hai đứa con một trai một gái đang trừng mắt nhìn nhau thì phì cười, đúng là nuôi con mãi mà không thấy
chúng nó lớn.
- Hai đứa mày đều làm bố làm mẹ cả rồi mà vẫn như trẻ con, nhìn thấy nhau là chạnh chọe. Mẹ tưởng Thụy Khanh mai mới về chứ.
Hai chị em cùng nhìn về bà Hòa rồi đồng thanh chào:
- Con chào mẹ.
- Con chào mẹ
Dứt lời hai chị em lại quay sang lườm nhau.
Tức cười! bà Hòa lườm yêu hai con của mình rồi giục: - Thôi vào nhà đi,
Phương Chi dẫn ba đứa trẻ đi Plaza rồi, chắc lát nữa mới về.
Vào
đến nhà, Thụy Khanh muốn đi tắm luôn, đương nhiên là mang theo một câu
móc mỉa: - “Hóa ra cũng biết là mình có một thân bốc mùi không chịu
được.” của Thụy Nam mang lên lầu.
Lâu không đi bộ một quãng xa như
vậy không ngờ vắt hết sức của Thụy Khanh. Trong lúc đợi bình nước nóng
cô ngồi trước quạt cho hết mồ hôi. Đến khi tắm rửa xong như lột xuống
một tầng bụi đất vậy.
Thụy Khanh vừa mở cửa phòng tắm thì có hai bóng nhỏ bé lao đến ôm lấy chân cô miệng hô ríu rít.
- Mẹ, mẹ đến rồi.
- Thế mà sáng mẹ bảo mai mới đến, hóa ra là lừa con.
Thụy Khanh sung sướng ôm hai đứa con, hôn mỗi đứa mấy cái mới thỏa lòng mong nhớ. Một tuần cô không được ôm con thế này rồi, việc ngày hôm qua khiến cô càng sợ hãi mất đi, chúng nó là năng lượng sống của cô lúc này.
- Mẹ muốn cho hai đứa bất ngờ mà. Thế có nhớ mẹ không?
- Con có ạ. Hai anh em đồng thanh nói.
- Thế nhớ mẹ có khóc nhè không?
Lâm Anh cười hắc hắc, còn My Anh thì xấu hổ vùi mặt vào hõm vai mẹ mình, tay nhỏ mũm mĩm vòng ôm lấy cổ mẹ.
- Con không khóc, nhưng tối em nhớ mẹ nên khóc, con còn phải kể chuyện cho em nghe em mới chịu ngủ.
Thụy Khanh cười, tay còn lại ôm con trai vào lòng.
- Cục vàng cục bạc của mẹ. Hai con ngoan lắm, biết dỗ dành nhau rồi.
Trong lúc ba mẹ con đang nhỏ to rầm rì thì cửa phòng mở ra. Là em dâu Thụy Khanh- Phương Chi.
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Phương Chi cười nói: -
- Chị, chị tắm rửa cho hai cháu rồi xuống nhà ăn cơm ạ, em với mẹ nấu sắp xong rồi.
- Uh, cảm ơn em! Lâu ngày không gặp bọn trẻ, mải nói chuyện không để ý đến thời gian.
- Không sao đâu, chị đi đường mệt nhọc, nghỉ ngơi thêm mới phải. Em xuống trước.
Nói rồi cô đóng cửa phòng lại cho ba mẹ con.
Thụy Khanh giục hai đứa nhỏ lấy quần áo. Lâm Anh từ năm ngoái học lớp một đã đào tạo để tự tắm, đến hè này cậu nhóc đã thành thục lắm rồi, My Anh
còn nhỏ nên vẫn phải mẹ tắm cho. Xong xuôi ba mẹ con xuống nhà, ông Vinh -bố của Thụy Khanh cũng trở về từ cửa hàng vật liệu xây dựng của gia
đình, đang ngồi trên sofa đọc báo. Thụy Khanh để hai đứa nhỏ đi tìm con
của Thụy Nam là bé Kiên chơi, còn cô ngồi xuống bên cạnh ông Vinh, hai
tay ôm lấy cánh tay ông kêu một tiếng “ Bố”
Ông Vinh đặt tờ báo xuống đùi, bàn tay xoa đầu Thụy Khanh, cười cười: - Gái rượu của bố về rồi à.
Nghe được cách gọi như khi còn bé, Thụy Khanh
cười, nhẹ giọng “Dạ”. Hai bố con nói được mấy câu thì bà Hòa gọi vào ăn cơm tối. Bữa ăn vì có mấy đứa trẻ mà trở nên huyên náo, người lớn cũng không được yên.
Hiểu
con không ai bằng bố mẹ. Suốt bữa ăn không nói gì quá nhiều, nhưng thấy
Thụy Khanh ăn uống không tập trung, cũng chẳng ăn được cái gì, khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, chán trường. Dù cố cười nhưng nụ cười kia càng khiến
người nhìn thấy khó chịu. Lại thấy lần này con gái về đón con mà không
có con dể về cùng, cũng thấy khác lạ. Hai ông bà không kiên nhẫn được
bao lâu, ăn cơm xong một lúc liền gọi Thụy Khanh vào trong phòng nói
chuyện.
Lát sau, trong phòng dưới lầu liền truyền ra tiếng đổ của vật nặng, kèm theo là tiếng khóc dấm dứt của hai người phụ nữ.
Thụy Nam vẫn để ý đến bên này, nghe thấy tiếng vội vàng từ phòng khách phi đến.
Mở cửa phòng vào, chỉ thấy cây treo quần áo bằng gỗ đổ kềnh dưới đất,
một tai còn gãy khỏi thân. Mẹ và chị thì ôm nhau khóc, mặt bố hầm hè,
thở hổn hển như nhìn thấy con nợ mấy năm không trả.
Cẩn thận nhấc cây treo lên, anh đến bên cạnh bố ngồi xuống, nhẹ giọng hỏi:
- Chuyện là thế nào vậy bố?
Hít thở mấy cái, ông Vinh mới gầm nhẹ lên:
- Thằng chó má kia ngoại tình, hôm qua bảo chị mày ký đơn ly hôn.
Nghe thế, Thụy Nam máu như sôi lên đầu. Thấy mẹ và chị khóc nấc, mắt anh
cũng đỏ ngầu lên, nhưng giọng nói thì lại chẳng giống như an ủi người
khác.
- Sao chị ngu thế, bảo chị bao nhiêu lần là chăm chút cho bản thân đi, cứ úi xùi cho qua, bảo là chồng con rồi cần gì đẹp. Ngày xưa
là hoa khôi thì nó săn nó đón, giờ nhìn chị khác gì con mẹ bán thịt ở
chợ đâu, nó chẳng chán chẳng chê.
- Mày có thôi đi không, sao nói chị mày như thế.
Ông Vinh quát lên.
- Hừ, hừ, con có nói sai đâu, giờ khóc làm gì. Nó ngoại tình thì thuê
thằng nào thiến mẹ nó đi là xong, đập cho một trận thừa sống thiếu chết
rồi bỏ.
Cả nhà trầm mặc một lúc. Vẫn là Thụy Nam lên tiếng trước:
- Thế bây giờ chị định thế nào?
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Chịu đựng từ hôm qua không rơi một giọt nước mắt. Đến hôm nay ở trong vòng
tay bố mẹ cô mới thấy mình tủi thân vô cùng, hai mươi tuổi vừa đi học,
vừa lấy chồng sinh con. Từ đó đến nay trải qua bao nhiêu vất vả mệt nhọc chỉ mình cô mới biết. Cô thương chồng đi làm vất vả, việc con cái,
việc nhà cô đều tự mình khắc phục. Gia đình nhỏ đó là bao công cô vun
vén, lễ tết bên nội bên ngoại một tay cô chu toàn. Nhưng dù là như thế,
cái cô nhận được lại chỉ là mấy câu “ đã không còn tình cảm nữa rồi, ly
hôn thôi”.
Khóc ra được cũng nhẹ lòng, những dồn nén đã theo những
giọt nước mắt giải tỏa bớt những bức bối trong cô. Nhìn em trai, lại
nhìn bố mẹ đang lo lắng cho mình, cô nói:
- Con đã liên hệ luật sư, cũng thuê thám tử tư tìm bằng chứng ngoại tình của anh ta, con sẽ giành quyền nuôi hai đứa trẻ. Còn ngôi nhà anh ta không có tranh giành với
con. Con đoán, mấy năm nay không đưa tiền cho con là đã mua được chỗ nào đấy rồi. Đợi vị thám tử và luật sư kia điều tra ra sẽ biết ngay thôi.
- Coi như chị cũng biết tính toán, vẫn còn chữa được, không ngu lắm. Hừ,
sao cũng phải khiến thằng đấy chảy máu một ít mới được.
- Nói cái gì thế, từ nãy tới giờ con chẳng nói được câu nào tử thế.
Bà Hòa không vừa lòng, liếc xéo con trai. Ông Vinh cười khẩy nói:
- Nói không sai, dù không đập được nó một trận, cũng phải để cho nhà bên
đấy phải nôn ra máu. Trước đây khi muốn cưới thì nói thế nào, giờ ra
sao? Lúc nào nhận được kết quả của Luật sư và thám tử, con đừng quá xúc
động, để việc này bàn bạc cùng bố xử lý. Con gái tao mà để thằng ranh đó tùy ý khinh bỉ được à?
Lòng Thụy Khanh ấm áp, vẫn là máu mủ mới
thương mình. Cô cũng không có gì phản đối, bố mẹ ra mặt cho mình lúc này là niềm an ủi và là chỗ dựa cần thiết nhất của cô.
- Vâng ạ, con nghe bố mẹ.