Sau khi nói những điều đó Thích Nhất Hạnh đã không làm khó hai người Hạ Tường Vũ mà để họ tự do rời khỏi núi Thiếu Nhất.
Sỡ dĩ lão hoà thượng không bắt hắn lại vì một số lý do. Lão hoà thượng là một người có khả năng nhìn thấu cảm xúc của người khác thông qua màu sắc mà họ thể hiện ra.
Ở Hạ Tường Vũ lão đã nhìn thấy hắn là một màu đen tối của sự tiêu cực với xã hội này. Nhưng trong bóng tối ấy lại đang tồn tại một nguồn sáng nhỏ đang le lói được thắp lên. Nguồn sáng hy vọng ấy vô cùng mong manh khiến một người sống để phổ độ chúng sinh như lão muốn nguồn sáng nhỏ đó có thể rực sáng bên trong tâm hồn của cậu thiếu niên trẻ tuổi Hạ Tường Vũ.
Một người tiêu cực như hắn không thể nào đến với Phật pháp lại càng không có hứng thú với Phật gia. Tại sao lại đến núi Pháp Vân đặng lấy cắp tâm pháp. Ắt hẳn là có người đứng đằng sau chỉ bảo. Lão đoán được rằng người đó phải nhận ra sự tiêu cực từ trong tâm hồn của cậu thiếu niên kia mới cho hắn tìm đến với nơi này. Cho nên lão mới bám theo để xem cho rõ người ấy là ai.
Khi nhìn thấy Hồ yêu Linh Nhi lão đã nhìn thấy được một màu cam tích cực từ nàng. Dù Linh Nhi có hận những kẻ đã ép mẫu thân nàng đến con đường chết, nhưng nàng đã từng được một hoà thượng cứu giúp thoát khỏi sự chèn ép đó. Cho nên nàng có một quan niệm đó chính là ác giả ác báo thiện giả thiện lai.
Oan oan tương báo bao giờ mới dứt, cho nên trong lòng nàng đã không còn sự hận thù. Nhưng dù vậy nàng vẫn không tha thứ cho loài người, cho nên nàng mới bỏ mặc những con người kia. Nhưng vì Hạ Tường Vũ đã bám lấy nàng cầu xin sự giúp đã khiến nàng nhớ đến hoàn cảnh của chính bản thân ngày trước.
Cũng đã phải cầu xin trong tuyệt vọng mà không ai đưa tay ra giúp cho đến khi gặp một nhà sư vô danh. Hình ảnh đó khiến nàng không thể bỏ mặc Hạ Tường Vũ mà dang tay ra cứu lấy hắn.
Hình ảnh nàng dù biết không đánh lại đối phương vẫn một mực đứng ra bảo vệ hắn đủ thấy nàng thật sự muốn mang đến cho kẻ tiêu cực kia một gia đình.
Nếu thực sự một kẻ tiêu cực như chàng thiếu niên kia có thể được cảm hoá từ thứ tình cảm của hồ yêu. Thì cũng là lúc một con người được sự cứu rỗi. Lý Nhất Hạnh cũng muốn chứng kiến thứ ánh sáng kia một ngày nào đó đẩy lùi đi màu đen tiêu cực trong tâm hồn của Hạ Tường Vũ. Từ giây phút này lão sẽ dõi theo hắn để giúp hắn phần nào giác ngộ đạo lý mà không sống trong sự hận thù.
Lão đứng trước gió nhìn hai người họ xuống núi mà trong lòng mang theo rất nhiều tâm sự.
“A di đà phật. Ngã phật từ bi.”
Lúc này hai đệ tử giữ cửa mới từ bên trên núi di chuyển xuống. Nhìn thấy Thích Nhất Hạnh đăm chiêu nhìn về hướng đường xuống núi thì to mò lại gần và nói:
“Trụ trì, chúng ta để họ ra đi dễ như vậy sao.”
“Vậy con muốn ta làm gì với hai con người tội nghiệp kia.”
“Con không rõ ý người. Xin người khải thị.”
“Đinh Tâm, con có từng nghe câu. Thiên đường dành cho những kẻ khốn cùng chưa. Nơi đấy dành cho những con người thật sự an năng và thay đổi. Khi con người ta đến bước đường cùng, thứ mà họ nghĩ đến là những sự tiêu cực . Và hận vì đa sinh ra trên cuộc đời này.
Nếu ta có thể giúp họ có sự bình an trong tâm hồn. Thay đổi họ, uốn nắng họ. Đi đúng về lẽ phải, thì có gì là sai.
Những người giàu có họ sống trong nhung lụa. Khi họ lên chùa xưng phật xưng thần, nhưng tâm họ liệu có thấy được sự mầu nhiệm của đạo chăng. Họ liệu có tin vào thần linh mà thay đổi chăng. Hay chỉ nói mà không làm.
Chỉ có những người như cậu thiếu niên kia. Tuyệt vọng đến cùng cực rồi khi nhận lấy sự mầu nhiệm cậu ta sẽ giác ngộ được đạo là gì. Mà chấp nhận đánh đổi tất cả để có được nó.”
Định Tâm chắp tay trước lời dạy của Thích Nhất Hạnh