Nước Tần tiêu diệt nước Yến. Thiên hạ từ thế chân vạc ba nước trở lại cục diện hai nước nam bắc cách nhau bởi con sông.
Trung Nguyên liên tiếp chiến loạn. Hoàn Ôn hai lần bắc phạt. Tần diệt Yến. Đại Tấn Giang Nam cũng không nhàn rỗi, làm việc mà nó "am hiểu" nhất - Đổi hoàng đế.
Chưa đầy ba mươi năm, đã đổi năm vị hoàng đế.
Hơn nữa chỉ có thái hậu Chử Toán Tử hai mươi hai tuổi phò tá vị hoàng đế mới ba tuổi, tiếp tục chính sách thống nhất bắc nam của Đại Tấn. Nhà cậu Trần Quận Tạ thị cũng theo đó cũng được nhờ, không còn lệ thuộc và Lang gia Vương thị nữa.
Chử Toán Tử là một hoàng hậu tài đức vẹn toàn, tuổi còn trẻ nhưng không kiêu căng, tận tụy cần mẫn cai trị Đại Tấn. Chờ hoàng đế mười lăm tuổi đến tuổi trưởng thành, Chử Toán Tử không đợi đại thần yêu cầu, tự mình hạ chiếu, thành công rút lui:
"Ta năm xưa không may, hoàng đế còn nhỏ, hoàng quyền nhỏ yếu, vị trí hư ảo. Bách quan khanh sĩ đều tuân theo quy định tiền triều, khuyên ta nhiếp chính. Vì tầm quan trọng của xã tắc, ta tuân theo các quy tắc có sẵn từ niên đại trước, cố gắng nghe theo số đông, không dám khăng khăng nghe theo ý mình. Dựa vào sự che chở của tổ tiên, kính xin dựa vào sự ủng hộ của quần thần, hoàng đế đã trưởng thành làm lễ đội mũ, lễ chế đã xong, nên tự mình chấp chính, cai trị đất nước. Bây giờ trả lại chính sự. tất cả đều tuân theo quy cũ." (Trích: từ "Đại Tấn, quyển 32, liệt truyện thứ 2)
Quyền lực ăn mòn lòng người. Người bình thường không có cách nào từ bỏ hoàng quyền, sẽ cố gắng hết sức tiếp tục nắm hoàng quyền trong tay. Lúc này Chử Toán Tử chỉ mới ba mươi lăm tuổi, tinh lực tràn đầy, đúng là thời điểm thích hợp gây chuyện.
Nhưng Chử Toán Tử lại có phong thái của Vương Đạo, có quyền lực nhưng không tham lam quyền lực, nói lui là lui. Từ đó lui về sống trong cung Sùng Đức, không màng đến chuyện chính sự.
Ngoài việc trị quốc, Chử Toán Tử còn bồi dưỡng hoàng đế rất tốt. Sau khi hoàng đế nhận được hoàng quyền, tuân theo phương pháp "Tất cả mọi việc đều tuân theo quy cũ" của Chử thái hậu, giống như cha và bác của hắn ta, đều mà minh quân.
Đáng tiếc Tư Mã gia của Đại Tấn chạy không thoát lời nguyền rủa minh quân chết sớm. Bốn năm sau, hoàng đế bệnh chết, năm đó mới mười bảy tuổi, danh hiệu trong sử sách là Mục Đế...
Mục Đế đã thành thân, nhưng vì sức khỏe không tốt, chết quá sớm, hoàng hậu còn chưa có mang thai, không có người nối dõi, huyết mạch tuyệt tự, ngay cả người nối dõi cũng không có.
Làm sao đây?
Dựa theo quy định thừa kế huynh chết đệ kế, nên do em trai của Mục Đế thừa kế hoàng vị.
Nhưng thái hậu Chử Toán Tử năm đó chỉ sinh được một con trai, vì vậy phải truy lại một thế hệ trước. Thái Hậu và các đại thần lập trưởng tử Tư Mã Phi của bác cả Thành Đế làm hoàng đế.
Tư Mã Phi đã hai mươi hai tuổi, theo lý mà nói, chính là lúc tạo nên sự nghiệp, nhưng mẹ của Tư Mã Phi là Chu quý nhân có thân phận thấp hèn, không chịu được giáo dục hoàng đế nghiêm khắc, mơ mơ hồ hồ làm một vương gia nhàn rỗi, căn bản không hiểu việc trị quốc. Hơn nữa Tư Mã Phi thường ngày trầm mê luyện đan và dùng ngũ thạch tán, căn bản là đầu óc không có lúc nào tỉnh táo, làm sao cai quản đất nước đây?
Các quan đại thần không còn cách nào khác, đành phải mời Chử thái hậu đang dưỡng lão ở cung Sùng Đức ra một lần nữa, tiếp tục làm thái hậu nhiếp chính.
Hai lần làm thái hậu nhiếp chính, đây là chuyện độc nhất vô nhị trong lịch sử. Lần trước Chử Toán Tử phóng khoáng xoay người, dứt khoát lưu loát từ bỏ hoàng quyền. Vì vậy các đại thần lựa chọn tin tưởng vào năng lực của thái hậu, về cơ bản coi hoàng đế như là biểu tưởng, mặc cho hắn ta chơi ngũ thạch tán tự dày vò thân thể.
Tư Mã Phi chơi ngũ thạch tán ba năm, cuối cùng tự gi3t ch3t bản thân.
Ngũ thạch tán làm hại đến khả năng sinh sản của đàn ông. Tư Mã Phi có hoàng hậu và phi tử để khai chi tán diệp, nhưng hoàng hậu vẫn chưa mang thai, có phi tử sinh hạ một hoàng tử, nhưng bởi vì vừa sinh ra đã yếu ớt, chưa đầy tháng đã chết yểu, huyết mạch cũng cắt đứt không có người nối dõi.
Vị hoàng đế thứ hai cũng chết rồi. Bởi vì Tư Mã Phi quá mức bừa bãi, các quan đại thần chọn cho hắn ta thụy hào là "Ai(*)", trong lịch sử gọi là Ai Đế.
(*)
Ai: nghĩa là bi thương, đau thương. Trước lạ sau quen, Chử thái hậu và các quan đại thần đưa đệ đệ Tư Mã Dịch của Ai Đế lên làm hoàng đế.
Tư Mã Dịch năm nay hai mươi ba tuổi, cũng do Chu quý nhân sinh, không được giáo dục nghiêm khắc làm hoàng đế. Có Ai Đế trước đó làm tấm gương, đại thần có chút hốt hoảng, cảm thấy vị hoàng đế cũng không đáng tin cậy. Vì vậy biết rõ Tư Mã Dịch đã sớm trưởng thành, nhưng vẫn mời Chử Toán Tử làm thái hậu nhiếp chính.
Cứ như vậy, Chử Toán Tử bốn mươi mốt tuổi làm thái hậu nhiếp chính lần thứ ba.
Tư Mã Dịch là một hoàng đế tầm thường, không có tài cán gì, nhưng cũng không làm bậy giống như ca ca chơi ngũ thạch tán. Tất cả đều nghe theo lời Chử thái hậu.
Nhưng Tư Mã Dịch có sở thích - Long dương chi tích, hắn ta thích đàn ông.
Vốn dĩ là hoàng đế, thích đàn ông cũng không có vấn đề gì, hoặc là căn bản không có vấn đề gì.
Ví dụ như hoàng đế Phù Kiên của nước Tần phía bắc sông Trường Giang nam nữ đều ăn. Đưa cả công chúa Thanh Hà và em trai Mộ Dung của nước Yên nhập hậu cung, chị gái và em trai đều là sủng phi.
Nhưng Tư Mã Dịch lại là một hoàng đế bù nhìn. Hắn ta là con rối của Chử thái hậu và các quan đại thần, không có quyền lực gì trong tay.
Làm con rối thì phải nghe lời, chỉ cần nghe lời thì cả đời giàu sang phú quý.
Nhưng Tư Mã Dịch hiển nhiên không đủ tự giác, nghĩ trong lòng hắn ta không thể quyết định chuyện trong triều, nhưng ít nhất hắn ta có thể quyết định chuyện của hậu cung!
Ví dụ như hắn ngủ với đàn ông hay phụ nữ, thái hậu và quan đại thần không thể quản đến chuyện trên giường của hắn được.
Nhưng trước tiên phải để lại con nối dõi cái đã, nếu không sẽ trở thành điểm yếu. Vì vậy trước tiên Tư Mã Dịch ngủ với phụ nữ, sau khi chờ hai phi tử sinh cho hắn ta ba vị hoàng tử, Tư Mã Dịch cảm thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ nối dõi tông đường, thì hắn ta bắt đầu đi tìm "tình yêu đích thực" - Hắn ta đưa đám nam sủng vào hậu cung làm chuyện càn rỡ.
Điều này đầu tiên dẫn đến sự bất mãn của Chử thái hậu. Trong hậu cung ngoại trừ thái giám còn có phi tử, nếu không cắt bỏ cái thứ dưới đũng qu4n, lỡ như nam sủng trêu chọc phi tử, dâm loạn hậu cung thì sao?
Nếu làm lẫn lộn huyết thống hoàng thất, huyết thống Tư Mã gia bất chính, hoàng vị bất chính. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tính dục của hoàng đế, mà còn liên quan đến sự ổn định của giang sơn xã tắc.
Chử thái hậu nhiều lần tỏ ý bất mãn với Tư Mã Dịch, muốn hắn đưa nam sủng ra khỏi hậu cung, nếu không hậu hoạ khôn lường.
Tư Mã Dịch không nghe, nhất định phải giữ đám nam sủng bên cạnh mình. Hắn ta không có sở thích khác, cũng không có hoàng quyền, nam sủng là thứ an ủi duy nhất của hắn ta, làm sao hắn ta bỏ được?
Chử Toán Tử cố gắng thuyết phục mấy lần đều vô dụng, chỉ có thể thở dài: "Ai gia không thể quản được ngươi, ngươi tự giải quyết cho tốt."
Tư Mã Dịch lộ ra nhược điểm lớn như vậy, đại thần duy nhất có quyền lực trong triều Hoàn Ôn nhất quyết nắm chặt không buông. Mấy năm nay dã tâm của Hoàn Ôn càng bành trướng, đúng lúc muốn tìm một người luyện tay.
Tư Mã Dịch đúng lúc đụng phải họng súng Hoàn Ôn.
Hoàn Ôn lan truyền tin đồn trong dân gian, nói hoàng đế bị liệt dương, có sở thích long dương chi tích (Suy luận hoàng đế thật ra là người nằm dưới), còn mang nam sủng quấn nhau bên người. Vì củng cố hoàng vị, con nối dõi là do nam sủng và phi tử thông dâm, ba hoàng tử trong hoàng cung thật ra là dã chủng của nam sủng, không có huyết mạch hoàng thất.
Tin đồn này vạch trần quá rõ, Tư Mã Dịch có trăm cái miệng cũng không chối cãi được. Bởi vì nam sủng ở trong hậu cung là thật. Ý kiến huyết mạch của ba hoàng tử không thuần chủng càng ngày càng nhiều. Hoàn Ôn thừa cơ dâng thư lên Chử thái
hậu nhiếp chính, yêu cầu thái hậu phế hoàng đế, tránh cho việc hoàng vị bị rơi vào tay người ngoài.
Thư của Hoàn Ôn chính là do thủ hạ mưu sĩ đầu tiên Tạ An cầm đao hoàn thành, chữ như châu ngọc: "... Làm chuyện vẩn đục, không tuân theo lễ nghĩa. Có ba nghiệt, lại không biết ai là tử. Đạo đức luân lý không còn, tiếng xấu lan xa. Không thể dâng giang sơn xã tắc, kính thừa tông miếu. Hơn nữa quá mức vẩn đục, muốn ngôi vị thái tử, lừa dối tổ tiên, ca tụng sự thay đổi nền móng hoàng thất, có thể nhịn, nhưng không thể chấp nhận được! ”(Chú thích: Từ“ Thái Bình ngự lãm”, hoàng vương bộ quyển hai mươi tư.)
Chử thái hậu nhìn thấy tấu thư, tâm trạng rất phức tạp, thở dài: "Ai gia đã sớm dự đoán trước, không ngờ Hoàn Ôn lại đến nhanh như vậy."
Bảo đảm huyết thống hoàng thất thuần khiết là trách nhiệm của Chử thái hậu, nhưng ba hoàng tử trong cung đúng là mầm mống của Tư Mã Dịch - Nhưng vấn đề chính là xuất hiện ở đây, Tư Mã Dịch không có cách nào chứng minh ba con trai này là con trai của mình.
Bởi vì bên cạnh Tư Mã Dịch luôn có nam sủng đi theo, đồng dạng thời nam sủng cũng không có cách nào chứng minh ba nhi tử kia không phải mầm mống của hắn ta.
Về vấn đề này, Chử thái hậu biết rất rõ, Tư Mã Dịch quá tầm thường, vô năng, hắn ta căn bản không dám vấy bẩn huyết thống hoàng tộc.
Nhưng mà Chử thái hậu cũng không có bằng chứng để ủng hộ Tư Mã Dịch.
Huyết thống hoàng thất không được phép có nửa điểm nghi ngờ, nếu không tương lai sẽ đem tới tai họa.
Vì vậy, Chử thái hậu không còn cách nào khác, chỉ đành phải trả lời tấu sớ của Hoàn Ôn: "Ai gia chịu trăm mối lo này, cảm niệm người sống kẻ chết, lòng như đao cắt."
Ý là đồng ý phế đế.
Chử thái hậu gật đầu, Tư Mã Dịch bị rớt đài, trục xuất khỏi hoàng cung, giáng xuống làm Hải Tây Công - Ngay cả vương tước cũng không phải, cũng không có người nào can thiệp hắn và nam sủng khanh khanh ta ta rồi.
Có điều từ hoàng đế trở thành công tước đã giáng một đòn mạnh vào Tư Mã Dịch. Hắn ta không còn tâm trạng yêu đương với nam sủng của mình nữa, suốt ngày rượu chè bê tha.
Hoàn Ôn không yên tâm hắn ta, phái người đến thăm dò, nói Chử thái hậu mời hắn ta hồi cung, làm hoàng đế một lần nữa. Tư Mã Dịch mừng như điên, đang muốn xuất môn thì bị ngăn cản, nói sợ trúng kế. Nếu Hải Tây Công xuất môn, chính là vào đường chết.
Dù sao thì Tư Mã Dịch cũng là người tầm thường, lùi bước, thử cũng không dám thử. Hoàn Ôn mới yên tâm, không giết hắn ta.
Bởi vì chuyện nam sủng mà Tư Mã Dịch mất ngôi vị hoàng đế, nhưng Đại Tấn lại cần một hoàng đế.
Lập ai đây?
Chử thái hậu nói không có trọng lượng, chỉ có Hoàn Ôn nắm trong tay binh quyền Đại Tấn nói mới có trọng lượng.
Hoàn Ôn gạt bỏ tất cả những người trẻ tuổi của Tư Mã thị, tìm người có bối phận cao nhất, tuổi tác lớn nhất, hơn nữa còn là trưởng bối của Chử thái hậu - Hội Kê Vương Tư Mã Dục.
Chử thái hậu bốn mươi tám tuổi, mà vị Hội Kê Vương này đã năm mươi hai tuổi rồi.
Hoàn Ôn khăng khăng muốn lập Hội Kê Vương làm hoàng đế. Thứ nhất là để tránh cho Chử thái hậu Chử Toán Tử rất có uy tín và lực ảnh hưởng trong triều tiếp tục làm thái hậu nhiếp chính.
Bởi vì Hội Kê Vương đã năm mươi hai tuổi, có sẵn kinh nghiệm chính trị, nên ông ta không cần sự trợ giúp của Chử Toán Tử.
Thứ hai, vì tuổi của Hội Kê Vương so với quy luật thọ mệnh ngắn của Tư Mã gia, thì hẳn sẽ không sống lâu. Đến lúc đó Hoàn Ôn sẽ bắt Hội Kê Vương phải nhường ngôi cho mình.
Cứ như vậy, ngai vàng của Đại Tấn rơi vào đầu Hội Kê Vương đời ông nội. Cháu dâu Chử Toán Tử lại một lần nữa lui về cung Sùng Đức, đóng cửa không ra, không quan tâm chuyện chính trị.
Tư Mã Dục không muốn làm một hoàng đế bù nhìn, nhưng không phải muốn là làm được. Cả ngày đều trôi qua trong lo lắng thấp thỏm. Vốn tuổi già cơ thể yếu, bỗng dưng có áp lực nặng như núi Thái Sơn d3 xuống, Tư Mã Dục chỉ làm hoàng đế mấy tháng, cơ thể sụp đổ.
Trước khi chết, Tư Mã Dục chịu sức ép của Hoàn Ôn, viết chiếu chỉ truyền ngôi, truyền ngôi cho thái tử Tư Mã Diệu, đồng thời muốn Hoàn Ôn làm đại thần nhiếp chính, giúp đỡ thái tử.
Điều này tương đương với việc lót đường cho Hoàn Ôn xưng đế. Tất cả người có dã tâm, Tào Tháo, Tư Mã Ý đều bắt đầu từ đại thần nhiếp chính.
Các đại thần thuyết phục: "Bệ hạ vạn lần không được!"
Tư Mã Dục thở dài: "Đứng đầu thiên hạ, chẳng lẽ chỉ có mỗi Tư Mã gia hay sao? Tư Mã gia chúng ta dựa vào may mắn mới có được thiên hạ."
"Tư Mã gia chúng ta là dựa vào Tuyên Đế (Tư Mã Ý) và Nguyên Đế (Hoàng đế lập ra Đông Tấn Tư Mã Duệ) có được thiên hạ."
Một nữ tử tóc trắng như bạc đi vào dưới sự bao quanh của mọi người, đó chính là công chúa Thanh Hà có bối phận cao nhất, mang huyết thống thuần khiết nhất. Phò mã Tào Thống, còn có thái hậu Chử Toán Tử đều đi bên cạnh nàng.
Công chúa Thanh Hà đã sắp bảy mươi tuổi nhưng hai mắt sáng ngời, thần thái sáng láng, cùng với đầu tóc bạc trắng. Cùng với Tào phò mã giống như tiên nhân đứng cạnh nhau, một đôi bích nhân, giống như hai người lúc nào cũng có thể cưỡi hạc về trời, thành đôi thần tiên quyến lữ.
Công chúa Thanh Hà xé nát di chiếu phong Hoàn Ôn làm nhiếp chính: "Bệ hạ dù sao cũng là người sắp chết. Người chết còn sợ người sống sao? Bệ hạ truyền ngôi cho thái tử Tư Mã Diệu, chúng ta nhất định sẽ bảo vệ hoàng đế, đối phó Hoàn Ôn."
Tư Mã Dục có chút do dự. Hắn ta thực sự bị quyền lực của Hoàn Ôn dọa sợ vỡ mật. Vì vậy sau khi làm hoàng đế được vài tháng thì phát bệnh, sắp rời khỏi thế gian.
Tư Mã Dục nói: "Nếu không phong Hoàn Ôn làm đại thần nhiếp chính, hắn ta nắm trong tay binh quyền, thẹn quá hóa giận, sẽ làm phản. Đến lúc đó ở Đại Tấn không ai có thể ngăn cản được hắn ta. Hiện nay đang đối địch với nước Tần mạnh mẽ, Đại Tấn không thể nội chiến."
Công chúa Thanh Hà cho Tư Mã Dục ăn một viên thuốc an thần: "Chắc chắn ngươi rất hiểu rõ những chuyện ta đã trải qua, loạn Bát Vương, loạn Vĩnh Gia, loạn Vương Đôn, loạn Tô Tuấn, ta đều sống sót, có quyền thần ngang ngược dã tâm nào ta chưa từng gặp qua? Mỗi lần đều cười đến cuối cùng, lần này đối phó Hoàn Ôn cũng không ngoại lệ. Ngươi phải tin ta, chúng ta có cách đối phó hắn ta."
Có được sự hứa hẹn của công chúa Thanh Hà, lúc này Tư Mã Dục mới không kiên trì nữa, viết di chiếu, truyền ngôi cho thái tử Tư Mã Diệu. Bởi vì thái tử quá còn quá trẻ tuổi, nên sẽ do thái hậu Chử Toán Tử làm thái hậu nhiếp chính, giúp đỡ thái tử.
Tư Mã Dục băng hà, Hoàn Ôn tràn đầy sự vui vẻ chờ bản thân được phong làm đại thần nhiếp chính, danh chính ngôn thuận nắm hết quyền hành, nhưng lại chờ được tin tức thái hậu Chử Toán Tử lại một lần nữa xuống núi làm thái hậu nhiếp chính!
Hơn nữa, Tư Mã Dục trong di chiếu muốn Đại Tư Mã Hoàn Ôn noi theo Gia Cát Lượng và Vương Đạo!
Gia Cát Lượng và Vương Đạo là ai? Đều là người mấy lần làm thừa tướng, nhưng từ đầu đến cuối đều tuân thủ bổn phận thừa tướng, không vấy nhiễm hoàng quyền, là hiền thần thấy đức thu phục người.
Trước khi Tư Mã Dục chết, cuối cùng thắt lưng cũng cứng một lần, dùng Gia Cát Lượng và Vương Đạo mỉa mai Hoàn Ôn.
Huân Ôn tức giận, râu như con nhím dựng đứng lên.
- -----oOo------