Đã như vậy Phạm Ninh cũng không khiêm tốn nữa, hắn cười nói:- Quan huyện không chê học trò kém cỏi, trò nguyện bị chê cười, viết ra một bức.
Hắn lấy một tờ giấy trải rộng ra, nghĩ một hồi liền cất bút viết:Xử thế vô kỳ duy trung duy thứ (Đối nhân xử thế không có gì ngoài trung thành và tha thứ)Trị gia hữu đạo khắc cần khắc kiệm.
(Quản lý gia đình nhớ câu cần cù tiết kiệm)- Hay!Lý Vân giơ ngón tay cái lên tán thưởng:- Xử thế vô kỳ duy trung duy thứ thực sự đã nói lên tiếng lòng của ta.
Ông ta cầm câu đối đọc đi đọc lại hai lần, càng đọc càng thấy thích, mang câu đối này về tìm một người nổi tiếng viết chữ đẹp viết lại, sau đó đem tặng cha vợ làm quà mừng thọ, nhất định cha sẽ thích.
Triệu Tu Văn đứng bên cạnh ông ta cũng nóng lòng muốn nhờ Phạm Ninh viết cho một bức câu đối, quả thật đúng là thần đồng của Phạm gia, viết câu đối thật lợi hại.
Tuy nhiên ở trước mặt quan huyện, y không tiện nói ra đề nghị này.
Sau này mau tìm cơ hội nhờ Phạm Ninh viết cho.
Y liền nhắc nhở:- Quan huyện, bây giờ không còn sớm, còn phải đi thăm học đường khác.
Lý Vân gật đầu, cẩn thận cất câu đối, cười nói:- Ngươi cũng nghỉ ngơi sớm đi, chúc ngươi ngày mai tiếp tục phát huy xuất sắc, chiến thắng trong vòng bán kết!- Đa tạ quan huyện cổ vũ, trò nhất định sẽ cố gắng hết sức.
Hai người họ tiếp tục nói vài câu khích lệ Phạm Ninh, sau đó mới rời khỏi phòng.
Hai vị quan này vừa đi, Phạm Ninh liền nhéo vào chính mình, cười đến mức cứng cả cơ mặt.
Lúc này, bỗng nhiên bụng hắn kêu ùng ục, chợt cảm thấy đói lả, hắn lúc này mới nhớ ra mình chưa ăn cơm chiều.
ảng sáng, sau khi cổng thành vừa được mở ra, thì có hai kỵ sĩ trên người mặc áo choàng được thêu bằng vàng từ xa cưỡi ngựa chạy nhanh đến, họ phóng ngựa vội vã trên đường, lắc tới lắc lui cái lục lạc trong tay, tiếng lách cách nhiều lần dồn dập khiến khắp nơi có thể nghe thấy được.
Trên đường đi mọi người đều né tránh, đây là văn thư khẩn cấp được tốc hành truyền đến.
Phía sau lưng của áo choàng có một cái tù và, đây là hai người đưa tin nhanh họ Vương có tiếng ở Kinh thành, công việc chuyển giao tốc hành ở Đại Tống rất phát đạt, toàn Kinh thành có hơn hai mươi cửa tiệm chuyển giao tốc hành.
Trong vùng Phủ Bình Giang cũng có năm cửa tiệm chuyển giao tốc hành, ví như chuyển giao tốc hành của Dương Ký ở trấn Mộc Đổ chính là tiệm chuyển giao tốc hành lớn nhất, gửi tin hay chuyển vật, rất tiện lợi.
Cửa hiệu chuyển giao thông thường là chuyển bằng cách đi bộ (bộ đệ), chuyển bằng thuyền (thuyền đệ) và chuyển bằng ngựa (mã đệ).
Bộ đệ chủ yếu vận chuyển những vật phẩm ít, nhỏ và không vội vàng, thuyền đệ chú trọng về vận chuyển hàng hoá, còn mã đệ thì phải là những thứ cần vận chuyển khẩn cấp.
Trong trường hợp là hai người mã đệ, dễ dàng thấy được họ đến để truyền văn kiện hay ấn phẩm khẩn cấp.
Truyền nhanh khẩn cấp nhất gọi là kim tự bài cấp cước lệnh, thường dùng để truyền chiếu thư khẩn cấp của Thiên tử, … Chuyển giao tốc hành bên ngoài cũng có loại vận chuyển này, yêu cầu một ngày đi được năm trăm dặm.
Mà mã đệ thường yêu cầu một ngày đi được ba trăm dặm, trên đường cần phải ghé các phân hiệu để đổi ngựa chạy nhanh.
Tống triều sử dụng ngựa để truyền hoả tốc, phí thông thường đều rất đắt, nếu số lượng nhiều thì phí sẽ hời một chút.
Ví như chuyến này cưỡi ngựa tốc hành từ kinh thành đến phủ Bình Giang để truyền một bức thư, ít nhất phải mười quan tiền.
Nếu như là bộ đệ thì phí hời hơn rồi, nhiều nhất là mấy trăm đồng tiền.
Hai gã truyền tin tiến vào thị trấn của huyện Ngô, đi thẳng đến trước nha môn huyện, họ quay người ra sau ngựa, chạy lên bậc tam cấp nói với nha dịch:- Nhanh đi nói với huyện lệnh các ngươi, có tin khẩn cấp từ kinh thành!***Sáng ngày hôm sau, có một chiếc xe ngựa lớn lộng lẫy của Chu Bội đang dừng trước cửa quán trọ.
Ngay lập tức gây ra một trận náo động giữa các sĩ tử tham gia dự thi, nhưng