“Hỏa Thân biến!” Truyện "Đại Viên Vương "
Thủy Nhu Phược lập tức biến đổi thuộc tính trở thành một luồng lửa đỏ đậm, Vương Phật Nhi liền giống như một pho tượng Hỏa thần giương mi trợn mắt, còn cây Thanh cung Mộc vốn xanh tươi bỗng dấy lên một đạo lửa đỏ và biến thành một cây hỏa diễm cự bổng.
Vương Phật Nhi đã tu luyện Pháp môn Ma Phật đà thập biến từ rất lâu rồi nhưng lại rất ít khi mang ra dùng trong chiến đấu. Thứ nhất là môn thần thông biến hóa này của hắn còn chưa tinh thục, khi biến hóa cần phải có một chút thời gian trong khi tình thế lúc đối địch biền đổi trong nháy mắt, chậm trễ là không thể được. Thứ hai là hắn không mấy tin tưởng vào môn này biến hóa thành muôn nghìn thứ này vì mỗi một lần biến hóa đều phải tiêu tốn rất nhiều chân khí, hắn tự thấy không đủ công lực để ứng phó khi ác chiến.
Nhưng là từ khi tu vi niệm lực đột phá tam phẩm, những biến hóa vốn cần mười thành chân khí mới sử dụng được thì nay chỉ cần một hai thành đã có thể vận dụng tự nhiên. Hơn nữa niệm động biến hóa trở nên mau lẹ như tơ nên hắn không còn chút băn khoăn nào.
Tượng kinh thần công của Cơ Lạc Hồng tuy đứng trong số chín bộ kinh thư của Nho gia, có biến hóa vô cùng, nhưng bí pháp Ma Phật đà thập biến cố biến hóa còn phức tạp hơn cả Tượng kinh. Vương Phật Nhi vận Ngũ hành thần biến kịch chiến cả trăm chiêu với Cơ Lạc Hồng mà chẳng phân thắng bại.
Cơ Lạc Hồng càng đấu thì tâm ý lại càng trầm ổn. Tuy kinh ngạc về thủ đoạn vô cùng tận của Vương Phật Nhi nhưng hắn là cường giả võ đạo hiểu rõ âm dương nên cho dù Vương Phật Nhi dùng võ học thần thông kỳ diệu đến mức nào cũng không thể khiến cho hắn bị kích động một chút nào. Thanh đại kích trong tay cứ gặp chiêu thì phá chiêu, bảo vệ vững vàng trận tuyến, đến khi thấu hiểu những biến hóa của Vương Phật Nhi thì bắt đầu tìm cơ hội phản kích.
Vương Phật Nhi đánh gục Xích Diễm long thú của Cơ Lạc Hồng thì cũng đã sớm từ bỏ Phi Vân Đà của mình nhưng mà Cơ Lạc Hồng lại không này xuất thủ đánh con vật này. Từ xa nhìn lại, hai người ở trên chiến trường hóa thành một luồng sáng bạc và một luồng sáng kỳ ảo nhiều màu như cầu vồng cuốn lấy nhau đánh giết. Tướng sĩ của cả hai bên không thể nào phán đoán được rốt cục là ai đang chiếm thượng phong.
Lệ Khuynh Thành sợ Vương Phật Nhi thua thiệt, thật sự không kiềm chế được bèn bảo Nhạc Sư Đà đang đứng ở đầu trận tuyến thống suất lĩnh một đội kỵ binh xung trận. Chiến Kích quân của Cơ Lạc Hồng đương nhiên không chịu đứng yên nhìn chủ tướng bị nguy hiểm nên cũng phát binh cứu viện. Vương Phật Nhi và Cơ Lạc Hồng đều là hạng người tâm tư minh mẫn, biết rằng hỗn chiến chẳng mang lại lợi ích gì cho cả hai bên nên sau khi giao chiến qua loa thì cùng tự thu binh mã.
Vương Phật Nhi thầm lấy làm tiếc. Không phải hắn không nghĩ tới việc liên thủ với Lệ Khuynh Thành để bắt sống Cơ Lạc Hồng, nhưng binh mã thủ hạ của vị đại tướng Tây kỳ quân này thật sự quá mức hùng mạnh, lại liều chết cứu viện chủ công khiến cho hắn không mảy may cơ hội. Truyện "Đại Viên Vương "
Binh mã hai bên tách ra, theo lệnh chủ tướng tạm thời trở về doanh trại.
Vương Phật Nhi ở trong doanh trướng nghỉ ngơi một lát, khi đi ăn không khỏi giận dữ nói:“Cơ Lạc Hồng có võ công thật sự lợi hại, ta thấy cho dù tên quái vật Đại Lương Vương kia cũng không chắc có thể dễ dàng thắng được hắn.”
Lệ Khuynh Thành cười bảo:“Huynh có thể khổ đấu một trận với Cơ Lạc Hồng mà không phân thắng bại, nếu truyền ra ngoài thì nhất định sẽ vang danh thiên hạ, còn có gì không vừa lòng nữa.”
Vương Phật Nhi cười hắc hắc, đáp:“ Hiện giờ thì việc tranh thắng bại về võ công hoàn toàn là vô nghĩa, làm sao để có thể bình yên trở về Đại Lôi Âm tự mới là lo lắng hàng đầu của ta. Nếu ta đoán không sai thì kẻ dẫn binh phong tỏa Đại Lôi Âm tự của ta chắc chắn là Thần Thử tướng quân Chiêm Trảo và Họa kích Cơ Lạc Hồng. Nếu ta có thể đánh tan Chiến Kích quân của Cơ Lạc Hồng thì chắc chắn có thể dẫn đám hàng binh Đại Lương quân này tiến vào Đại Lôi Âm tự. Có Nam Thiên Môn quan là thành thuộc loại hùng mạnh trong thiên hạ bảo vệ, ta lại muốn xem ai sẽ tới chịu chết.”
Nhạc Sư Đà ở bên cạnh nói chen vào: “Không biết Công Vọng, Văn Lễ hiện giờ ra sao? Hay