Hứa Thành Văn sinh năm 1972, là công sức của nhà họ Hứa đốt hương cầu nguyệt trước mặt bao nhiêu vị thần, trước cậu còn có 3 người chị gái.
Chị gái đầu chết non trong một trận sốt rét ngày đông, chị gái thứ hai lên 5 tuổi đã đứng trên ghế nấu cơm, chị gái thứ ba vừa mới sinh ra đã bị bế cho một hộ gia đình không có con cái thôn kế bên, đến khi Hứa Thành Văn ra đời, nhà nuôi chị ba sinh được một đứa con trai, chị ba bị trả trở về.
Nói Hứa Thành Văn được cha mẹ ngậm trong miệng mà nuôi cũng không ngoa, hồi đó nghèo khó, cha mẹ đều ở nhà trồng trọt làm ruộng, nhà nào cũng nghèo như nhau, trong nhà có một con gà mái mỗi ngày đẻ được hai quả trứng, toàn bộ đều để cho Hứa Thành Văn ăn, hai chị gái nhìn cũng không được nhìn, lúc nào cũng bị mẹ mắng, "Con gái là của người ta, ăn uống sung sướng thì sau này gả thể nào được, cho dù gả về nhà chồng cũng phải biết giữ ý không thể làm hà họ Hứa chúng ta mất mặt được."
Năm mới cuối cùng cũng được một bữa sủi cảo cơm thịt, nhưng gần như là cả nhà nhìn Hứa Thành Văn ăn, cha mẹ, chị gái, gắp hết thịt của mình cho cậu, hồi còn nhỏ không hiểu gì, lúc nào cũng thầm vui, các chị đều không có, chỉ có một mình cậu được ăn.
Đến một năm, có một người một chiếc xe đẩy tay, trên xe chở đầy táo, thời đó có cơm ăn là may lắm rồi, làm gì có hoa quả mà ăn, Hứa Thành Văn chạy về nhà nói với mẹ: "Mẹ, bên ngoài có nhiều táo lắm."
Mẹ Hứa không nói gì chạy ra xem, một lát sau quay về, lấy một bao đậu nành cầm đi đổi mấy quả táo, Hứa Thành Văn ôm táo vui vẻ gặm, chị nhỏ hỏi cậu: "Cho chị mượn táo ngửi một chút được không? Chị không ăn đâu."
Hứa Thành Văn hào phóng đưa cho mỗi chị một quả, "Cho hai chị ăn, em còn có 3 quả, hai chị mỗi người một quả."
Hai chị vui vẻ cầm lấy, lại không nỡ ăn giấu dưới chăn bông, đến tối bị mẹ phát hiện, hai chị gái bị cha Hứa đánh rất thảm, mặc kệ Hứa Thành Văn ở bên xin tha, nói là chính cậu cho hai chị không muốn lấy, cha mẹ lại căn bản không nghe, lúc ấy Hứa Thành Văn chỉ ước mình có thật nhiều cây táo.
Dần dần tuổi tác lớn hơn, Hứa Thành Văn bắt đầu cảm thấy tình yêu này khiến cậu không thở nổi, đó là kiểu tình yêu bệnh hoạn, dị dạng.
Sau này, trong nhà luộc trứng gà, nếu chỉ có hứa Thành Văn có, cậu sẽ kiên quyết không ăn, cho dù hỏng hay thối cậu cũng không liếc mắt nhìn, trừ khi mẹ luộc 5 quả cho mỗi người trong nhà một quả.
Đến tuổi đi học, chị lớn học đến lớp 5 tiểu học thì bỏ, theo người trong thôn đi làm ở một xưởng dệt may, làm buổi tối, ban ngày người ta không dám dùng lao động trẻ em sợ bị người ta phát hiện báo cáo, chị nhỏ đi học với cậu, bởi vì bố mẹ sợ cậu đến trường không có bạn, sợ mang cặp sách bị mệt, vì vậy để cho chị nhỏ mặc cặp cho cậu cùng cậu đi học.
Lên cấp 2, chị nhỏ tự nghỉ học, bỏ nhà ra đi, không ai biết chị đi đâu.
Lên cấp 2 Hứa Thành Văn bắt đầu cảm thấy buồn phiền cái gia đình đầy bất công của mình, trọng nam khinh nữ, phong kiến mê tín, cậu lúc nào cũng chỉ muốn rời khỏi đó, đi ra ngoài ngắm nhìn phong cảnh một cái, hít thở không khí tự do.
Nghỉ hè năm thứ 2, có một người thành phố chuyển tới thôn, người nọ tên Lương Côn, lớn hơn Hứa Thành Văn 1 tuổi.
Hứa Thành Văn nhớ hết những chi tiết của lần đầu gặp mặt, ngày đó cậu đội một chiếc mũ rơm mặc áo 3 lỗ, khom lưng gặt lúa, một giọng nói phổ thông truyền tới: "Xin chào, xin hỏi em có biết ruộng của nhà Hứa Ái Dân ở đâu không?"
Hứa Thành Văn ngẩng đầu, một thiếu niên mặc áo sơ mi trắng quần đen, lưng đeo balo đứng cạnh bờ ruộng, trán người thiếu niên lấm tấm mồ hồi, trên tay cầm một chai nước ngọt có ga, cười nhìn Hứa Thành Văn.
"Biết, biết, ở, ở bên kia," Hứa Thành Văn chỉ chỉ về phía trước, "Anh đi phía trước, thửa ruộng thứ 3 ấy."
Đó là lần đầu tiên cậu nói với ai đó bằng tiếng phổ thông bên ngoài lớp học, thiếu niên đã đi xa, Hứa Thành Văn vẫn còn đang nghĩ: "Phát âm của mình lúc nãy có chuẩn không?"
Mẹ Hứa từ xa chạy tới, kêu: "Thành Văn, mau về nhà đi, đã bảo con không cần phải làm, về nhà làm bài tập, chỗ này cha với mẹ làm là xong, chị gái con được nghỉ mấy ngày sẽ về phụ giúp cha mẹ, nhiệm vụ của con là học tập, những chuyện khác không cần phải quan tâm."
Hứa Thành Văn không để ý, tiếp tục gặt lúa, chờ khi cậu gặp xong một khoảng vừa ngẩng đầu lại nhìn thấy thiếu niên kia, thiếu niên cầm một bảng vẽ đứng đối diện với thửa ruộng vẽ tranh.
Hứa Thành văn đỏ mặt, lắp bắp hỏi: "Anh, anh đang vẽ, đang vẽ ruộng của nhà em sao?"
"Không phải, anh đang vẽ em."
Hứa Thành Văn cầm liềm đứng ngốc tại chỗ, "Tại sao lại vẽ em?"
"Vẽ xong về cho mấy bạn học khác xem, nhìn xem trẻ con ở quê phải trưởng thành sớm ra sao."
Hứa Thành Văn không vui, trèo lên bờ ruộng, "Đừng vẽ em, em không muốn người thành phố nhìn mình như một con khỉ."
Thiếu niên cười to, đưa bức tranh cho cậu xem, "Chọc em thôi, đây là tranh phong cảnh, vị trí này rất tốt, phía sau ruộng lúa là ngọn núi."
Hứa Thành Văn lại gần nhìn, trên bức tranh đúng thật không có cậu, chỉ có lúa vàng óng ánh với ngọn núi xanh mượt, cậu nhìn thấy phía dưới bức tranh có hai chữ, Lương Côn.
"Đây là tên của anh sao?"
Lương Côn hào phóng nói: "Đúng vậy, anh là Lương Côn, em đã biết tên anh rồi, vậy tên của em là gì?"
"Hứa Thành văn."
"Hứa Thành Văn, tên nghe rất hay."
Hứa Thành Văn ngẩng đầu nhìn bầu trời, cái bóng vừa vặn đổ ở dưới chân, cậu hỏi: "Em phải về rồi, anh có vẽ tranh nữa không?"
"Anh cũng muốn về, về nhà rồi từ từ tô màu, cùng đi nhé."
Dọc đường đi, Lương Côn nhìn cái gì cũng tò mò, một đóa hoa dại, một gốc cây, một con sâu, đều có thể khiến anh dừng lại để nghiên cứu, Hứa Thành Văn thì chỉ tò mò về anh.
Đến cửa thôn, phía trước có hai ngôi nhà kiểu Tây, anh chỉ chỉ nói: "Anh ở đây, đây là nhà cậu anh, nhà em ở đâu?"
"Ở cuối làng, cạnh cái ao nhỏ."
"Buổi chiều em có ra đồng nữa không?"
Hứa Thành Văn nói không.
"Anh có thể đến nhà tìm em không? Thôn này hình như rất ít người, anh muốn tìm một người dẫn đường cũng khó."
"Được."
Về đến nhà, nghe mẹ nói mẹ của Lương Côn hồi trước bỏ trốn với một người đàn ông nước ngoài, từ lâu đã không còn liên lạc với nhà mẹ đẻ, mấy năm trước người đàn ông kia làm thầu công trình, có trở về giúp cậu của Lương Côn xây nhà, hai năm nay mới bắt đầu qua lại, Lương Côn về đây để trải nghiệm cuộc sống nông thôn.
Buổi chiều, Hứa Thành Văn ngồi dưới gốc cây trước nhà bóc đậu phộng, Lương Côn mang theo giá vẽ tới, kêu từ phía xa: "Hứa Thành Văn, nhà em thật khó tìm, trong thôn không có ai để hỏi thăm, lúc nãy anh suýt chút nữa đã bị chó cắn!"
Hứa Thành Văn nhanh chóng đứng dậy vào nhà mang ghế ra cho anh, lại hỏi: "Uống nước không?"
"Không uống."
"Ăn dưa hấu không? Sân sau có trồng dưa hấu."
"Em để dành ăn đi."
Hứa Thành Văn đi hái một trái dưa hấu, bỏ vào trong một cái xô thả xuống giếng, Lương Côn đứng cạnh giá vẽ nhìn cậu bận rộn, cứ nhìn chăm chú cậu hồi lâu không động bút.
"Hứa Thành Văn, em nhìn không giống người ở đây."
Hứa Thành Văn không hiểu, ngẩng đầu lên hỏi: "Hả?"
"Em rất trắng, rất thanh tú, có một loại khí chất mà người ở đây không có, tóm lại là không giống với người ở đây, lúc anh tìm người hỏi đường ngoài ruộng, liếc mắt một cái cảm thấy hỏi em là đáng tin cậy nhất."
"Em ít làm việc, hầu như không cần phải làm cái gì, hồi còn nhỏ sức khỏe không tốt, cha mẹ không để em ra đồng làm, bọn họ mỗi ngày phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời, phơi nắng nhiều thì đen."
Lương Côn rất hứng thú với cuộc sống nông thôn, giúp Hứa Thành Văn bóc đậu phộng, lại quấn lấy cậu hỏi đông hỏi tây, "Vì sao thôn của em ít người như vậy?"
"Người trẻ tuổi thì lên trấn làm ở lò luyện sắt đúc gạch, người già thì ra đồng, chỉ còn lại con nít."
"Trong thôn có nhiều người bằng tuổi em không?"
Hứa Thành Văn là một trong số ít người được đi học cấp hai của thôn, "Không nhiều lắm, chỉ có mấy người, có một người đi đứng không tiện không thường ra ngoài, còn có một người ngày nào cũng ở nhà giúp đỡ gia đình, cơ bản không gặp được, cũng chỉ có em ở nhà rảnh rỗi."
"Em đâu có rảnh rỗi, không phải cũng đang làm việc đây sao?"
"Không giống vậy."
Chạng vạng, Hứa Thành Văn phải vào nấu cơm, Lương Côn để giá vẽ ở lại nhà cậu, còn mình đi về, lúc anh về rồi Hứa Thành Văn mới phát hiện trên ghế đẩu có một tờ 10 đồng cùng một tờ giấy nhỏ, trên giấy viết: Dưa hấu rất ngọt.
Hứa Thành Văn cầm tờ tiền đứng dậy, hôm sau gặp lại không nói lời nào mà đưa tờ tiền cho Lương Côn, Lương Côn ngẩn ra, nhanh chóng giải thích: "Anh không có ý gì khác, anh chỉ nghĩ ở quê trồng được một trái dưa hấu cũng không dễ gì, anh biết mọi người bình thường không nỡ ăn.
thật sự không có ý gì khác đâu."
Hứa Thành Văn vẫn không nói gì, cố chấp nhét tiền vào trong tay anh, Lương Côn không còn cách gì đành phải lấy tiền về, đến tối Lương Côn lại tới lần nữa, mang cho cậu 2 quyển sách, "Em mời anh ăn dưa hấu, anh mời em đọc sách."
Hai quyển sách ấy, một cuốn là Truyện cổ tích với một cuốn tiểu thuyết võ hiệp không có bìa, Hứa Thành Văn chưa từng đọc cái gì ngoài sách giáo khoa, cậu thức đêm đọc xong cuốn Truyện cổ tích, ngày hôm sau lúc trả sách cho Lương Côn thì hỏi: "Bên ngoài có nhiều quyển sách giống thế này sao?"
"Có nhiều lắm, nhưng giáo viên cũng không cho học sinh đọc, anh trộm lấy từ một người bạn của ba anh."
Mấy ngày sau, chị của Hứa Thành Văn về, chị cũng chỉ lớn hơn Hứa Thành Văn mấy tuổi, Lương Côn thuận miệng hỏi: "Trường học nào cho học sinh nghỉ muộn vậy?"
Hứa Thành Văn rũ đầu có chút đau lòng, không phải trường học, là nhà máy, nhà máy bận rộn chỉ cho công nhân nghỉ mấy ngày mùa.
Lương Côn nghiêm túc nói: " Còn nhỏ như vậy thì phải được đi học, bắt chị ấy ra ngoài làm công như vậy có hỏi ý kiến của chị ấy không? Chị ấy tự nguyện à?"
Hứa Thành Văn cúi đầu càng thấp, không biết phải trả lời anh như thế nào, cậu vừa áy náy vừa tự trách.
Buổi tối, gia đình Hứa Thành Văn đang ăn cơm, Lương Côn lại tới lần nữa, nói một đống những lời cha Hứa mẹ Hứa không hiểu, cái gì mà "Đọc sách là cầu thang giúp nhân loại tiến bộ.", "Nam nữ bình đẳng, con gái cũng có thể vươn tới bầu trời."....!Toàn là những đạo lý to lớn, chỉ có Hứa Thành Văn với chị gái nghiêm túc lắng nghe, cha Hứa mẹ Hứa trước mặt Lương Côn không nói gì, chờ lúc anh ra về lại răn dạy Hứa Thành Văn: "Con ít chơi với cậu ta đi, đầu óc không bình thường, nói cái gì như đánh rắm, con gái học nhiều làm gì, sau này phải lấy chồng sinh con, ở nhà chăm sóc gia đình, có thể viết được tên mình là được rồi."
Đêm đó Hứa Thành Văn bị mất ngủ, sáng sớm chạy tới nhà chú Lương Côn tìm anh, cậu hỏi anh: "Bên ngoài người ta cũng có tư tưởng giống anh phải không? Đều cho rằng nam nữ bình đẳng, nam với nữ giống nhau, công bằng, công chính."
"Đúng vậy."
Hứa Thành Văn quyết tâm phải ra ngoài nhìn xem, Lương Côn nói với cậu, lối thoát duy nhất là phải chăm chỉ học hành, thi được đến nơi khác, không ra bên ngoài sẽ không bao giờ biết thế giới ngoài kia to lớn bao nhiêu.
Kỳ nghỉ hè kết thúc, Lương Côn phải đi, trước lúc đi anh vẽ cho Hứa Thành Văn một bức tranh, trong bức tranh Hứa Thành Văn đang nở nụ cười ngượng ngùng, ánh mắt trong trẻo dịu dàng như suối nước trong vắt từ trên núi đổ xuống.
Bọn họ vẫn liên lạc với nhau, thời đó một bức thư phải mất nửa tháng mới tới nơi, gửi được mấy phong thư thì hết một học kỳ.
Nghỉ đông Lương Côn lại tới, lần này anh mang cho Hứa Thành Văn một chồng sách, có Kim Dung, có Lỗ Tấn, đáng tiếc đống sách này bị cha của Hứa Thành Văn phát hiện, ông không biết bên trong viết cái gì, cầm đến hỏi bí thư thôn, bí thư của thôn nói đây là những cuốn sách tà, chỉ toàn viết về tình yêu nhăng nhít, không làm việc đàng hoàng, cha Hứa Thành Văn thừa dịp cậu không có ở nhà, đốt hết đống sách đi.
Đó là lần đầu tiên Hứa Thành Văn phản kháng lại cha mẹ, lần đầu tiên rời nhà rời quê hương, lần đầu tiên nhìn thấy xe khách, lần đầu tiên lên thành phố lớn.
Cậu đi theo một anh bán dược liệu trong thôn, đi tới thành phố của Lương Côn, không biết phải tìm nhà Lương Côn như thế nào, cậu vừa đi vừa hỏi, tìm được trường học của Lương Côn, đượng trước cổng trưởng đợi nửa ngày, cuối cùng cũng đợi được Lương Côn mặc áo đồng phục đi ra.
Lương Côn nghe cậu nói bỏ nhà trốn đi thì rất kinh ngạc, nhưng nhiều hơn là khâm phục, cậu cuối cùng cũng biết phản kháng.
Lương Côn đưa cậu tới một nhà nghỉ, hai người chen chúc cùng nhau trên một chiếc giường, vui vẻ trò chuyện suốt đêm, nói về những ước mơ, nói về sự phát triển của thời đại mới, cho đến khi chìm vào giấc ngủ.
Lớp 11 năm ấy, Lương Côn viết thư cho Hứa Thành Văn, nói mình đã nở mầm xuân, thích một bạn học cùng khối, nhưng trường học không cho yêu sớm, anh chỉ có thể đè nén tình cảm này xuống đáy lòng, anh không biết tìm ai để nói, đành phải tìm Hứa Thành Văn, Hứa Thành Văn viết thư hồi âm cho anh, nói anh cẩn thận một chút, đừng để ai phát hiện, chờ tốt nghiệp xong lại tính tiếp.
Lương Côn lại viết thư cho cậu, nói muốn viết cho người ta một bức thư tình, nhưng văn chương của mình không tốt nhờ Hứa Thành Văn viết giúp mình.
Hứa Thành Văn đồng ý, nhưng cậu không viết ngay, Hứa Thành Văn chưa từng yêu đương, cậu lăn qua lộn lại mãi vẫn không viết xong.
Đến khi tốt nghiệp cấp 3, Hứa Thành Văn đỗ vào trường đại học mà cậu mong muốn, nhà họ Hứa mở tiệc linh đình, thuê người chiếu phim tới mời mọi người trong thôn đến xem phim điện ảnh, mừng Hứa Thành Văn đậu đại học, trở thành sinh viên đầu tiên của thôn, cha Hứa rất hãnh diện, người trong thôn nhìn ông vừa ghen ti lại vừa hâm mộ, từ đó cha Hứa đố với người trong thôn cũng ngạo mạn hơn rất nhiều.
Trường đại học cách thành phố Lương Côn không xa, Lương Côn học ở một trường đại học khác, ngày đầu tiên cậu đến là Lương Côn đón, thời gian báo danh của hai trường không giống nhau, Lương Côn tặng cho hứa Thành Văn một chiếc đồng hồ làm quà đỗ đại học, Hứa Thành Văn không biết tặng gì cho anh, anh nhắc nhở