Lúc Dung Hàm Chi đến Noãn các nhìn thấy đại hoàng tử Nhiếp Tuấn đang bước ra, liền né qua bên khom lưng hạ thấp người hành lễ.
Đế quốc có một thái tử vô danh cũng bởi do hắn mà trì hoãn sắc phong, trong lòng hắn vốn đã có vết, ngay cả nụ cười cũng tăng thêm phần hòa ái một chút.
Nhưng nhìn thấy ánh mắt u u ai oán của Nhiếp Tuấn lúc nhìn hắn, vẫn không khỏi có chút sửng sốt, không nhịn được, phì cười một tiếng, vội vàng cúi đầu càng thêm thấp chút nữa.
Nhiếp Tuấn vốn dĩ đã đi qua, nghe thấy một tiếng bật cười này, quay đầu lại nhìn.
Phụ thân vẫn rất tán thưởng những thần tử có dáng người cao ngất dung mạo điệt lệ, lộ ra một cỗ anh khí thấu xương, bột phát xung tiêu, đứng ở kia, hệt như một thanh kiếm ra khỏi vỏ, thẳng tắp lợi hại.
Thế nhưng mặc dù nam nhân có ánh mắt rất diễm lệ, lúc bật cười lên như vậy, lại mang theo một loại phong lưu khó có thể diễn tả.
Nhiếp Tuấn thật ra đây là lần đầu nhìn thấy Dung Hàm Chi, nhưng hắn lập tức hiểu rõ phụ hoàng vì sao lại thích nam nhân này như vậy, đó là một nét đẹp hoàn toàn khác biệt với thừa tướng Chu Hi, rõ ràng là cùng xuất chúng như nhau, lại có chút khó mà phân được cao thấp.
Nhưng đều khiến cho người khác chỉ cần một cái liếc mắt liền có thể nhận ra đây là nhân vật xuất chúng.
Nhưng Nhiếp Tuấn cũng nhanh chóng cảm thấy tư vị không phải, thần tử xuất sắc như vậy lại không muốn trở thành lão sư của hắn, thậm chí không tiếc vì vậy mà đánh mất thanh danh bản thân, đứng nơi đầu sóng ngọn gió của đám sĩ lâm thanh nghị ba năm, cũng bởi vì làm trái thánh ý mà bị đầu nhàn trí tán, ba năm nay vẫn đang tu sửa binh thư.
Trước đây Nhiếp Tuấn luôn cảm thấy thừa tướng hay thứ tướng đều hẳn là những thần tử lớn tuổi ổn trọng, Chu Hi nhìn cũng rất ổn trọng, nhưng cũng không lớn tuổi gì cả, chỉ làm cho người khác cảm thấy ưu nhã trầm tĩnh; Dung Hàm Chi càng làm cho người khác chỉ cần một cái liếc mắt liền cảm thấy hắn còn đang ở tuối xuân phong lại ân cần dễ gần.
Sự tiếc nuối của Nhiếp Tuấn cơ hồ chỉ trong vòng một sát na khi Dung Hàm Chi bật cười thành tiếng đó liền trở thành sự ai oán, hắn mạnh mẽ dừng chân một chút, rồi lại hầm hừ bỏ đi nhanh hơn.
Đám thái giám cung nữ tùy thị không hiểu chuyện gì cả, vội vàng đuổi theo.
Dung Hàm Chi càng cười lớn, nâng tay che miệng quay đầu đi cười một lát, mới chậm rãi thản nhiên bước vào trong Noãn các.
Là
ai nói rằng đại hoàng tử tuy rằng trầm tĩnh khoan hậu không giống với kim thượng? Đều là lời đồn.
Nhiếp Huyễn nhìn hắn một cái, thấy hắn hành lễ xong, mới hỏi: "Dung khanh vì sao lại cười?"
Dung Hàm Chi cười nói: "Thần vừa mới gặp đại hoàng tử điện hạ, cảm thấy điện hạ long chương phượng tư, thiên chân khả ái, vì vậy mà vui mừng."
Nhiếp Huyễn khẽ hừ một tiếng, thả quyển sách trong tay xuống: "Sao, Dung khanh thấy đại hoàng tử của trẫm ưu tú như thế, có phải hối hận... đã không là thái phó của thái tử?"
Dung Hàm Chi vội vàng lắc đầu: "Thần không hối hận."
Nhiếp Huyễn thiếu chút nữa đã chụp lấy cái chặn giấy.
Thở sâu mấy hơi đang muốn quở trách hắn, lại nghe hắn nói: "Thái tử trầm tĩnh ôn hòa, tính cách nội liễm, thần dạy không được, không bằng để cho Chu thừa tướng đến dạy, thích hợp với cả hai bên."
Nhiếp Huyễn nhướn nhướn mày, nhìn hắn một cái, có chút không theo kịp tâm tư của hắn, cuối cùng đành đổi đề tài, thản nhiên hỏi: "Không biết Dung khanh yết kiến, là vì chuyện gì?"
Từ sau khi Dung Hàm Chi và y xích mích, đã lâu không chủ động yết kiến, chỉ ngẫu nhiên có vài lần vì để phục vụ cho việc tu sửa binh thư mà thỉnh chỉ muốn mở kho vũ khí hoặc là bảo tảng của Hộ bộ mà thôi.
Cũng có lúc điên đảo, trái lại cũng không phải là không nóng bỏng, nhưng vẫn cảm thấy thế nào, Nhiếp Huyễn cảm giác Dung Hàm Chi hôm nay ngủ với y, đối xử với y càng giống như là một tình nhân niên thiếu hư hỏng bốc đồng, loại cảm giác này thật là một lời khó nói hết, khiến y cảm thấy vô cùng khó tả, cho nên cũng không mấy hứng trí.
Dung Hàm Chi cúi người, eo lưng hơi cong xuống lập tức lại thẳng tắp đứng lên, tựa như thanh kiếm bị ép xong xuống rồi lại bị thả ra vậy, cơ hồ tạo thành một tiếng long ngâm.
Thứ tưởng của y mìm cười phong lưu, nhẹ nhàng nói: "Thần nghe Hung Nô cả gan xâm phạm biên cương, đặc biệt đến thình chỉ, vì bệ hạ phân ưu."