Editor: uyenchap210
Giữa ngàn xanh mát cắm một cây đại đao cửu hoàn.
Lưỡi đao sắc lạnh, chuôi đao thì được bọc bằng da đen tuyền, cuối cùng buộc một dải lụa đỏ rực tung bay trong gió.
Dải lụa đỏ kia phần phật như đang ngoắc tay khiêu khích nàng: "Giỏi thì lại đây!"
Vương Hi tức phồng má.
Nhưng nàng không dám qua đó.
Nàng nhớ đến lời của Đại ca: "Mình không muốn thì đứng bắt người khác làm".
Nàng không thích người ta tọc mạch chuyện của mình nhưng lại đi nhìn trộm Trần Lạc, đó là nàng sai, sao nàng có thể mặt dày cãi lý với Trần Lạc?
Vương Hi nổi giận đùng đùng đến mà lúc về thì héo hon.
Nhưng cứ nghĩ tới Trần Lạc, tới Lộc Minh hiện ở sát vách là nàng không hào hứng như trước được nữa.
Đặc biệt là khi Thường Kha hỏi nàng: "Trần Lạc có làm gì quá đáng sau đó không?".
Nàng ấp úng đáp không.
Thường Kha đoán có lẽ Trần Lạc đã trở thành cái đinh trong lòng Vương Hi nên thôi nhắc đến Trần Lạc, cũng nhờ Vương Hi giúp đỡ trang hoàng nhà cửa, giúp Vương Hi dần bình tĩnh lại, ngoan ngoãn ngồi trong phòng chép kinh Phật cho bà nội ở Tứ Xuyên xa xôi.
Chẳng bao đâu đã đến lễ Phật Đản.
Thái phu nhân bàn với Hầu phu nhân, năm nay không đi chùa Linh Quang, cũng không đi chùa Đại giác như hàng năm mà sẽ đến chùa Vân Cư ở ngoại ô kinh thành:
- Chùa Linh Quang và chùa Đại Giác quá đông, thái phu nhân nhà Tương Dương Hầu hẹn chúng ta dẫn nữ quyến theo, ở lại chùa Vân Cư hai đêm, mọi người cũng được nghỉ ngơi.
Hầu phu nhân cũng muốn đi xa một chuyến nên tán đồng, dặn dò người dưới chuẩn bị.
Vương Hi vẫn đang sầu vì Trần Lạc, giờ nghĩ đến chuyện phải đi xa, ở trong chùa lạ hai đêm là cảm thấy khó chịu rồi.
Nàng tính tìm lý do ở lại phủ Vĩnh Thành Hầu nên trước đó đã hỏi Thường Kha:
- Tỷ muốn đi không?
Thường Kha cũng không muốn đi lắm, nói:
- Thái phu nhân nhà Tương Dương Hầu thân với bà nội, nhưng mấy vị tiểu thư nhà đó mắt cao hơn đầu, tỷ muốn không đi để người ta sỉ nhục đâu.
Nếu muội có thể nghĩ ra cách không đi thì tỷ cũng ở nhà.
Vương Hi cho rằng đây không phải việc gì khó.
Nàng tò mò hỏi:
- Ngay đến Trấn Quốc công mà phủ Vĩnh Thành Hầu còn giữ hòa khí được thì tại sao mấy vị tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu lại kiêu căng như vậy?
Thường Kha thở phì phò:
- Đại tiểu thư nhà họ được gả cho Thế tử Khánh Vân Hầu, còn Thế tử thì cưới Tam tiểu thư của phủ Ngụy Quốc công.
Thường Ngưng có gan trêu người ta nhưng không có miệng nói lại.
Đặc biệt là ông nội nạp nhiều thiếp thất, sinh một đống thứ nữ nên ngoại trừ thái phu nhân thì tất cả con cháu nhà Tương Dương hầu đều khinh thường nhà mình.
Phủ Khánh Vân Hầu là nhà mẹ của Hoàng hậu.
Còn phủ Ngụy Quốc công là một trong ba đại quốc công đương triều còn trụ được tới thời điểm hiện tại.
Vương Hi nghe vậy thì nhíu mày, nói:
- Xem ra không phải chỉ tại phủ Tương Dương Hầu!
- Đúng rồi đấy! Vậy mới càng khó chịu chứ! - Thường Kha thống khổ than.
- Thế thì tỷ nhìn muội đây!
Vương Hi thấy đây chẳng phải việc khó gì.
Nàng xoa xoa hai tay, chuẩn bị thuyết phục thái phu nhân và Hầu phu nhân, nhưng ai ngờ lại bị tám ngàn lượng bạc kia kéo chân.
Thái phu nhân nắm tay nàng, nói:
- Đại cữu của cháu đã biết sự hiếu thảo của cháu rồi, thế nên dịp lễ Phật Đản này, nhà ta không đi chùa Đại Giác nữa mà chuyển sang chùa Vân Cư.
Tất cả đều vì cháu đó! Tịnh Hiền đại sư của chùa Vân Cư rất được lòng quý nhân trong cung, nếu có đại sư nói giúp, hôn sự của cháu sẽ không còn gì đáng lo.
Nhà chúng ta không hay qua lại với tăn ni phật tử, nhưng lần này đi chùa Vân Cư là nhờ thái phu nhân phủ Tương Dương Hầu.
Sao cháu có thể không đi được?
Cái cớ này dùng hơi quá rồi thì phải!
Vương Hi đang định thuyết phục lại thái phu nhân thì Hầu phu nhân đã bước tới ôm vai nàng, dịu dàng khuyên nhủ:
- Đại cữu của cháu đã làm rất nhiều, cháu đừng phụ tấm lòng của ông ấy.
Huống hồ, ba biểu tỷ của cháu còn muốn mượn hào quang của cháu, được một lần lộ mặt trước Tịnh Hiện đại sư đó!
Vương Hi thua trận, đành phải ấm ức chuẩn bị đồ đoàn đi chùa Vân Cư.
Thường Kha tròn mắt hỏi:
- Muội định mang theo cả cái bếp của mình vào chùa ư?
Vương Hi hỏi ngược lại:
- Tỷ qua đêm ở chùa Vân Cư chưa?
Thường Kha lắc đầu.
Dù nàng sinh ra ở kinh thành nhưng không phải chỗ nào cũng đã đi qua.
Vương Hi nói:
- Muội cũng chưa đến đó bao giờ! Ai biết ở đó thể nào, lo trước vẫn hơn! Mà tỷ cũng đừng nói là sẽ không ăn ké điểm tâm của muội đấy.
Thường Kha cười hắc hắc, cảm thán:
- Cuối cùng thì tỷ cũng hiểu vì sao muội không muốn ra ngoài.
Nhưng nàng đâu nhất thiết phải đi chứ.
Vương Hi thở dài.
Không ngờ ngay trước đó một hôm, huynh muội Phan thị lại vào kinh.
Hầu phu nhân trợn mắt há mồm.
Vú hầu đi cùng không biết gì còn cười mãn nguyện: "Nhớ mai là lễ Phật Đản nên cố gắng tới trước để Đại công tử và Đại tiểu thư có thể ăn cái lễ với cô nhà."
Dù sao hai cháu cũng có ý tốt, Hầu phu nhân muốn nói gì thì cũng chỉ có thể nghẹn trong lòng, dẫn huynh muội Phan thị đi vấn an thái phu nhân.
Vương Hi, Thường Kha và Thường Nghiên tránh mặt, không nhìn thấy Phan Tái trông ra sao.
Phan tiểu thư khuê danh một chữ "Lương", còn nhũ danh là "Uyển Nương".
Nàng ấy có nước da trắng sáng, mặt trái xoan, mắt hạnh long lanh, nói chuyện nhỏ nhẹ, trông nhã nhặn lịch sự điển hình của một nữ tử thế gia vùng Giang Nam.
Lễ vật mà nàng ấy tặng bọn Vương Hi là đồ thêu do chính tay mình làm.
Vương Hi thấy nàng ấy mặc áo khoác in họa tiết mây cuốn trơn bóng thịnh hành nhất Tô Hàng năm nay, trâm cài đầu chỉ khảm một viên hồng ngọc to bằng hạt sen nhưng đỏ như máu, cao cấp bậc nhất thì biết gia cảnh nàng ấy không tệ, trưởng bối trong nhà cũng có chăm chút cho nàng ấy, chắc đây là một cô nương rất được sủng ái.
Mà đồ thêu nàng ấy tặng không giống của Thường Kha, có lẽ chỉ để thể hiện phẩm hạnh hiền lương thục đức của nàng ấy.
Hơn nữa, khi thái phu nhân hỏi nàng ấy hay làm gì ở nhà, nàng ấy trả lời là không đọc sách viết chữ thì cũng thêu thùa