Vương Hi nằm nguyên trên giường hai ngày mới lấy lại sức đi vấn an thái phu nhân.
Thái phu nhân thì phấn khởi, bảo là người của phủ Tương Dương Hầu có ấn tượng rất tốt về nàng, muốn nàng cùng đến thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh với mọi người.
Vương Hi không hi vọng gì ở phủ Vĩnh Hành Hầu nên cũng chẳng mong đợi thọ yến của Trưởng công chúa.
Nàng hỏi Thường Kha:
- Tỷ đã chuẩn bị xiêm y và đồ trang sức xong chưa?
- Tạm được! - Thường Kha thẳng thắn đáp.
- Dù sao tỷ cũng chỉ làm nền, trông tạm tạm là được rồi.
Qua đoạn tang, các tỷ muội trong nhà bắt đầu tính đến chuyện cưới gả, mỗi lần ra ngoài xã giao sau này sẽ là một lần ra mắt mọi người.
Nhưng nàng bị ảnh hưởng bởi Vương Hi, thành ra cũng nghi ngờ khả năng của bà nội và Đại bá mẫu, thậm chí còn cảm thấy không yên tâm khi để họ lo chuyện hôn nhân đại sự của mình, chẳng thà như Vương Hi nói, đầu tiên tìm xem có nhà nào hợp với mình, sau đó nghĩ cách đánh tiếng với trưởng bối, để trưởng bối ra mặt giúp.
Mà nếu đã quyết định như vậy thì tốt nhất là đừng gây chú ý làm gì.
Vương Hi chẳng muốn tham gia.
Nàng nói với Thường Kha:
- Nếu tỷ thiếu đồ trang sức thì cứ qua mượn muội nhé.
Thường Kha gật đầu đồng ý.
Mấy ngày nữa, các tỷ muội bắt đầu may xiêm y, đánh đồ trang sức mới, chuẩn bị tươm tất để tham gia thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh.
Nhưng bên Vương Hi vẫn im lìm chẳng có động tĩnh gì khiến nàng lấy làm kỳ quái.
- Muội mang theo rất nhiều y phục ư? Muốn may thêm mấy bộ có kiểu dáng thịnh hành trong kinh không?
Y phục của Vương Hi đúng kiểu đất Thục, mỗi đường kim mũi chỉ đều cầu kì rực rỡ, song càng tôn lên dung mạo xinh đẹp của nàng, rất dễ thu hút ánh nhìn của người khác, rất chi là gây chú ý.
Nhưng quý tộc thế gia ở kinh thành bị Hoàng thất đè đầu.
Mà cho dù có ở trong Hoàng thất thì quận vương khác hoàng tử, công chúa khác quận chúa.
Dẫu có tiền, có quyền, có nhan sắc thì cũng không dám ăn vận khoa trương.
Thường Kha sợ Vương Hi quá nổi bật rồi sẽ bị mấy kẻ lòng dạ hẹp hòi kiếm chuyện gây rối.
Nàng tiếp tục khuyên Vương Hi:
- Năm nay, kinh thành thịnh hành màu lục, còn có vải chuyển từ Tô Hàng.
Tỷ thấy rất hợp với mùa này, muội có thể may mấy bộ mặc chơi.
Vương Hi là đứa ham đồ mới, cảm thấy xiêm y và đồ trang sức vùng Tô Châu cũng rất đặc sắc.
Nhưng nàng không đánh giá quá cao tay nghề của thợ trong phủ Vĩnh Thành Hầu, vì vậy không có ý định may đồ với người trong phủ.
Giờ nghe Thường Kha nói, nàng mới nghĩ đến tình cảnh của Thường Kha, đoán chừng có cái gì tốt cũng không tới lượt tỷ ấy, thế là nàng nghiêm túc hỏi:
- Tỷ tính sao về chuyện chung thân đại sự của mình? Nếu tỷ muốn tranh thủ cơ hội này thì y phục và đồ trang sức không thành vấn đề.
Còn nếu tỷ tin tưởng trưởng bối thì ăn vận thế nào cũng không quan trọng.
Nàng mặc chìm một chút, có khi các trưởng bối sẽ đánh giá nàng đúng là nên như vậy, rồi thành ra lại hay.
Tất nhiên, Vương Hi muốn giúp Thường Kha thì cũng phải xem Thường Kha có muốn được giúp không, không lại thành nhiệt tình làm chuyện xấu, không giúp được người ta mà còn kết thù, quá lãng phí tình cảm và sức lực của nàng.
Thường Kha bèn thì thầm:
- Tỷ thấy muội nói đúng lắm, thế nên tỷ không định ăn vận cầu kì làm gì.
Với xuất thân của tỷ, dòng chính chắc chắn sẽ khinh thường, còn dòng bên thì lại khó khăn.
Tỷ phải mở to mắt nhìn thôi, tránh lọt vào mắt các chủ mẫu rồi cưới đại tỷ về cho công tử thiếu gia nhà họ.
Quá thiệt thò à! Tỷ còn muốn giàu ngầm nữa cơ!
Vương Hi cười ha ha, cảm thấy Thương Kha đúng là tre non dễ uốn, cũng nói thật với nàng ấy:
- Muội cũng không muốn trở thành mục tiêu cho nhà người ta, thôi thì mình ăn vận tà tà đi dự tiệc là được rồi, xin nhường sân khấu cho các tiểu thư xinh đẹp đoan trang kia! Nhưng tỷ nói đúng, tiết trời dễ chịu thế này, cảnh trí đẹp thế này, chúng ta không thể lãng phí được.
Chúng ta ra ngoài may đồ và đánh trang sức mới đi? Hàng ngày ăn mặc xinh đẹp, mình soi gương cũng tự thấy vui.
Ai bảo bảo mặc đẹp là để cho người ta nhìn, để người ta sướng mắt?
Lần đầu tiên Thường Kha nghe được lý luận này.
Tam phòng không dư dả.
Từ hồi nàng còn nhỏ, mẫu thân đã răn dạy đồ đẹp chỉ dùng những lúc quan trọng, còn ở nhà mặc tạm tạm thôi.
Nhưng sau khi nghe Vương Hi nói, trong đầu nàng đột nhiên hiện ra cảnh mình mặc xiêm y đẹp đẽ đứng trước gương hàng ngày, và rồi nàng nhận ra những phục sức này không còn là chiến bào để nàng ứng phó với người ta nữa, mà thay vào đó là để tôn lên vẻ đẹp của nàng.
Nàng cảm thấy Vương Hi nói quá có lý.
- Được! Chúng ta ra ngoài may đồ, làm trang sức đi!
Thường Kha phấn khích.
Thợ may của phủ Vĩnh Thành Hầu được mới từ các cửa hàng nổi tiếng trong kinh thành nên tiền công không ít là phải.
Có lẽ các cửa hàng bên ngoài sẽ không lấy cao như vậy.
Nàng vẫn còn ít tiền dắt lưng, chắc vẫn đủ làm một bộ mới.
Vương Hi lấy cớ muốn tới cửa hàng nhà mình, vui vẻ kéo Thường Kha lên kiệu, đến thẳng Tây Sách Môn, nơi nhộn nhịp bậc nhất kinh thành.
Con đường ngắn ngủi mấy trăm mét mà cửa hàng san sát, cờ bay phấp phới, hô hào mời gọi không ngớt.
Bọn Vương Hi vào một con ngõ tương đối yên tĩnh, dừng trước một cổng nhà sơn đen.
Vương Hỉ đi gõ cửa.
Một gia nhân chạy ra, thấy Vương Hỉ thì cung kính hỏi:
- Ngài ở phủ nào ạ?
Vương Hỉ ném cho gia nhân đó hai viên bạc vụn, nói:
- Vương phủ hẹn mấy ngày trước.
Gia nhân kia cười càng ngọt, nghiêng người mời khách.
Vương Hỉ dẫn hai kiệu nhỏ lót lụa xanh vào trong.
Thường Kha nhận ra mình đã vào một sân vườn lát đá xanh, bên tường trồng một dãy trúc Tương Phi, chính diện là ba gian phòng lớn có bốn tấm bình phong sơn đỏ vẽ cảnh tứ quý bình an, trong gian chính treo một bức "Bộ bộ cao thăng" ngay ở giữa, còn hai bên xếp hai hàng ghế sơn đỏ khảm đá Vân Mẫu, trông như một phòng khách của nhà hào môn thế gia.
Nhưng mà đây lại là một tiệm may.
Thường Kha ngồi trên ghế, bưng ly sứ Thanh Hoa, nhâm nhi trà Minh Tiền Long Tỉnh mới được