Thường Kha vội ôm Vương Hi, cưng chiều nói:
- Được rồi, được rồi, tỷ không tốt.
Muội đừng giận.
Tỷ xin lỗi muội.
Vương Hi nghe vậy thì đâu thể không biết xấu hổ nói thêm nữa, cũng nhân cơ hội xin lỗi Thường Kha:
- Nói ra thì tỷ bị phạt cũng là do muội không đúng.
Muội biết rõ huynh đệ tỷ muội trong nhà phải đoàn kết, nhưng lại châm chọc Thường Ngưng trước mặt tỷ, rồi còn đi mách lẻo với thái phu nhân...
- Ôi! - Thường Kha không muốn Vương Hi bận lòng nên làm bộ không vui.
- Muội nói vậy, tỷ lại bực.
Muội có thể đứng ra giúp tỷ, chẳng lẽ tỷ lại để ý mấy bản "Hiếu kinh" này?
Nói rồi nàng nhìn Vương Hi, cười giảo hoạt:
- Đến giữa tháng Bảy, tỷ có thể đưa nó cho trưởng bối rồi quyên cho chùa, thế là vẹn cả đôi đường, có gì không tốt chứ!
Vương Hi cũng thường làm như vậy.
nàng cười ha ha, càng cảm thấy mình và Thường Kha hợp tính nhau.
Thế là nàng quyết định buồng bút, cũng bảo Bạch Truật không cần chéo "Hiếu kinh" nữa.
- Được, tỷ đã có kế hoạch thì tốt rồi!
Nhưng Thường Kha lại hỏi ngược lại chuyện "nửa ngày":
- Muội vốn định làm gì hả?
Bị Trần Lạc cảnh cáo là một chuyện quá mất mặt, sao nàng có thể để Thường Kha biết?
Vương Hi cười hì hì, đảo mắt ngó lơ câu hỏi.
Nhân lúc mọi người nghỉ giữa trưa, nàng dẫn theo tỷ muội Thanh Trù và Hồng Trù bí mật tới Liễu Ấm viên.
Vương Hỉ đã đứng chờ ở cổng.
Hắn vừa dẫn bọn nàng đến góc Đông Bắc vừa báo cáo việc tu sửa Liễu Ấm viên:
- Thợ chăm chỉ và rất giỏi, còn khéo hơn cả thợ chúng ta thuê sửa phòng lần trước.
Tôi sợ Thi tiểu thư tới sớm nên hôm kia đã mời thợ chủ bữa rượu và yêu cầu họ đẩy nhanh tiến độ, kịp cuối tháng sáu này có thể dọn vào.
Còn về con hẻm bên ngoài, tôi đã kêu thợ sửa lại, hai mươi mấy ngày nữa là xong.
Sau này Đại tiểu thư chuyển qua, dù đi xe ngựa hay ngồi kiệu cũng rất thuận tiện.
Đại tiểu thư không cần lo lắng.
Bị người múa kiếm phát hiện, lại còn chạm mặt người ta ở chỗ Phùng đại phu nên Vương Hi chỉ chú tâm vào chuyện Trần Lạc gặp Phùng đại phu làm gì, mà quên mất mình sắp chuyển nhà.
Giờ nghe Vương Hỉ báo cáo, nàng liên tục gật đầu, khen Vương Hỉ mấy câu rồi cùng Thanh Trù và Hồng Trù đến chân tường.
Thanh Trù đi lấy thang.
Tự dưng trong nội tâm Vương Hi dâng lên cảm giác "cận hương tình khiếp"*.
Nàng do dự đứng lên thang một lúc, song cuối cùng vẫn vịn vai Thanh Trù, bò lên đầu tường.
Nguồn gốc từ bào thơ "Qua Hàn Giang" của tác giả Tống Chi Vấn, nói về nỗi bất an và lo sợ khi trở lại quê nhà sau nhiều năm xa xứ.
Quả nhiên lụa đỏ phai màu rách nát hay đại đao lẻ loi chỉ có trong mơ.
Đao kia vẫn căm nguyên ở đó, nhưng uy phong vô cùng.
Lụa đỏ tươi thì phấp phới trong gió.
Còn cả sống đao đen đặc, lưỡi đao sắc bén, tựa như chớp mắt thôi cũng có thể chém đôi người ta.
Nào có vẻ tả tơi? Nào có vẻ cô quạnh?
Tất cả chỉ là suy nghĩ linh tinh của nàng mà thôi!
Vương Hi ôm ngực, không biết tại sao lại rất giận.
Rốt cuộc ý của Trần Lạc là gì? Chàng có biết mình là người chàng tình cờ gặp ở hiệu thuốc không? Nếu biết, tại sao còn cắm cây đao này ở đây? Nếu không biết...!Chẳng lẽ đúng như Thường Kha nói, chàng có mưu đồ gì đó?
Vương Hi tự nhủ một phen.
Ai cần xem bệnh? Hoàng thượng? Khả năng rất rất thấp.
Nếu ngài đổ bênh thì sao có thể thượng triều sớm? Sao có thể giấu được văn võ bá quán?
Hoàng hậu? Thế thì càng không có khả năng.
Phùng đại phu nói với Trần Lạc là ông am hiểu phụ khoa và nhi khoa.
Nhưng sự thật lại không phải vậy, ông giỏi nhất là nội khoa, còn biết phụ khoa là để giúp mẫu thân nàng sinh hạ bình an và nhi khoa là để xem bệnh cho nàng.
Trần Lạc đích thân tới gặp Phùng đại phu thế này, chắc chắn nghe kỹ những gì Phùng đại phu nói.
Vậy Trần Lạc có ý gì đây?
Vương Hi nhìn rừng trúc hiu quạnh chỉ có tiếng gió thổi mà lòng vô cùng bứt rứt, cảm thấy mình nhất định phải biết rõ Trần Lạc tìm Phùng đại phu làm gì.
Nàng giận dữ trở về Tình Tuyết viên, sau đó tìm cơ hội đến hiệu thuốc một mình.
Chẳng bao lâu nữa sẽ đến thọ thần của Trưởng công chúa Bảo Khánh, nên dù mấy đứa Thường Ngưng bị phạt nhưng cũng bị quản nghiêm như mọi lần.
Thường Kha không có hạn nộp "Hiếu kinh" thì bên Thường Ngưng cũng không phải quỳ hết bảy ngày.
Mới được bà ngày, nàng đã được thả ra khỏi từ đường, còn bồn ngày kia lại tiếp tục chuẩn bị cho thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh.
Thường Ngưng biết Vương Hi ra ngoài thì càng bực, nhưng sợ trưởng bối chưa hết giận, ảnh hưởng đến việc nàng tham gia thọ yến sắp tới nên đành hậm hực chạy đi tìm Thường Nghiên:
- Tỷ muội chúng ta đều bị phạt, còn nó thì hay rồi, có tâm trạng ra ngoài chơi! Bà nội thiên vị nó, thành ra ra nó càng quá đáng!
Thường Nghiên chỉ bị phạt đứng bảy ngày.
Nhưng nàng không muốn qua thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh rồi lại chịu phạt tiếp.
Lúc Thường Ngưng tới, nàng vẫn đang bị hai vú hầu giám sát.
Giờ nghe Thường Ngưng nói vậy, nàng không nhịn được lườm một cái, định ngó lơ Thường Ngưng.
Nhưng Thường Ngưng không đi.
Sau khi kêu tiểu a hoàn của Thường Nghiên hầu trà, nàng ta ngồi luôn lên ghế đôn cạnh bàn tròn đặt giữa phòng, nói tiếp:
- Đánh không lại liền chạy, không chạy nổi liền mách lẻo với trưởng bối, thế cũng được tính à? Đừng tưởng nó không có nhược điểm gì, cứ đợi đấy, tỷ cũng muốn mách bà nội cho nó biết mặt.
Người ta chạy, hay người ta mách lẻo thì cũng đã hạ ngươi trong vòng một chiêu.
Ngươi không học hỏi người ta thì thôi, lại còn ở đây mạnh miệng với ta.
Ngươi không bị phạt thì ai bị phạt?
Thường Nghiên mấp máy môi, nhưng nhìn Thường Nhưng ngoài mạnh trong yếu thì vẫn nuốt lời này xuống bụng.
Ai ngờ Thường Ngưng lại hỏi:
- Muội biết nó chuẩn bị váy áo, trang sức thế nào để đi dự thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh không?
Thường Nghiên lập tức cảnh giác:
- Tỷ muốn làm gì?
Năm đó, Tử tiểu thư phủ Khánh Vân Hầu xuất giá, trưởng nữ của Chỉ huy sứ Tả quân Kim Ngô Vệ theo kế mẫu tham dự hôn lễ bất ngờ bị đổ canh ra váy, mà y phục thay thế lại bị cắt thủng.
Nàng tuyệt đối không cho phép chuyện tương tự như vậy xảy ra với tỷ muội nhà mình!
Phủ Tương Dương Hầu vốn đã coi thường gia phong nhà nàng.
Nếu chúng tỷ muội lại gây ra chuyện như thế, vạch áo cho người xem lưng như thế thì sẽ thành trò cười cho cả kinh thành.
Và rồi cả đời nàng đừng mong đến phủ Tương Dương Hầu nữa.
Đúng