*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Edit: uyenchap210Nam nữ hữu biệt đã đành, Trần Ngu lại quyền cao chức trọng, khả năng để Vương Hi có thể gặp ông là cực kỳ xa vời. Nhưng dù hiểu rõ thì nàng vẫn không khỏi tiếc nuối.
Nhắc đến Trần Ngu, quả thật đó là một giai thoại.
Nhà có ba huynh đệ, ông đứng hàng thứ hai, không có gánh nặng của người con trưởng, cũng không được phụ mẫu yêu nhiều như con út. Đáng lẽ, cuộc đời tốt nhất cho ông sẽ là dựa vào bậc cha chú, kiếm một chức quan nhàn tản, nhận bổng lộc và trợ cấp từ gia đình đều đều, yên ổn sống đến già. Thế nhưng, ông lại không chấp nhận sắp đặt đó, đầu tiên là dùng thân phận nho sinh tham gia thi Viện, thi Hương, thi Đình, trở thành tiến sĩ hai bảng rồi đến Sơn Đông làm quan phụ mẫu của một huyện gọi là Trâu Bình. Qua ba năm thử thách, ông cũng thể hiện được chút "năng lực", nhưng ai ngờ tới năm thứ tư, Hoàng Hà vỡ đê, huyện Trâu Bình chìm trong biển nước. Theo luật, quan phụ mẫu phải sống chết cùng dân, song Trần Ngu lại bỏ quan mà chạy. Sau này không hiểu sao thoát được tội, hơn nữa còn một lần thi võ nhập sĩ, lên làm đồng tri của Vũ Lâm tả vệ.
Trong kinh có rất nhiều lời bàn tán, nhưng không một ai có thể phủ nhận tài năng đó
Bất ngờ thay, đúng vào lúc này, huynh trưởng của ông để xảy ra chuyện sủng thiếp diệt thê, bị nhà vợ bẩm lên Hoàng thượng.
Huynh trưởng mất đi tư cách kế thừa tước vị nên ông trở thành Thế tủ Trấn Quốc công.
Tiếp đó, ông xuôi gió thuận buồm, một bước lên mây xanh, nhận tước vị đã đành, lại còn ngồi vững trên cái ghế Đô đốc tiền quân của phủ Đô đốc Ngũ quân. Sau vợ chết, ông tục huyền, cưới Trưởng công chúa Bảo Khánh, trở thành phò mã của hoàng gia, tâm phúc sủng thần của Hoàng đế.
Nhưng phụ thân Vương Hi lại hoài nghi chuyện sủng thiếp diệt thê của huynh trưởng Trần Ngu, cảm thấy trong đó có rất nhiều điểm vướng mắc. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Vương Hi rất tò mò trông Trần Ngu ra sao.
Nhưng những suy nghĩ chỉ thoáng qua đầu, sau đó đã bị nàng vùi kín trong lòng.
Nàng và mọi người cùng nhau tới phòng khách cho nữ quyến phủ Thanh Bình Hầu.
Nữ quyến phủ Thanh Bình Hầu vẫn chưa đến. Vương Hi và Thường Kha không định ngồi đợi nên tìm cách cáo từ, trở về chỗ cho nữ quyến phủ Vĩnh Thành Hầu.
Song Ngô Nhị tiểu thư lại chân thành giữ hai nàng lại:
- Chỗ các muội ngay cạnh phủ Tương Dương Hầu. Nhà đó quan hệ rộng rãi, thể nào các muội cũng không được yên. Chẳng thà các muội ở lại đây còn có chỗ tránh.
Dứt lời, nàng ấy hơi hối hận mà ngập ngừng:
- Nhưng có thể nhân cơ hội này quen nhiều người cũng tốt...
Quen nhiều người để làm gì? Chẳng qua chỉ là để cho mấy vị phu nhân kia nhìn nhắm, để có cơ hội cho mọi người biết bọn nàng vẫn chưa có hơn ước!
Thường Kha cười không ngớt, hỏi:
- Ngô tỷ tỷ xem bọn muội mặc gì hôm nay?
Ngô Nhị tiểu thư nghe vậy thì tròn mắt đánh giá hai nàng, thấy hai ngàng đều ăn vận xinh đẹp, hợp với khí chất mỗi người thì do dự hỏi:
- Sao cơ? Kinh thành năm nay phổ biến kiểu dáng gì mới à? Thứ ta không có mắt, không thể nhìn ra được!
Vương Hi và Thường cùng cười to, cảm thấy Ngô Nhị tiểu thư vô cùng đáng yêu.
Thường Kha lập tức nói:
- Không phải, không phải. Chúng muội cũng không biết kinh thành năm nay phổ biến kiểu dáng gì. Nhưng mà chúng muội chỉ định đến ăn trực một bữa, không định nổi bật hơn ai nên ăn vận tà tà thôi.
Ngô Nhị tiểu thư cười ha hả, vui sướng nói:
- Muội bảo tỷ xem ngựa bao tuổi, sức bền ra sao thì tỷ còn dám tự xưng là người rành nhất. Nhưng muội bảo tỷ xem trang sức váy áo thì tỷ thật sự không nhận ra có gì khác biệt. Các muội đừng trách tỷ quá thẳng thắn nha.
- Nào có! - Vương Hi cười hì hì. - Nếu Ngô tỷ tỷ không hào sảng như vậy, chúng ta đã không mới gặp đã thân, vui vẻ nói cười.
Lại thấy Lục Linh chỉ cười suốt mà không nói lời nào, nàng sợ muội ấy bị cho ra rìa, thế là kéo muội ấy lên:
- May có Lục muội muội giới thiệu với chúng muội, không thì chúng muội đã không được quen Ngô tỷ tỷ rồi.
Lục Linh nghe vậy quả nhiên rất vui.
Mọi người cười cười nói nói. Qua thời gian một nén hương, cuối cùng cũng thấy nữ quyến phủ Thanh Bình Hầu đến. Bảy, tám phu nhân được các a hoàn, vú hầu thân cận của mình đỡ vào. Phòng khách lớn như thế mà chớp mắt đã trở nên chật chội.
Theo lời của Ngô Nhị tiểu thư, nhà tỷ ấy chỉ có mấy vị thích xã giao tiệc tùng là tới tham dự, còn mấy thẩm thẩm và tẩu tẩu không thích ồn ào sẽ không đi. Này nhìn thôi cũng đủ biết phủ Thanh Bình Hầu nhiều người ra sao.
Dẫn đầu đoàn người là bà nội của Ngô Nhị tiểu thư, nay đã hơn sáu mươi, mái tóc hoa râm, buộc đai trán màu khói khảm ngọc lục bảo, vóc dáng cao lớn, chống một quải trượng gỗ tử đàn, sắc mặt hồng hào, âm vang to rõ. Bà cưới híp mắt với mấy đứa Vương Hi, từ ái nói:
- Ôi, A Linh hay qua chơi với chúng ta thì biết rồi, thế còn hai tiểu cô nương đây là nhà ai? Trông xinh xắn đáng yêu quá!
Ngô Nhị tiểu thư bước lên giới thiệu.
Thái phu nhân phủ Thanh Bình Hầu biết hai nàng là ai thì ánh mắt nhìn Vương Hi cũng trở nên kỳ quái giống như vú Ngô vừa nãy. Xem ra, bà cũng là một trong những người biết chuyện xưa của Vĩnh Thành Hầu.
Hơn nữa, bà còn ho một cái như để che đậy, sau đó mới dịu dàng nói với Vương Hi:
- Nếu ở phủ Vĩnh Thành Hầu không thoải mái, cháu hãy qua chơi với con Nhị. Nhà chúng ta không nhiều quy tắc, cháu cứ đến khi nào muốn đến.
Đây là lời hứa hẹn nghiêm túc, thậm chí còn có ý che chở Vương Hi.
Hơn nữa, nó xuất phát từ một trưởng bối có thân phận, có địa vị, nhưng chưa từng gặp nàng trước đó và cũng không biết con người nàng như thế nào.
Vương Hi rơm rớm nước mắt, xúc động trước lòng tốt bộc trực này. Nàng cung kính hành lễ với thái phu nhân phủ Thanh Bình Hầu, ngoan ngoãn thưa vâng.
Tiếp đó, Ngô Nhị tiểu thư dẫn nàng và Thường Kha đi chào các nữ quyến khác. Mọi người đều thân thiện và nồng nhiệt với hai nàng.
Vương Hi lập tức thích phủ Thanh Bình Hầu.
Tiếc rằng thời gian không còn sớm, các nàng có thể ở đây chơi, nhưng không thể ngồi chung với người của phủ Thanh Bình Hầu. Thế nên sau khi trò chuyện được một lúc, Vương Hi, Thường Kha và Lục Linh đã cáo từ người của Ngô gia rồi cùng nhau rời đi.
Quả nhiên đúng như Ngô Nhị tiểu thư nói, phòng khách cho nhà các nàng ra vào tấp nập, cười nói ríu rít. Các nữ quyến không ngồi trong phòng thì cũng đứng dưới tán cây ngoài vườn, bên ghế mỹ nhân ngoài hiên. Mọi người tốp năm tốp ba nói chuyện vô cùng náo nhiệt.
Lục Linh lè lưỡi với hai nàng:
- Muội đi trước nha, hai vị tỷ tỷ. - Sau đó, muội ấy liền chạy đi.
Vương Hi và Thường Kha đành cắn răng đi qua vườn. Nhưng nào ngờ hai nàng đã nghĩ quá nhiều, chứ thật ra là không ai để ý đến họ. Có người còn chẳng buồn liếc lấy một cái, mà có người nhìn thì cũng chỉ ngước mắt lên rồi thôi.
Vương Hi chưa từng bị ngó lơ như vậy nên cảm thấy rất thú vị. Nàng kéo Thường Kha bước nhanh vào phòng khách, thấy thái phu nhân đang ngồi trên giường La Hán, có Hầu phu nhân đừng bên cạnh, có Thi Châu và Thường Ngưng ngồi dưới tiếp chuyện, nói cười ha hả, còn Thường Nghiên và Nhị thái thái thì không biết đã đi đâu. Chỉ có mấy tiểu a hoàn là nhận ra sự xuất hiện của hai nàng. Điều này khiến Vương Hi nhịn không được phải thì thầm với Thường Kha:
- Đừng nói là mọi người không hề biết chúng ta đi đâu đó nha?
Thường Kha chẳng lấy làm lạ gì, đáp:
- Có thể lắm! Thi Châu ở đấy, dẫu bà nội hỏi đến thì tỷ ấy cũng sẽ gạt đi giúp muội. Thế nên muội cứ yên tâm,
chắc chắn giờ bà nội không rảnh nghĩ về muội đâu.
Xem ra, Thi Châu cũng có chút tác dụng.
Vương Hi mím môi cười, cùng Thường Kha làm bộ ngoan ngoãn ngồi ở góc phòng ăn điểm tâm, cắn hạt dưa. Ngoại trừ Thanh Trù chưa có tin tực thì nàng vẫn rất hài lòng.
Nhưng hài lòng này chẳng kéo dài được lâu. Thục Phi nương nương và Công chúa Phú Dương đã đến, nghe bảolà đang nói chuyện với Trưởng công chúa Bảo Khánh. Đi cùng còn có Nhị Hoàng tử, Tam Hoàng tử, Tứ Hoàng tử, Ngũ Hoàng tử, Lục Hoàng tử và Thất Hoàng tử. Hơn nữa, tiệc trưa cũng sắp bắt đầu.
Mọi người vào chỗ đã được chuẩn bị trước.
Phủ Vĩnh Thành Hầu ngồi trong sân thứ ba, gần cửa phía Tây, cũng được coi là một vị trí tốt, song vẫn kém hơn chỗ của phủ Thanh Bình Hầu ở sân thứ hai —— Nghe bảo ngồi ở sân đầu là Trưởng công chúa Bảo Khánh, Thục Phi nương nương, Công chúa Phù Dương và Đại trưởng công chúa Lâm An.
Vương Hi rất muốn chiêm ngưỡng dung mạo của vị Thục Phi nương nương danh chấn triều đình kia, nhưng tiếc là khoảng cách hơi xa, hơn nữa giữa các sân cũng có ngăn cách nên không thể nhìn thấy gì.
Phủ Tương Dương Hầu và phủ Vĩnh Thành Hầu vẫn rất có duyên. Hai nhà ngồi ngay cạnh nhau.
Bấy giờ, Vương Hi mới phát hiện Thường Nghiên, Phan tiểu thư và Nhị thái thái đều chưa ngồi vào ghế. Nàng bèn thấp hỏi Thường Kha sao không thấy bọn họ.
Thường Kha bĩu môi, khẽ đáp:
- Những lúc như này, Nhị bá mẫu năng nổ lắm. Muội khỏi phải lo cho họ, kiểu gì họ cũng về trước lúc dâng trà.
Vừa dứt lời, Vương Hi đã thấy Nhị thái thái vội vã dẫn Thường Nghiên và Phan tiểu thư lại đây. Thường Nghiên như đã quen với cách làm của Nhị thái thái, bình tĩnh chào thái phu nhân và mọi người rồi ngồi xuống. Còn Phan tiểu thư thì ngược lại, đỏ bừng cả mặt, trông có vẻ rất ngượng.
Vương Hi rất muốn hỏi bọn họ đã đi đâu, gặp ai. Nhưng thấy Phan tiểu thư thế nàng, nàng lại thôi.
Ngay sau đó, buổi tiệc chính thức bắt đầu.
Vương Hi thế mà lại thấy trên bàn tiệc có bồ câu nướng đất Quảng chứ không phải vịt nhất phẩm, thấy cá sóc chiên đất Hàng thay cho cá hố kho, thấy thịt thái sợi vị cá của đất Thục mà không thấy thịt băm xào ớt Hàng Châu.
Người làm bàn tiệc này quả là rất có tâm.
Nàng nghĩ bụng, quay sang thì thầm với Thường Kha:
- Nấu cũng được đó chứ.
Chỉ là Thường Kha chưa kịp trả lời thì sân trên chợt vang lên một tràng cười. Mọi người ngồi đây đều hướng lỗ tai vào trong đó, giờ nghe vậy thì lập tức im lặng đồng loạt.
Tiếng cười kia nghe càng rõ ràng.
Tiếp đấy, có một vị nữ quan đội quan hoa đi ra, dừng tại cửa lớn của sân giữa, cao giọng gọi:
- Vị nào Đại tiểu thư họ Thi của phủ Tổng binh Dụ Lâm, Thục Phi nương nương truyền người vào nói chuyện!
Thi Châu kích động đứng dậy. Rồi kích động ấy chớp mắt đã biến thành kiêu ngạo, trong ánh nhìn của tất cả mọi người, nàng ta ngẩng đầu, ưỡn ngực đi ra, dùng tư thái chuẩn chỉ hành lễ và theo nữ quan kia vào sân trên.
Mọi người bắt đầu xì xào bàn tán. Thái phu nhân và Hầu phu nhân trông có vẻ hoang mang, nhưng ngay sau đó lại trở nên vui mừng vì ánh mắt hâm mộ của mọi người.
Vương Hi thì lại nhíu nhíu mày.
Chẳng phải phép tắc trong cùng là nghiêm chỉnh bậc nhất ư? Sao có thể mới bày đồ ăn ra đã gọi người ta qua nói chuyện rồi? Mọi người còn ăn ngon được nữa không?
Vương Hi rất ghét cái kiểu đang ăn thì bị làm phiền thế này. Nàng gắp một miếng vịt long não, nhưng vịt long não chính tông thơm ngon vẫn chẳng thể cứu vãn được tâm trạng của nàng.
Bồ câu non nướng giòn (式烧乳鸽) là món ăn truyền thống nổi tiếng trong ẩm thực Quảng Đông, da ngoài giòn, thịt trong mềm, hương vị thơm ngon.Cá sóc chiên (松鼠鳜鱼) là một món ăn tiêu biểu trong ẩm thực Tô Châu. Chuyện kể rằng, trong một chuyến cái trang vi hàng Giang Nam, Hoàng đế Càn Long đã dùng bữa ở một tiệm ở Tô Châu tên là Tùng Hạc Lâu. Ngài rất thích món này, từ đó món này trở nên nổi tiếng khắp Tô Châu. Cũng có chuyện kể rằng, để tránh mang tội giết "cá thần", đầu bếp đã trang trí, tỉa cá thành hình con sóc và đã khiến vua rất hài lòng. Hơn nữa, dân gian có câu: "Cá chép vượt vũ môn hóa rồng", cá chép đại diện cho điềm lành, thế nên món này càng được yêu thích và dần trở nên phổ biến. Cá hố kho (红烧带鱼) là một món ăn phổ biến với nguyên liệu chính là cá hố mềm, béo, thơm ngon. Cá không có xương dăm, sau khi lọc xương sống thì được kho mềm, màu đỏ như táo tàu, vị đậm, ngọt.Thịt thái sợi hương cá (鱼香肉丝)Hương cá là một trong những hương vị truyền thống trong văn hóa ẩm thực Tứ Xuyên. Món ăn hoàn thành có hương vị của cá, nhưng nguyên liệu nấu ra nó lại không hề liên quan đến cá, ví dụ như: ớt đỏ ngâm chua, hành, gừng, tỏi, nước tương.Vịt hun khói hay vịt long não là một món ăn tinh túy của ẩm thực Tứ Xuyên, được chế biến bằng cách hun khói nóng một con vịt trên lá trà và lá long não. Do cách chế biến phức tạp, vịt xông khói thường được ăn trong các bữa tiệc hoặc các sự kiện lễ hội hơn là một món ăn gia đình hàng ngày.Chuyển kể rằng, vào thời Từ Hy thái hậu, bà đã cho mời vị đầu bếp nổi tiếng tại Thành Đô là Huỳnh Tấn Lâm vào dâng thiện với các món ăn mới lạ. Vị đầu bếp này đã làm món vịt hun khói với lá long não và lá trà, vốn là những loại lá thường thấy ở Tứ Xuyên để làm món vịt hun khói lá long não. Món vịt với vị thơm đặc biệt của loại lá trà này được Từ Hy thái hậu khen ngợi hết lời. Sau khi trở về quê nhà Thành Đô, món ăn này cũng trở nên nổi tiếng và là một trong những món vịt đặc sản của tỉnh Tứ Xuyên từ công thức của người đầu bếp này.