Ngày mười lăm là tết Thượng Nguyên, tuyết rơi nhiều.
Hầu gia của Dĩnh Xuyên Lương Thận Hành bỏ trăm lượng vàng mua đèn hoa đăng để đổi lấy nụ cười của đại phu nhân.
Hoa đăng dâng đến trước mặt Tần Quan Chu, bấc đèn nóng như vàng bị đốt, nhìn xuyên qua mảnh khăn che bằng lụa, vầng quang tỏa ra thứ ánh sáng trắng như ngọc trai.
Nàng vuốt ve bức vẽ “Thường Nga bôn nguyệt”(*) trên mảnh khăn lụa, nghe nữ lang mang đèn đến giảng đèn lồng được thợ chế tạo ra khéo léo như thế nào, trên bức tranh là bút tích của vị danh họa nào, kèm theo đó là những câu chuyện cổ về Thường Nga bôn nguyệt.
Nữ lang hớn hở thuyết giảng một hồi, lại cẩn thận quan sát vẻ mặt của Tần Quan Chu để xem nàng có vui hay không.
Nghe nữ lang nói Thường Nga Hậu Nghệ một đôi vợ chồng, kiêm điệp tình thâm, Tần Quan Chu đón lấy đèn lồng từ tay nữ lang rồi cầm chặt nó trong tay, miệng mỉm cười không rõ tâm tình.
Nàng nhìn bức họa Thường Nga bôn nguyệt, ánh mắt vẫn đượm buồn không mấy vui vẻ, nhưng cũng hiểu nên để cho nữ lang này một đường lui: “Ngươi nói rất hay. Hầu gia, thiếp có thể thưởng không?”
Lương Thận Hành khoanh tay đứng nhìn, khóe môi phảng phất ý cười, nhưng nụ cười này có phần lạnh lẽo, vẻ mặt chán chường, không phát hiện chút thành ý nào.
Đôi mắt đen thâm sâu của hắn nhìn Tần Quan Chu, bình tĩnh cùng lãnh đạm mà đáp: “Theo ý phu nhân.”
Tần Quan Chu mím môi, tránh tầm mắt của hắn, tự chủ ban thưởng.
Nữ lang vội vã dập đầu tạ ơn không ngừng: “Đa tạ phu nhân.”
Nữ lang cầm đèn lui ra trước, lại cẩn thận lén nhìn vị phu nhân kia, thấy mặt mày nữ tử trời sinh đã thâm tú nùng lệ, như hoa đào nở sáng bừng, tư dung không được tính là tuyệt sắc giai nhân, nhưng lại đoan trang quý khí. Làn da nàng trắng như ngọc, trông như một quý nhân hiền từ, dáng người có chút mảnh khảnh, không giống người được sống trong nhung lụa từ nhỏ.
Nghe nói Tần thị và Hầu gia của Dĩnh Xuyên Lương Thận Hành đã kết tóc từ lúc niên thiếu. Khi Hầu gia của Dĩnh Xuyên vẫn chưa phải Hầu gia, chỉ là một chàng thư sinh Lương Thận Hành nhỏ bé như cỏ rác, Tần thị kết thành phu thê với hắn.
Khi đó Lương Thận Hành vì nghĩ đến công danh mà miệt mài sử sách, ba năm vẫn không có kết quả, gia cảnh nghèo túng.
Tần thị không bỏ hắn, mỗi ngày đều thêu thùa may vá đổi chút tiền bạc, cuộc sống tuy có chút bần hàn, nhưng tình cảm hai người càng thêm sâu đậm.
Sau này Lương Thận Hành từ bỏ văn chương chuyển sang hành võ, hưởng ứng lệnh triệu tập tòng quân, ai ngờ như cá chép gặp nước, một bước lên tiên, trong quân ngũ lại đa mưu túc trí, dụng binh như thần, chỉ ba năm ngắn ngủi đã bộc lộ tài năng, trổ hết tài nghệ, đảm nhiệm chức quân sư, trong trận chiến với quân Man Khương sau đó, hắn liền trở thành thống soái.
Người đời truyền rằng khi đó, Lương Thận Hành từng đưa Tần thị vào quân doanh, để nàng bên cạnh hắn, phu thê hai người trải qua sinh tử, tình cảm vốn không tầm thường.
Nhìn hôm nay Hầu gia của Dĩnh Xuyên vung tiền như rác, mua hoa đăng tới chỉ để khiến Tần thị vui vẻ, niềm vui và tình ý của Lương Thận Hành đối với Tần thị có thể thấy được một chút.
Nữ lang đưa đèn bất giác âm thầm ghen ghét, nếu nàng ta có thể gặp gỡ Hầu gia của Dĩnh Xuyên hào kiệt anh hùng như vậy vào thời niên thiếu, nhất định cũng có thể làm được như Tần thị, liều mình bên cạnh chàng. Cho dù có chết vì chàng cũng chẳng sao, có thể khiến Hầu gia của Dĩnh Xuyên nhớ thương cả đời thì có phải chết cũng đáng.
Chỉ tiếc rằng phúc khí tốt như vậy lại rơi vào tay Tần thị, kẻ khác chỉ đành ngậm ngùi ghen tức.
“Thích sao?”
Lương Thận Hành nâng hoa đăng lên, xoay một vòng mà nhìn chăm chú, nói: “Thành Bích, nàng có còn nhớ, khoảng thời gian trước kia chúng ta đi rước đèn không? Ở hội đèn lồng nàng nhìn trúng một chiếc đèn hình con thỏ, trong lòng vui thích không thôi, chỉ tiếc khi đó bản Hầu vô dụng, không thể cho nàng một thứ tốt như vậy …”
Hắn đưa đèn cho Tần Quan Chu, cười nói: “Bản Hầu bây giờ có thể tặng nàng một chiếc lồng đèn đẹp nhất rồi.”
Tần Quan Chu nghe Lương Thận Hành gọi đích nhũ danh nàng là “Thành Bích”, nhất thời ngạc nhiên, ngón tay đang cầm đèn lòng từ từ thu lại.
Nàng đáp: “Thiếp thân khi ấy tuổi còn nhỏ, vì không có được lồng đèn hình thỏ nên không tránh khỏi ủy khuất, lại sợ Hầu gia cho rằng ta ngại bần yêu phú, không dám để chàng nhìn thấy nên đã trốn trong bếp lén rơi nước mắt.”
Bất kỳ tâm tư nào của nàng đều hiện rõ trên mặt, nắm chặt túi tiền trống trơn mà hồn bay phách lạc, toàn bộ đều rơi vào mắt Lương Thận Hành.
Nhớ tới tính tình Tần Quan Chu khi ấy, nụ cười Lương Thận Hành có chút ấm áp. Hắn tiến đến phủi tuyết bên ngoài áo choàng của Tần Quan Chu, cười nói: “Nàng muốn trốn đi đâu, chẳng lẽ bản Hầu còn không rõ sao? Lần nào cũng đều tới phòng bếp.”
Tần Quan Chu cụp mắt xuống.
“Sau này bản Hầu lại nghi ngờ, nàng đó, e là không phải cố tình. Lại cứ lần nào cũng đều trốn cùng một nơi, cố tình gây chuyện khiến bản Hầu lo lắng…”
Tần Quan Chu nghe xong, biểu cảm thanh lãnh như băng tan, thoáng mỉm cười.
“Thiếp chỉ có vậy thôi.”
Hắn đột nhiên nói một câu làm Tần Quan Chu kinh ngạc nhướng mày: “Sao cơ?”
Lương Thận Hành nắm cằm nàng, ánh mắt thâm thúy nói: “Thành Bích, cứ cười thế này đi. Nàng đã lâu rồi không cười với bản Hầu như thế…”
“…”
Nàng đưa đèn lồng trong tay cho thị vệ đang đứng một bên.
Lương Thận Hành nhướng mày: “Sao vậy? Nàng không thích?”
Tần Quan Chu lắc đầu, tiến một bước tới gần Lương Thận Hành, bỏ tay hắn vào trong áo choàng. Tay hắn dày rộng ấm áp, tay Tần Quan Chu nhỏ nhắn lạnh lẽo.
Tần Quan Chu nói: “Khi ấy Hầu gia thấy thiếp không có được đèn thỏ bèn lấy giấy Tuyên Thành và trúc để làm một cái, tự tay vẽ mai lan trúc lên, treo ở trước gia môn. Hầu gia, từ đó về sau, thiếp thân liền không còn say mê đèn hình thỏ hay đèn Thường Nga bôn nguyệt gì đó, những thứ đó cũng không thể so được với đèn lồng Hầu gia tự làm.” Khi nàng nói tới đây, hai mắt bỗng đẫm lệ: “Chỉ tiếc, chiếc đèn kia lại bị thiếp thân
đánh mất.”
Lương Thận Hành nói: “Bản hầu sẽ lại vì nàng mà làm một cái khác.”
“Tuy làm lại một cái khác, cũng không phải là cái trước kia.”
“Thành Bích, nàng rốt cuộc…!”
Hắn nghe câu nói càn quấy này, sắc mặt không khỏi giận dữ, ánh mắt thâm trầm ánh lên ngọn lửa, gần như có thể thiêu đốt Tần Quan Chu đến khi không còn một mảnh xương tàn.
Gân xanh trên trán Lương Thận Hành nổi lên không ngừng, một lúc lâu, hắn mới ngăn được lửa giận trong lồng ngực, thở dài: “Thôi, theo bản hầu trở về nào.”
“…Thiếp không muốn về.”
“Hôm nay là tết Thượng Nguyên, nàng cãi lệnh ta, tự ý ra khỏi phủ, bản Hầu không định so đo với nàng nữa. Nhưng hôm nay ai để nàng ra, bản Hầu sẽ quay về giết hắn!”
Sắc mặt Tần Quan Chu liền biến đổi, run rẩy nói: “Chàng lại như thế rồi! Lại thế nữa rồi!”
“Không phải bản Hầu như thế, là nàng ép bản Hầu thành ra thế này.”
Hắn nắm lấy cổ tay nàng, ngón tay lạnh băng và cứng rắn như thiết đúc nắm chặt đến nỗi khiến Tần Quan Chu nhăn nhó: “Nàng muốn làm loạn tới khi nào? Còn không phải chỉ là cưới Chiêu Nguyệt quận chúa thôi sao, bản Hầu cưới thì cũng đã cưới rồi, không cần nàng phải xen vào! Chiêu Nguyệt thân phận thế nào, nàng có thể thấy được, còn không phải đang tự hạ mình làm thiếp sao?! Bản hầu thất sủng nàng, bạc đãi nàng à? Những gì nên làm, có thể làm, bản Hầu đều đã làm rồi, rốt cuộc nàng còn muốn bản hầu phải làm sao nữa ——!”
“Hầu gia không sai, thiếp thân không thể cầu Hầu gia làm gì cả. Là thiếp thân ghen tị, vẫn mong Hầu gia khai ân.” Đôi mắt nàng ngấn nước, nhưng đáy mắt lại âm u lạnh lẽo, nàng quỳ xuống trước mặt Lương Thận Hành: “Hãy để thiếp đi…”
Hốc mắt Lương Thận Hành đỏ lên, không ai biết hắn đang tức giận hay đau buồn.
“Thành Bích, nàng một vừa hai phải thôi.”
Hắn tiến lên một bước, ngón tay vuốt ve sợi tóc ngay thái dương Tần Quan Chu, nhẹ giọng nói: “Đừng khiến bản Hầu khó xử nữa.”
Tay hắn vừa chạm vào nàng, môi Tần Quan Chu run rẩy không ngừng: “Chàng muốn thế nào?”
“Nàng biết mà.”
Tần Quan Chu hoảng sợ, bàn tay đang cuộn chặt toàn là mồ hôi lạnh.
Lương Thận Hành nâng khuôn mặt nàng lên rồi cúi đầu hôn lên đôi môi không chút huyết sắc của nàng, có cảm giác lạnh băng, nàng như uống phải tuyết thủy, hơi lạnh chạy thẳng xuống cổ họng.
(*)Thường Nga Bôn Nguyệt (Hằng Nga Bôn Nguyệt): Về nguồn gốc của tết Trung Thu, trong dân gian còn lưu truyền nhiều truyền thuyết đẹp và cảm động, trong đó “Thường Nga bôn nguyệt” 嫦娥奔月 là lưu truyền rộng rãi nhất. Tương truyền vào thời viễn cổ, có 10 mặt trời xuất hiện trên không, nóng đến nỗi mặt đất nứt nẻ như mai rùa, muôn vật khô héo, thiên hạ bách tính khó sinh tồn. Lúc bấy giờ, một chàng trai tên là Hậu Nghệ 后羿, có sức mạnh vô cùng, anh ta một hơi bắn rụng 9 mặt trời, đến khi mặt trời cuối cùng nhận tội cầu xin tha mạng, Hậu Nghệ mới thu cung lại, lệnh cho mặt trời này phải đúng giờ mọc và lặn, tạo phúc cho dân. Về sau, Hậu Nghệ cưới một cô gái hiền hoà xinh đẹp tên là Thường Nga 嫦娥 (1). Hai vợ chồng thương yêu nhau, cuộc sống vô cùng hạnh phúc.Một hôm, Hậu Nghệ trên đường đi săn gặp được một lão đạo sĩ. Lão đạo sĩ tặng cho Hậu Nghệ một gói thuốc trường sinh bất tử, uống vào suốt đời không già, có thể thăng thiên thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ xa rời vợ và bà con trong thôn, không muốn chỉ một mình mình làm thần tiên trên trời. Sau khi về lại nhà, Hậu Nghệ đem thuốc trường sinh bất tử giao cho vợ. Lúc bấy giờ, không ít người theo Hậu Nghệ học nghề, trong đó có một kẻ tiểu nhân gian nịnh tên là Bàng Mông 逢蒙, biết được trong nhà thầy có cất thuốc trường sinh bất tử, nên suốt ngày nghĩ cách làm sao lấy cắp được. Ngày rằm tháng 8 một năm nọ, Hậu Nghệ dẫn đám học trò đi săn, khoảng chiều tối, Bàng Mông lén trốn về, ép Thường Nga giao thuốc. Trong lúc không biết làm cách nào, Thường Nga đành nuốt trọn gói thuốc. Trong giây lát, thân thể Thường Nga nhẹ nhàng bay lên, phút chốc bay đến trời cao. Nhưng vì lòng quyến luyến chồng nên Thường Nga bay đến mặt trăng, nơi cách mặt đất gần nhất.Hậu Nghệ sau khi về nhà không thấy vợ đâu, liền hỏi thị nữ. Biết được sự tình, Hậu Nghệ lòng như lửa đốt, vội bước ra khỏi nhà, chỉ thấy mặt trăng trên cao bỗng trở nên tròn và sáng lạ thường, giống như người vợ đang nhìn mình. Hậu Nghệ liền bày bàn cúng trong sân dưới ánh trăng, trên bàn bày các loại hoa quả mà Thường Nga thích ăn nhất để tế người vợ. Bà con trong thôn cũng bày hoa quả trong sân nhà mình để tế Thường Nga lương thiện và xinh đẹp.Từ đó về sau, hàng năm đều như thế, đời đời nối tiếp nhau. Mỗi khi đến rằm tháng 8, mọi người đều không hẹn mà cùng tế bái Thường Nga dưới trăng. Do hôm đó là vào giữa mùa Thu, nên mọi người ấn định ngày đó là tết Trung Thu.