Tác giả: Trà Sắc Già Phê
Edit+Beta: Cam Thíu (????)
______________________________
Bàn Tử chọn lựa kỹ càng, tìm một gian phòng ở giữa, nhìn từ bên ngoài đã thấy gian này nguy nga hơn rất nhiều, cùng cái gian Trương thụy đồng* hồi đó chúng tôi xem giống nhau, đều có thể xem là một "Khởi Linh".
Bàn Tử trực tiếp đẩy cửa mà vào, nơi này hoàn toàn không cần lo lắng cơ quan gì cả, bởi vì cơ quan nguy hiểm nhất của Trương gia là chất kiềm cùng khí độc.
*Thụy (瑞) may mắn, điềm lành.
Còn đồng (桐) có khá nhiều nghĩa, chung có thể hiểu nó là cây.
Nhà họ Trương đối với mộ táng "Khởi Linh" có yêu cầu rất cao.
Dùng đều loại gỗ Trinh Nam*, và rất chú ý tam trọng quan tứ trọng quách**.
Gian mộ thất này thật sự rất lớn, nhưng gần như không có gì ngoài bậc thềm phía trước và cái đại quan tài.
*Gỗ Trinh Nam (楠木) hay gỗ nam tơ vàng (金丝楠木) là một loại gỗ đặc hữu ở Trung Quốc.
Quan tài bằng gỗ Trinh Nam
**Có câu "trong quan ngoài quách", ai có nhu cầu cứ tìm hiểu.
Mình sẽ giải thích quách là gì thôi.
Quách: là lớp áo ngoài bao bọc bên trong tiểu cũng như xương cốt người đã khuất.
Quách cũng như là lớp áo bên ngoài bảo vệ hài cốt.
Quách là phần quan trọng nhất nó giúp cho hài cốt bên trong không bị hư hại bởi môi trường bên ngoài.Do vậy quách phải được làm bằng chất liệu tốt.
_________________
Bàn Tử nói: "Hạt Tử! Anh nói coi mấy người họ Trương đều di truyền cái tính làm lơ tiền tài ấy à?"
Hắc Nhãn Kính: "Người mù như tôi khó mà nói lắm, nếu không anh hỏi Tiểu tam gia thử coi."
Tôi nói: "Người nhà họ Trương đều chú trọng thực lực coi khinh tài vật, họ để ý là bảo tồn chứ không phải tài phú."
"Là người thì mẹ nó đều có lòng tham, tôi cũng không tin người Trương gia ai ai cũng đều giống Tiểu ca.
Nếu không chúng ta cạy ra coi thử?" Bàn Tử thấy tôi trầm mặc không nói liền tiếp tục: "Dù sao hiện tại Tiểu ca cũng không có ở đây, chúng ta mở ra nhìn xem nói không chừng còn có phát hiện.
Cậu nghĩ a, thất hồn chứng gì đấy Trương gia đều là di truyền."
"Trên quan tài này có chữ?" Tôi đánh lạc hướng Bàn Tử khỏi vấn đề.
"Trên quan tài có chữ cũng không có gì kỳ quái, cậu cứ nói mở hay không đi?"
"Trước nhìn đã."
"Trên đó viết cái gì vậy?" Bàn Tử chóng hong nhìn quan tài nghiền ngẫm nói.
Mặt trên là chữ tiểu triện*, tôi có thể nhìn hiểu.
*Cho cái chữ tiểu triện mọi người dễ hình dung:>
__________________
Tôi nói: "Mặt trên nói hẳn là về cuộc đời của chủ mộ thất.
Mộ chủ tên là Trương Tú Thành sinh vào năm 164 trước công nguyên, mất vào trước năm 48.
Đại Hán Kiến Nguyên, năm 26 tuổi đảm nhiệm sứ giả, Kiến Nguyên năm thứ 2 ra Lũng Tây, kinh Hung Nô, bị bắt.
Ở Hung Nô mười năm, sau đó chạy thoát, tây tiến đến Đại Uyên, định cư ở Kinh Khang, rồi đến Đại Nguyệt Thị.
Đại Nguyệt Thị trước vì bị Hung nô áp bách, lại trằn trọc rời tây, lúc này đã định cư tại Quỳ Thủy Bắc Ngạn.
Lại đến lúc Đại Hạ thành lập.
Trương Tú Thành đi đến Đại Hạ, dừng lại hơn một năm mới trở về.
Trên đường trở lại ông ta bắt đầu đi từ nam, men theo Nam Sơn ý đồ không muốn Hung Nô phát hiện, nhưng cuối cùng vẫn bị Hung Nô bắt được, lại bị đưa đi lưu đày, sau hơn một năm thừa cơ trốn về Hán triều.
Báo cáo với Hán đế tình hình Tây Vực, ở Võ đế nhận lấy chức Đại Phu.
Lúc ở Đại Hạ, biết được rằng đi bộ từ phía tây nam của Tây Thục có thể dẫn đến Đại Hạ, vì thế ông ta khuyên Hán Đế di khai Tây Nam, nhưng vì Côn Minh di trở, không thể thông qua.
Năm Nguyên Sóc thứ 6, Trương Tú Thành trở thành giáo úy tùy đại tướng quân, có công đánh Hung Nô, được phong Bác Vọng hầu.
Năm Nguyên Châu thứ hai, được phong làm Ngụy Vệ, cùng Lý Quảng ra Bắc Bình đánh Hung Nô, vì chậm trễ quân kỳ nên bị xử chém, dùng chức hầu chuộc tội, bị biếm thành thứ dân.
Trương Tú Thành khuyên Hán đế hợp nhất với Ô Tôn.
Hán đế tôn ông làm tướng trung quân, dẫn theo 300 người, dê bò kim ngân lên đến chữ vạn đi sứ đến Ô Tôn.
Sau khi đến Ô Tôn, ông cử các phó sứ đến Đại Uyên, Kinh Khang, Đại Nguyệt Thị, Đại Hạ và các nước khác.
Lúc sau giả chết trở về Trương gia, rồi sau đó mới chết vì bệnh cũ.
Ô Tôn sai khiến sứ thần đưa Trương Tú Thành về Hán, cũng hiến mã viếng tặng.
Lần lượt giới thiệu các sứ thần Tây Vực với Hán, rốt cuộc sau đó Ô Tôn cùng Hán thông hôn, hợp lực đánh bại Hung Nô.
Việc Hán có thể kết thân với Tây Vực, Trương Tú Thành có công đầu.
Ông ta ở Tây Vực rất có uy tín, sau các sứ giả khác lại dùng danh Bác Vọng Hầu lấy được thủ tín của chư quốc.
Nho, cỏ đinh lăng, lựu, hồ đào, hồ ma*...!đều là nhờ Trương Tú Thành nhờ sang Tây Vực rồi truyền qua Trung Nguyên."
*Hồ ma (胡麻) ở Việt mình gọi là mè đen, hay hạt vừng này nọ á.
"Này không phải là chuyện về Trương Khiên* sao?" Bàn Tử nói.
*Trương Khiên (张骞) (164 TCN - 113 TCN) tự Tử Văn, người Thành Cố, Hán Trung, nhà lữ hành, nhà ngoại giao, nhà thám hiểm kiệt xuất đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, có đóng góp to lớn trong việc mở ra con đường Tơ Lụa, kết nối giao thông nhà Hán với các nước Tây Vực.
______________
Bàn Tử vừa nhắc nhỡ, tôi cũng liền nghĩ đến.
Xác thật đúng là cuộc đời truyền kỳ của Trương Khiên.
Đúng là tôi quá coi thường Bàn