Hóa ra cảm xúc nhớ nhung một người có thể là cảm xúc như vậy.
Trần Gia Dư khá bất ngờ khi nghe được việc đã có kết quả điều tra sơ bộ về nguyên nhân sự cố Cargo King 1025 kẹt cánh lái độ cao từ miệng cha mình.
Q Trần Gia Dư suy đoán quả không sai.
Vận chuyển máy móc khai thác nhiên liệu kích cỡ lớn nhưng cách thức cố định không hợp quy, dẫn tới lúc bay lên một số dây chằng néo đã bị đứt, gây ra hiệu ứng domino, toàn bộ ba thiết bị máy móc ở cuối khoang hàng hóa đều bị xê dịch tới đuôi máy bay, không những khiến trọng tâm bị đẩy ra sau, hơn nữa còn đâm thủng cả khoang hàng hóa, có thể hạ cánh mà không thương vong thật sự là nhớ may mắn.
Còn một điều nữa mà Trần Gia Dư nhắc tới cũng đã ứng nghiệm.
Năm giây sau khi tàu bay cất cánh, hộp đen đã bị đập vỡ, tất cả dữ liệu đều không thể phục hồi.
Có điều, thân máy bay vẫn tạm ổn, chưa hư hỏng đến nỗi nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia thì về cơ bản chỉ cần tháo dỡ để xem mức độ hư hại của lớp vách khoang hàng hóa cũng như cột trượt đuôi máy bay là sẽ biết được đại khái đã có chuyện gì xảy ra.
Lịch làm việc của Phương Hạo và Trần Gia Dư hai ngày nay không khớp nhau chút nào.
Khi Phương Hạo nghỉ thì anh đang bay mà khi anh được nghỉ thì lại tới lượt cậu ấy phải trực.
Phương Hạo là kiểu người một khi đã hết ca hay thay ca xong thì không muốn nấn ná lại sân bay thêm dù chỉ một giây.
Thế nhưng hiện tại hai người đã không gặp nhau nhiều ngày, Phương Hạo bèn bảo cậu ấy bằng lòng ở lại chờ anh thêm một lúc sau khi hết ca đêm, tranh thủ ăn sáng cùng Trần Gia Dư trước khi anh khởi hành.
Thông tin về nguyên nhân sự cố đã được lan truyền trong nhóm kiểm soát viên không lưu và một số ít những cơ trưởng có mặt tại khu vực không phận hôm đó.
Câu đầu tiên của Phương Hạo khi gặp Trần Gia Dư là: “Anh đã nghe chuyện Cargo King 1025 chưa? Quả đúng như những gì anh nói.”
“Anh có nghe nói rồi.” Trần Gia Dư thấy Phương Hạo hỏi vậy thì cũng ý thức được sự việc có liên quan đến buổi trực ngày hôm đó của cậu ấy.
Liên hệ với việc cậu ấy đi sớm về muộn hai ngày nay, bản thân anh hẹn gặp mấy lần đều không được, hôm nay miễn cưỡng sắp xếp được thời gian cũng là vào sáng sớm, Trần Gia Dư cũng theo đó mà có chút nhói lòng.
“Chuyện lần này không ảnh hưởng gì tới em chứ? Anh thấy em hai hôm nay…”
Trần Gia Dư chưa nói xong, Phương Hạo đã lắc đầu cắt ngang lời anh ấy: “Lần này không sao.
Thế nhưng em nghe nói cả tổ lái lẫn tổ vận chuyển đều bị phạt.”
Quả thật hai ngày nay Phương Hạo cũng khá bận lòng về chuyện này.
Đã được trải nghiệm sự soi mói của lãnh đạo trong vụ việc radar mất tín hiệu trước đó, Phương Hạo thật sự không dám chắc liệu lần này bọn họ có bới móc ra lỗi sai nào hay không.
Song, một tuần trôi qua, Phó chủ nhiệm Diêm Hùng không tới tìm anh, Quách Tri Phương cũng gọi điện từ nhà để trấn an anh, Phương Hạo mới thật sự chắc rằng chuyện không can hệ gì tới mình.
Chuyện này Trần Gia Dư không thấy Trần Chính nhắc tới, “Tổ lái bị phạt? Bọn họ đưa máy bay bị kẹt cánh lái độ cao xuống mặt đất với vận tốc hơn 200, hơn nữa còn không có thương vong là đã làm rất tốt nhiệm vụ rồi mà.”
Trần Gia Dư có chút bất bình thay cho vị cơ trưởng già của 1025.
Nghe cha anh kể, vị cơ trưởng này vốn cũng xuất thân từ ngành hàng không dân dụng, đã sắp nghỉ hưu mà lại vướng phải chuyện như này.
Phương Hạo cũng chỉ đưa ra suy đoán sơ bộ: “Máy móc nhập khẩu từ nước ngoài… có lẽ rất đắt tiền, tính cả một chiếc máy bay, tất cả đều bị hư hỏng.”
Trần Gia Dư không đồng tình, phản bác lại: “Cái máy bay đấy là máy bay hãng Hải Nam thải loại, được chuyển đổi từ chở khách sang chở hàng, qua hai năm nữa hẳn cũng sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn.
Về phần máy móc… Máy móc dù có đắt tiền đến đâu cũng sao có thể quý giá bằng tính mạng con người chứ.” Vì người ngồi trước mặt là Phương Hạo nên Trần Gia Dư cũng không giữ kẽ, “Tổ vận chuyển nên chịu phạt, vấn đề này anh không có ý kiến gì.
Anh chỉ cảm thấy không nên bắt tổ lái gánh tội chung.”
Phương Hạo không tán đồng với câu cuối của Trần Gia Dư: “Tổ trưởng tổ vận chuyển cũng có nỗi khổ khó nói.
Quy định của bọn họ thật ra không hề nêu rõ cách thức cố định loại máy móc kích cỡ lớn bất thường như này.
Thấy bảo người bên quân đội vận chuyển những hàng hóa như máy móc hay xe bọc thép thì đều có quy tắc riêng nhưng cũng chỉ là kinh nghiệm truyền lại, không được viết thành văn bản quy định.” Nói cho cùng thì vẫn là quy định không theo kịp thực tế, chuyện này Phương Hạo quá hiểu rồi, bản thân anh cũng từng khốn đốn vì vấn đề này.
Trần Gia Dư lại không hề biết chuyện đấy.
Anh gật gù, cuối cùng chuyển chủ đề, bảo: “Không ảnh hưởng tới em là tốt rồi.
Hai hôm nay em bận rộn như thế làm anh cũng thấy lo.”
Phương Hạo bèn nói: “Không, em chỉ đơn thuần là bận thôi.
Chị Quách vẫn đang nghỉ thai sản, cố gắng hết tháng này là sẽ đỡ.”
Đáng lẽ ra Phương Hạo không cần trực nhiều ca muộn như vậy.
Việc trực ca muộn liên tục tiêu hao rất nhiều sức lực, đặc biệt là sau ca đêm, mắt Phương Hạo luôn hiện tơ máu.
“Cơ mà tin vui là học trò của em xuất sư được rồi.
Sau này mười lần chắc phải tám lần anh sẽ được gặp Triển Bác cầm micro.” Phương Hạo bổ sung thêm.
Thế nhưng, Trần Gia Dư lại chẹp miệng, tỏ vẻ tiếc nuối: “Không được nghe thấy giọng em nữa thì đâu phải tin vui chứ.”
Trần Gia Dư nói chuyện rất thân mật, cũng không giảm âm lượng.
Anh nhân lúc sáng sớm sân bay vắng vẻ, dịch ghế lại gần thêm một chút rồi ngả người về phía Phương Hạo.
Phương Hạo không phải người thích thể hiện tình cảm chốn công cộng, nghe Trần Gia Dư nói vậy thì có hơi ngượng ngùng.
Anh bèn cúi đầu nhấp ngụm cà phê của mình, cơ thể thì không nhích ra xa, để mặc cho Trần Gia Dư chạm nhẹ đầu gối vào đầu gối mình dưới gầm bàn.
Trần Gia Dư thấy Phương Hạo uống cà phê thì như sực nhớ ra điều gì đó.
Anh lôi từ trong vali phi công ra một chiếc bình giữ nhiệt rồi trả lại cho Phương Hạo: “Bình của em này.”
Lần trước bọn họ cũng gặp ở T1 rồi đi ăn trưa cùng nhau.
Đúng hôm đó Phương Hạo lên làm ca đêm còn Trần Gia Dư thì đã hoàn tất nhiệm vụ bay trong ngày, chuẩn bị ra về, Phương Hạo bèn thử dùng máy pha cà phê bán tự động ở nhà làm một ly latte yến mạch decaf rồi bỏ vào bình giữ nhiệt, mang lên sân bay đưa cho Trần Gia Dư mang đi.
Trần Gia Dư cảm động vô cùng, nói đùa rằng món quà sinh nhật này của anh quả đúng là một khoản đầu tư hời.
Rõ ràng anh mua tặng Phương Hạo, vậy mà bản thân đã được hưởng ké mấy bận rồi.
Đương nhiên, nếu anh được ngủ thêm hai ngày ở nhà Phương Hạo thì có khi còn lãi hơn.
Chẳng qua lời này Trần Gia Dư không dám nói ra, nói ra thì lại có vẻ anh đòi hỏi quá mức.
“Hôm nay anh bay đi đâu vậy? Cuối tuần cũng bay sao?” Phương Hạo thấy bàn ăn yên tĩnh, bèn bắt đầu nói chuyện công việc theo thói quen cũ.
“Vẫn Bảo An, Thâm Quyến và Bạch Vân, Quảng Châu thôi.
Thứ Bảy cũng bay, Chủ Nhật được nghỉ, nhưng Chủ Nhật anh phải về nhà một chuyến.”
Phi công không có ngày nghỉ lễ hay cuối tuần, Trần Gia Dư cũng không ngoại lệ.
Anh hơi áy náy vì vốn dĩ Chủ Nhật là ngày cả hai đều được nghỉ nhưng anh trước đó đã hẹn sẽ cùng đi ăn và dạo công việc với bố mẹ rồi, phỏng chừng phải ở bên ngoài cả ngày.
Phương Hạo không quá để ý chuyện này.
Anh gật đầu rồi nói: “Không sao đâu.
Thứ Hai thì sao?” Anh thấy Trần Gia Dư lôi điện thoại ra xem lịch trực của mình thì bèn nhỏ giọng bổ sung thêm một câu: “Dù sao nhà em cũng gần sân bay.
Anh… nếu không có việc gì thì sau khi xuống máy bay hãy qua đó đi.
Cũng không cần cất công hẹn một ngày cố định đâu, gọi cú điện thoại trước đó là được.
Trong tuần chỉ cần em không trực thì hẳn đều sẽ ở nhà.”
Trần Gia Dư “Ừm” một tiếng đồng ý.
Từ sau buổi tối hôm đó và sáng ngày hôm sau, đã lâu lắm rồi anh không được gặp Phương Hạo, cũng lâu lắm rồi không được chạm vào cậu ấy.
Hai lần gặp nhau tại nhà ga T1, bao gồm cả một lần ngày hôm nay, đều vội vội vàng vàng.
Hai người họ rất chăm chỉ nhắn tin, thường xuyên trò chuyện câu được câu không với nhau.
Mỗi lần sau khi tắt động cơ, bật dữ liệu di động lên là kiểu gì cũng có tin nhắn mới.
Mấy tiếp viên trưởng quen thân với Trần Gia Dư đều trêu chọc anh.
Trước lúc nói rõ ràng mọi chuyện, lịch sử trò chuyện của hai người họ chưa tới mười trang, nhưng giờ đây chỉ cần hai ngày là có thể nhắn tới mười trang rồi.
Tối qua trên đường về Lệ Cảnh, Trần Gia Dư bị kẹt xe.
Anh bèn bảo Phương Hạo gửi một tấm hình cho mình xem nhưng rồi lại bị cậu ấy từ chối.
Trần Gia Dư chỉ đành lật lại lịch sử trò chuyện trở về bức hình dấu hôn mà Phương Hạo gửi mình một tuần trước đố để ngắm nghía.
Anh ngắm mãi ngắm hoài đến nỗi cơ thể có phản ứng, bị xe sau nhấn còi inh ỏi.
Trần Gia Dư chỉ đành miễn cưỡng tắt màn hình điện thoại, cũng như dập tắt ngọn lửa nhỏ trong lòng.
Tối hôm đó, Phương Hạo được Phương Thịnh Kiệt gửi cho một đường link Weibo, anh bèn mở ra xem.
Tài khoản đã xác nhận danh tính của Trần Gia Dư đăng bài Weibo, là một tấm ảnh rất quen thuộc: Cảnh hoàng hôn ở sân bay Đại Hưng được chụp qua lớp cửa kính buồng lái, ráng chiều chiếu rọi trên đường cất hạ cánh rộng thênh thang ở trung tâm bức ảnh.
Có vẻ như đã lâu lắm rồi Trần Gia Dư mới đăng Weibo, sau nửa năm đột nhiên đội mồ sống dậy đăng tấm hình này.
Có người trong ngành hàng không nhận ra sân bay và đường băng nên bình luận ở bên dưới hỏi liệu có phải liên quan tới tình hình đặc thù của Cargo King 1025 không, phỏng đoán anh Gia đang cầu nguyện bình an cho chuyến bay.
Thế nhưng chỉ có Phương Hạo biết đây không phải bức ảnh mới chụp mà là bức ảnh đường cất hạ cánh 17L Trần Gia Dư đã gửi cho anh vào mấy tuần trước.
Trong lòng Phương Hạo có suy đoán khác – Có lẽ Trần Gia Dư không “tim lo chuyện đời” đến thế, cũng chẳng “khi yên bình vẫn nghĩ suy về lúc gian nguy” đến vậy.
Động cơ và mục đích của anh hoàn toàn xuất phát từ lòng riêng.
Phương Hạo nghĩ, có lẽ Trần Gia Dư cũng đang ôn lại kỷ niệm.
Đây có thể coi là khởi điểm cho sự quen biết của hai người họ.
Khi ấy, mọi chuyện đều chưa bắt đầu, vậy mà chỉ vài tuần ngắn ngủi, tất cả đã thay đổi hoàn toàn.
“Nhắc tới đây, anh có chuyện này muốn nói với em…” Phương Hạo cầm điện thoại lên, bắt đầu nhắn tin với Phương Thịnh Kiệt.
Cũng là nhà ga hành khách T1 sầm uất, cuộc hẹn của Chu Kỳ Sâm và Lang Phong diễn ra rất suôn sẻ.
Đã một tuần kể từ buổi tiệc sinh nhật tại nhà Phương Hạo, bọn họ rất ăn ý cùng xuất hiện ở bãi đậu xe theo thời gian đã thống nhất.
Chu Kỳ Sâm vừa liếc mắt đã thấy chiếc Tesla màu lam sẫm của Lang Phong.
Lúc đi qua, Chu Kỳ Sâm vẫn không quên trêu chọc: “Lần này biết đỗ xe rồi đó.”
“Chào buổi tối.” Lang Phong đáp lại một cách rất tự nhiên.
Cậu ta thẳng thắn tới mức Chu Kỳ Sâm có chút ngớ người.
Hôm đó Lang Phong uống khá nhiều.
bản thân Chu Kỳ Sâm vì mục đích cá nhân mà cho Lang Phong ly Margarita với gấp đôi lượng tequila.
Tất cả những chuyện xảy ra trong phòng ngủ dành cho khách tối đó, cậu ta sẽ không… không nhớ gì hết đó chứ? Sau Chu Kỳ Sâm lại nghĩ, nếu cậu ta thật sự không nhớ gì thì cũng không biết là chuyện tốt hay xấu nữa.
Hiếm dịp cả hai cùng vừa xuống máy bay, Chu Kỳ Sâm đã trực liên tục mười ba tiếng cộng thêm chênh lệch múi giờ, Lang Phong cũng mới kết thúc chuyến bay từ Paris tới Bắc Kinh.
Dù không nói ra nhưng cả hai đều rõ đối phương đã đói cồn cào rồi.
Thế nên Lang Phong quyết định đưa Chu Kỳ Sâm tới nhà hàng món Ý được mệnh danh ngon nhất Bắc Kinh.
Nhà hàng trông rất cao cấp, thậm chí thực đơn còn chẳng có chữ tiếng Trung nào, nhân viên phục vụ đi qua đi lại cũng toàn là người nước ngoài.
Chu Kỳ Sâm chưa từng đến nơi nào như thế này.
Đây có vẻ là một địa điểm tuyệt vời để hẹn hò, dãy bàn hai bên đều là dân văn phòng ăn vận đỏm dáng, đang trò chuyện thân mật dưới ánh nến mập mờ.
Chu Kỳ Sâm có chút bồn chồn.
Nhưng anh ta và Lang Phong người là phi công bốn vạch, người là phi công ba vạch, ít nhất xét về mặt ngoài thì chắc chắn không thua kém ai.
Lang Phong biết Chu Kỳ Sâm chưa từng tới đây, thấy anh ta nhăn mày nhìn thực đơn thì bèn chu đáo giới thiệu cho Chu Kỳ Sâm những món mình gọi.
Thế nhưng nói cả nửa ngày, cuối cùng Chu Kỳ Sâm vẫn rất xuề xòa kêu Lang Phong làm hết thay mình.
Lúc sau, nhân viên phục vụ tới ghi