Dù nói không vội nhưng Phương Hạo vẫn lái xe ở mức vận tốc tối đa dành cho làn đi nhanh trên đường cao tốc.
Nửa đêm lái xe tới Song Tỉnh cũng mất phải bốn mươi phút.
Ban đầu Phương Hạo bật sách nói nhưng nghe được một nửa thì phát hiện bản thân không tập trung nghe nên dứt khoát tắt đi.
Phương Hạo nhớ lại hồi mới được điều tới Đại Hưng, anh chuyển nhà tới gần sân bay, cách khu vực nội thành rất xa, không thuận tiện cho việc hẹn hò, tụ tập.
Khi ấy, anh từng nhắc tới với đám bạn về một thuyết mà bị mấy người bạn thân gọi đùa là thuyết “một tiếng lái xe” – Người khiến anh sẵn sàng lái xe một tiếng đồng hồ để vào nội thành gặp mặt thì mới là thích thật lòng.
Lúc trước, khi Cố Thuần hẹn gặp Phương Hạo lần hai, anh đã vì chuyện đi vào khu vực nội thành mà lưỡng lự mãi, về sau Cố Thuần bằng lòng lái xe ra khu ngoại thành để tìm anh thì hai người mới gặp mặt.
Giờ đây, Phương Hạo nghĩ lại về bản thân của hiện tại.
Mười hai giờ khuya, anh đã tắm rửa, đánh răng chuẩn bị lên giường nắm, bị một cú điện thoại của Trần Gia Dư gọi dậy để rồi bây giờ anh phóng xe vào khu vực nội thành trong đêm tối.
Hơn nữa, đó còn là do Phương Hạo đề nghị chứ đối phương không hề yêu cầu.
Đây là quan tâm, là bận lòng, cũng là thật lòng thích một người nhỉ.
Phương Hạo thích những giây phút mạnh mẽ của Trần Gia Dư, lại đau lòng trước những lúc yếu đuối của anh ấy.
Con người này quả đúng là “bảy tấc” của anh.
(Bảy tấc: xuất phát từ câu ngạn ngữ của Trung Quốc “đánh rắn đánh bảy tấc”.
“Bảy tấc” trong câu ngạn ngữ là chỉ vị trí một phần bảy chiều dài rắn được tính từ đầu đến hết cơ thể, thường là phần tim rắn – được coi là điểm yếu chí tử của loài vật này.
Trong truyện có thể hiểu đơn giản là điểm yếu)
Phương Hạo bước vào nhà Trần Gia Dư, cảm nhận đầu tiên là lạnh, vừa lạnh vừa trống trải, có lẽ cũng vì trống trải nên càng lạnh hơn.
Bắc Kinh đã mở hệ thống sưởi từ lâu nhưng nhiệt độ trong nhà Trần Gia Dư vẫn ở điểm đóng băng.
Trần Gia Dư chào hỏi Phương Hạo, sau đó bật đèn phòng khách lên.
Anh ngược lại không hề sợ lạnh, chỉ mặc áo phông và chiếc hoodie kèm mũ có khóa kéo, phía dưới cũng là quần thể thao thoải mái.
Trông anh có vẻ như vừa tắm xong, mái tóc rủ xuống mềm mại, khác hẳn với bộ dạng gọn gàng lúc thường.
Phương Hạo rụt cổ lại, Trần Gia Dư bèn hỏi cậu ấy: “Em lạnh à?”
“Nhà anh không có sưởi sao?” Phương Hạo hỏi Trần Gia Dư.
Anh tới đây gấp gáp nên dưới lớp áo phao chỉ có một chiếc áo phông mỏng.
Chiếc áo khoác này mặc cũng không được mà cởi cũng không xong.
Trần Gia Dư thấy cậu ấy hỏi vậy thì mới đi qua bên kiểm tra.
Sau lúc lâu kiểm tra, anh bảo: “Đường ống vẫn nóng.
Nếu em lạnh thì chúng ta bật điều hòa.”
Thế nhưng hệ thống sưởi đã hoạt động hai tuần rồi, với tình hình máy sưởi trong phòng khách này, anh ấy chưa từng thấy lạnh sao? Trong lòng Phương Hạo cũng lấy làm lạ.
Trong thời gian Trần Gia Dư đi kiểm tra, Phương Hạo quan sát một vòng phòng khách của Trần Gia Dư, cảm thấy thật sự không hề giống như trong tưởng tượng của anh.
Nhà Trần Gia Dư sạch thì sạch đó nhưng mà quá trống, trông như thể nhà lắp ghép, không chút hơi người.
“Anh chuyển tới đây được bao lâu rồi thế?” Phương Hạo hỏi Trần Gia Dư.
Dường như nhận ra được ẩn ý trong lời cậu ấy, Trần Gia Dư bèn giải thích: “Hơn một năm rồi.
Nhà anh trống huếch trống hoác, chẳng có gì thú vị nên lúc trước cũng không để em qua.”
Phương Hạo nghĩ tới điều gì đó, hỏi anh ấy: “Anh vốn sống gần sân bay sao?”
“Có nhà mà anh cho thuê rồi.
Bên đó… có rất nhiều đồ đạc, đều cất ở tầng hầm, sau khi anh chuyển nhà thì chưa thu dọn.” Trần Gia Dư đáp.
Anh cũng có một vài tấm ảnh chụp và huy chương nhưng đều được bày ở nhà Trần Chính và Tào Tuệ.
Chuyện này, xét theo một nghĩa nào đó, cũng thật khôi hài.
Những món đồ đó rốt cuộc là quan trọng với anh hay là quan trọng với Trần Chính, suốt ba mươi năm đầu đời anh luôn không rõ.
Là sau này khi anh chuyển khỏi căn nhà gần sân bay của mình, lúc chuyển nhà Trần Chính trông thấy, muốn đặt hai chiếc huy chương ở phòng khách nhà mình.
Tới khi ấy Trần Gia Dư mới hiểu ra, bảo ông – Bố cứ mang cả đi.
Nghĩ tới đây, Trần Gia Dư lại có chút buồn bực nhưng anh kìm nén được.
Anh đẩy cửa phòng ngủ, rồi bảo Phương Hạo: “Phòng khách lạnh thì hay là vào phòng ngủ đi.
Để anh lấy chăn.”
Bọn họ chọn một bộ phim hài chủ đề chiến tranh gián điệp.
Bằng một cách trùng hợp này đó, trong phim có cảnh phi cơ tư nhân đấu súng rất ngầu.
Phương Hạo không rõ những trăn trở trong lòng Trần Gia Dư, anh xem phim thích thú, còn thuận miệng hỏi anh ấy: “Đây là loại máy bay gì vậy? Em chưa từng nhìn thấy cũng chưa từng được ai chỉ cho.”
Trần Gia Dư thấy Phương Hạo hỏi vậy thì cũng tập trung hơn, tua về lại mấy cảnh trước đó, nhìn màn hình rồi mới đáp: “Chắc là Piper, trông khá giống Saratoga[1].
Kennedy Jr.
đã lái chiếc máy bay này khi gặp tai nạn.”
Nếu là tàu bay thương mại, dù anh ngồi ở ghế lái nhắm mắt lại sờ thì cũng có thể sờ ra được.
Cầm lái bao nhiêu năm vậy, mọi thứ đã trở thành ký ức cơ bắp, bất kể là chủng loại tàu bay nào của Boeing hay Airbus, chỉ cần anh có bằng lái thì đều có thể nhận ra được.
Tuy nhiên, trông sang mảng phi cơ tư nhân, hãng sản xuất cùng chủng loại tàu bay đều nhiều hơn hẳn.
Phương Hạo cũng nghĩ tới vấn đề tương tự, hỏi Trần Gia Dư: “Anh có giấy phép phi công tư nhân không?”
Trần Gia Dư ngẫm lại, đáp: “Anh có PPL, có thể vận hành hai mẫu tàu bay của Cessna.
Anh thi lấy bằng hồi được cử đi học ở nước ngoài nhưng hẳn là cần đánh giá lại, cứ hai năm là phải đánh giá một lần.
Anh có thể thử tìm.”
(PPL: viết tắt của từ “private pilot license”, giấy phép phi công tư nhân)
Nói rồi, Trần Gia Dư định đứng lên tìm giấy phép, hệt như cậu học trò giỏi đi tìm bảng điểm thành tích vậy.
Phương Hạo bị anh ấy làm cho phì cười, ôm eo ngăn Trần Gia Dư lại: “Được rồi mà, em tin anh.
Em chỉ hỏi vậy thôi.”
“Em nghĩ tới chuyện thi lấy giấy phép phi công tư nhân à?” Trần Gia Dư tiện đà hỏi Phương Hạo.
Hôm đó ở nhà Phương Hạo, lúc cậu ấy ra ngoài chạy bộ, anh có nhìn thấy mấy cuốn sách lý thuyết trên tủ sách của cậu ấy.
Bất ngờ thay, Phương Hạo lại thật sự gật đầu: “Có từng nghĩ tới.”
Trần Gia Dư thở dài, nói: “Thế nhưng tình hình không phận trong nước… Em còn rõ hơn anh.”
Hiện tại, khu vực không phận trong nước dành cho hàng không nói chung do Không quân toàn quyền quản lý, thêm vào đó sân bay quy mô nhỏ dành cho máy bay dân dụng cũng khan hiếm, vậy nên việc học lái phi cơ tư nhân và thi lấy giấy phép phi công tư nhân ở trong nước về cơ bản là không khả thi.
Phương Hạo nói: “Quá phiền phức.
Bên Cục ca bài “mở cửa toàn diện” cũng mấy năm rồi, từ khi em bắt đầu đi làm tới bây giờ, vẫn chưa thấy chút tín hiệu nào.”
“Ừm, sau này sẽ có cơ hội.” Trần Gia Dư tiếp lời.
Trong một lúc không ai nói năng gì, hai người tiếp tục ngồi trên giường, dựa lưng vào tường và xem phim.
TV của nhà Trần Gia Dư đặt ở phòng khách nhưng trong phòng ngủ của anh có một chiếc máy chiếu, chiếu lên bức tường trắng phía đối diện giường.
Phương Hạo sau cùng vẫn cởi chiếc áo phao cản trở kia ra.
Trần Gia Dư lấy chăn cho hai người đắp nhưng phần lớn chiếc chăn được đắp lên người Phương Hạo.
Lúc sau, chăn trượt xuống, Trần Gia Dư lại hỏi cậu ấy: “Em còn lạnh không?” Sau đó anh ngồi ra sau lưng Phương Hạo, ôm cậu vào lòng.
Lồng ngực Trần Gia Dư nóng rực, Phương Hạo cảm thấy thân nhiệt trung bình của anh ấy hẳn phải cao hơn anh một độ.
Cái ôm này cũng rất trọn vẹn.
Trần Gia Dưa vừa ôm, vừa vuốt ve cơ thể Phương Hạo, lướt qua lướt lại chỗ bả vai, ngực và bụng dưới của anh.
Rõ ràng là những đụng chạm đầy thân mật và không gợi dục nhưng Phương Hạo vẫn bị Trần Gia Dư vuốt ve tới mức nhộn nhạo, những tình tiết sau màn phi cơ đấu súng chỉ xem được bập bõm.
Song, Trần Gia Dư vẫn rất tôn trọng bộ phim, nhẫn nhịn tới khi danh sách cảm ơn cuối phim được chiều lên thì mới dựa lại gần, chậm rãi hôn Phương Hạo.
Tay anh cũng không dừng lại, di chuyển tới ngực Phương Hạo, cảm nhận từng nhịp đập trái tim cậu ấy.
Vốn ban đầu Phương Hạo không nghĩ tới chuyện này.
Anh tới là vì nghe qua điện thoại thấy tâm trạng Trần Gia Dư không được tốt lắm.
Thế nhưng anh ấy lại có hứng, kéo theo Phương Hạo cũng bị dục vọng che mờ con tim, mà một khi đã bắt đầu nghĩ thì suy nghĩ ấy chẳng thể nào dừng lại.
Trần Gia Dư vùi đầu bên tai Phương Hạo, những sợi tóc cọ vào cổ khiến anh ngứa ngáy.
Hơi thở của anh ấy phả vào tai phải Phương Hạo một cách ám muội.
“Làm không?” Trần Gia Dư hỏi.
Phương Hạo “Ừm” một tiếng thật khẽ.
Ca khúc cuối phim của bộ phim kia là một bản hòa tấu đàn dây sôi nổi, át đi tiếng thở của hai người.
Lần này hai người họ lại thử tư thế mới, gần giống với tư thế “truyền giáo”.
Trần Gia Dư ở phía trên, chịch Phương Hạo trong tư thế quỳ.
Cặp chân dài của Phương Hạo tách mở, kẹp hai bên thân Trần Gia Dư, eo hơi ưỡn đón lấy sự tiến công của anh.
Điểm khác là, để cố định cơ thể cậu ấy cũng như giữ thăng bằng, Trần Gia Dư đưa hai tay kéo lấy tay Phương Hạo.
Theo từng nhịp thúc của anh, cơ thể Phương Hạo sẽ đưa đẩy trước sau, nhưng rồi lại vì tay bị giữ chặt mà không thể di chuyển, cứ lắc lư, lắc lư hệt một chiếc thuyền.
Nơi kết nối giữa hai người như thể được thả neo, đứng yên không xê dịch dù chỉ một phân.
Những lúc Trần Gia Dư thúc vào quá sâu quá mạnh, Phương Hạo sẽ tóm lấy cánh tay anh, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, mười đầu ngón tay siết chặt.
(Tư thế truyền giáo: tiếng anh là “missionary position”, là tư thế làm tình truyền thống với top nằm bên trên, bot nằm ngửa phía dưới, hai người mặt đối mặt, để dễ hình dung có thể xem hình)
Mãi tới khi ca khúc cuối phim dài hơn mười phút kia đột ngột kết thúc, Phương Hạo mới nhận ra bản thân đã kêu to tới mức nào rồi lập tức im bặt theo phản xạ có điều khiển.
Trần Gia Dư cũng tạm thời dừng lại động tác đâm rút, cúi người xuống, vừa giúp Phương Hạo an ủi phía trước, vừa bảo: “Kêu đi em, sao lại im lặng thế.” Trần Gia Dư cúi đầu nhìn, cánh tay anh bị Phương Hạo cào thành những vệt đỏ, cảng nhìn càng thấy khêu gợi.
Phương Hạo khẽ cười thành tiếng, nói: “Ừm.” Hôm nay anh không nói nhiều, Trần Gia Dư trêu chọc Phương Hạo mấy câu, anh cũng thuận theo gọi: “Anh Gia ơi, nhanh chơi em đi.” Phương Hạo nghĩ thầm, trêu ghẹo ai mà không biết, để xem ai nín nhịn hơn ai.
Thật ra, sau lần kia, tuy ngoài miệng Phương Hạo bảo sẽ không gọi “anh” nữa nhưng cuối cùng vẫn cứ gọi.
Ở trước mặt người khác, đặc biệt là trước mặt mấy người bạn chưa biết chuyện hai người, Phương Hạo sẽ gọi với nghĩa tôn trọng, anh cũng quen rồi.
Sau lưng mọi người, những lúc riêng tư thì đây mới là tiếng gọi âu yếm.
Ví dụ như vào buổi sáng, khi Trần Gia Dư chưa thức giấc, Phương Hạo sẽ gọi: Anh Gia ơi, dậy đi nào; hoặc như khi muốn Trần Gia Dư nấu thịt kho tàu, Phương Hạo sẽ gửi tin nhắn: Anh Gia ơi, em nhớ món thịt kho tàu anh làm; lại như khi trên giường, Phương Hạo biết Trần Gia Dư thích nghe nên anh cũng vui vẻ gọi.
Căn phòng tối om, tấm ga giường của Trần Gia Dư cũng màu xám sẫm, chỉ có chút ánh sáng từ màn hình bộ phim đang dừng ở dòng chữ cảm ơn cuối cùng.
Trần Gia Dư đã kìm nén cả ngày,