CHƯƠNG 09
Hôm nay, Đường Duy tan sở đúng giờ.
Vì buổi trưa có canh của Kỷ Viêm lót bụng nên anh vào bếp nấu vài món đơn giản, không ăn cơm hộp như bữa rày.
Đang dọn dẹp chén đĩa, anh nghe có tiếng gõ cửa.
Đường Duy vừa mở cửa đã trông thấy Kỷ Viêm.
Hắn vẫn mặc bộ quần áo buổi trưa đến đưa canh, trên tay hãy còn cầm bình giữ nhiệt.
Đường Duy trêu: "Chưa tới mấy giờ đã tới đưa canh nữa?"
Kỷ Viêm dựa vào khung cửa, cười nói: "Bác sĩ Đường học hư rồi nha." Hắn hất cằm về phía phòng.
"Anh không mời tôi vào ngồi sao?"
Đường Duy nghiêng người, Kỷ Viêm đứng thẳng người bước vào.
Anh rót ly nước đưa cho hắn: "Sao cậu tới đây? Cậu nói chiều này không ghé."
Kỷ Viêm dựa vào sô pha.
Hắn cười khẽ, chửi nhỏ một tiếng "Má", đoạn nói: "Tôi tới nương nhờ Bác sĩ Đường."
"Sao cơ?"
"Giờ tôi không về nhà được, mẹ khoá thẻ tôi luôn rồi."
Đường Duy tròn mắt, nghẹn họng nhìn trân trân Kỷ Viêm.
Anh không ngờ ăn canh xương hầm thôi mà hậu quả nghiêm trọng tới vậy.
Kỷ Viêm nhìn vẻ mặt kinh ngạc của Đường Duy, lòng tự hỏi sao Bác sĩ Đường đáng yêu dữ vậy trời? Hắn nói, giọng dinh dính pha lẫn chút đáng thương: "Tại người ta đưa canh cho Bác sĩ Đường nên Bác sĩ Đường phải chịu trách nhiệm đó."
Đường Duy bật cười, kể từ khi Kỷ Viêm dặn anh phải nhớ một nét của hắn thì miệng lưỡi ngày càng dẻo quẹo.
"Chuyện này liên quan gì đến tôi." Đường Duy đẩy kính trên sống mũi.
"Tôi có muốn canh đâu."
"Không cần biết Bác sĩ Đường muốn hay không.
Nhưng anh đã ăn hết rồi, Bác sĩ Đường à."
Từ xưa đến nay người nói lý luôn không bằng kẻ mặt dày, Đường Duy chịu thua.
Anh đi đến tủ giày, rút ra một tấm thẻ từ trong túi: "Tôi đưa cậu đi thuê khách sạn."
"Kỳ lắm, Bác sĩ Đường.
Tiến độ này nhanh quá rồi đó." Kỷ Viêm trêu mãi.
Đường Duy nhướng mày nhìn Kỷ Viêm.
"Bác sĩ Đường à." Kỷ Viêm ngây thơ vô số tội.
"Anh nhất quyết đuổi tôi ra ngoài thật hả?"
Đường Duy lắc đầu: "Tôi sợ Kỷ Viêm chịu không nổi.
Nhà của tôi thế nào cậu thấy rồi đó, chỉ có hai phòng.
Lúc mua cũng không nghĩ có ai tới ở, ngoài phòng ngủ thì còn mỗi giường đơn trong phòng đọc sách thôi."
"Bác sĩ Đường nói vậy là không được.
Tôi đâu có sang chảnh như anh nghĩ." Ánh mắt Kỷ Viêm xa xăm, hắn mỉm cười nhớ về ngày xưa cũ.
"Ông tôi từng làm việc trong quân đội, bố tôi cũng từng nhập ngũ.
Anh hai và tôi không thoát khỏi cảnh đi lính.
Hè nào tôi cũng chơi trong quân đội, có cái khổ nào mà chưa gặp đâu.
Mới có giường đơn đã sợ tôi chịu không nổi?"
Đường Duy ngạc nhiên.
Anh cho rằng với gia cảnh của Kỷ Viêm thì dù không xứng một tiếng Thiếu gia cũng phải thuộc dạng "sao vây quanh trăng".
[1] Sao vây quanh trăng (众星捧月): Chúng tinh phủng nguyệt, đại loại là một đám sao tôn lên ánh trăng, giống như một đám người vây quanh ủng hộ một ai đó mà họ tôn kính quý trọng (thành ngữ)
Kỷ Viêm gác tay lên sô pha, đứng đắn chưa đầy năm phút lại bắt đầu ngả ngớn: "Bác sĩ Đường cứ an tâm.
Tôi ở nhà anh sẽ không làm gì anh đâu."
Thói quen là một thứ đáng sợ.
Đường Duy cảm thấy mình đã dần quen với mấy lời chòng ghẹo của Kỷ Viêm.
Đường Duy dẫn Kỷ Viêm đến phòng đọc sách.
Anh nói không ngoa, giường đơn ở đây là một chiếc sô pha giường cốt nghỉ ngơi mỗi khi mệt mỏi.
Nó cũng chẳng rộng hơn bao nhiêu so với chiếc sô pha bên ngoài phòng khách.
Đây là lần đầu tiên Kỷ Viêm đến phòng đọc sách của Đường Duy, màu sắc tổng thể có phần tối hơn so với bên ngoài, nổi bật nhất là kệ sách bằng gỗ cực lớn đặt sát tường.
Ngoài tài liệu y học thì còn có vài bức ảnh của Đường Duy với người khác vào các thời điểm khác nhau.
Kỷ Viêm từng thấy vài tấm, trong đó có ảnh đại diện cây táo tàu trên WeChat của anh.
Kỷ Viêm chỉ vào một bức ảnh, hỏi: "Ảnh gia đình?"
Trong ảnh, Đường Duy hãy còn nhỏ.
Mẹ ôm anh vào lòng, bố nhìn hai mẹ con với ánh mắt dịu dàng và dạt dào tình cảm.
Đường Duy gật đầu.
"Tình cảm bác trai bác gái tốt thật, khó trách có một cậu con trai tốt tính như vậy." Kỷ Viêm nịnh anh.
"Bác trai bác gái cũng ở Bắc Thành sao?"
Đường Duy thoáng nghĩ ngợi, đoạn nói: "Xem như là vậy, nghĩa trang ở Bắc Thành.
Hai người đã qua đời."
Anh nói với giọng điệu bình thản, không hề lẫn vào cảm giác đau buồn.
Song tim Kỷ Viêm bỗng thắt lại, hắn nói: "Xin lỗi."
Đường Duy mỉm cười nhìn ra ngoài cửa sổ: "Không sao đâu, hai người qua đời lâu rồi.
Lúc tôi mười mấy tuổi đã qua đời, bố tôi mắc bệnh tim.
Mẹ đau lòng quá độ nên chẳng bao lâu cũng đi theo ông."
Kỷ Viêm tinh ý nắm lấy trọng điểm.
Hắn thấp giọng: "Vậy anh học y..." Hắn vừa dừng lại thì Đường Duy đã nói tiếp.
"Ừm."
Anh mỉm cười, đôi mắt đen sáng lên như thể nghĩ tới điều gì thú vị: "Hồi đó còn nhỏ nên không hiểu chuyện, bố mẹ rời đi là một cú sốc lớn đối với tôi.
Trong lòng nghẹn ứ không biết xả chỗ nào, tôi cứ nghĩ là do bác sĩ kém cỏi không đủ năng lực chữa bệnh nên bố mới qua đời.
Tôi còn gắt gỏng với người ta nữa.
Tôi tức lắm.
Ai cũng không gặp, chỉ chăm chăm học hành." Anh cúi đầu cười nhẹ.
"Khờ thật, chẳng biết so kè với ai."
Kỷ Viêm ngỡ ngàng.
Hắn không thể nào tin nổi Bác sĩ Đường ôn hoà thanh nhã từng có một khoảng thời gian thảm thiết ở thuở thiếu thời.
Trong mắt hắn, người dịu dàng và trong sáng như Đường Duy nên có một gia đình hạnh phúc.
Một người càng nhận được nhiều tình yêu thương và sự quan tâm trong thời thơ ấu thì khi trưởng thành, người đó càng có ít mặt tối trong nội tâm, và đối xử với thế giới càng dịu dàng hơn.
Hắn không tài nào tưởng tượng ra Đường Duy đã phải nỗ lực thế nào mới có thể trưởng thành thành một người đàn ông chín chắn và có tam quan* đúng mực như bây giờ.
Kỷ Viêm cảm thấy oxy trong không khí sao mà ít quá, hắn buộc mình phải hít sâu một hơi.
[2] Tam quan: bao gồm thế giới quan, nhân sinh quan, và giá trị quan.
Dẫu cái lưỡi điêu luyện của Kỷ Viêm có lắc léo thế nào chăng nữa thì cũng không thể nói nên lời hay ý đẹp vào lúc này.
Hắn hỏi một cách khô khốc: "Anh có sao không?" Hỏi rồi mới thấy mình trông vừa đần độn vừa giả tạo.
Nỗi đau nào mà chẳng có lúc phải nguôi ngoai.
Đường Duy nhìn Kỷ Viêm, giọng điệu nhẹ nhàng như an ủi đứa nhỏ: "Qua lâu rồi, tôi đã không còn bận lòng đến nữa." Anh nói.
"Các bác sĩ đã cố gắng hết sức.
Lúc đó bố tôi lên cơn đau tim rất nặng, dù Hoa Đà* có ở đây cũng vô ích."
[3] Hoa Đà: là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Cõi lòng Kỷ Viêm rung động, những câu nói nhẹ hẫng của Đường Duy như kéo dòng suy nghĩ hắn về thời gian đó.
Đường Duy bé xíu nhìn từng người thân nhất của mình qua đời, biến mọi cảm xúc và hy vọng thành động lực phấn đấu theo đuổi mục tiêu.
Bạn nhỏ Đường Duy nắm chặt tay, rũ bỏ toàn bộ sở thích và thú vui, không ham chơi không nghỉ ngơi cốt nỗ lực tìm kiếm một sự thật có thể