- Các Đại Đế lười quan tâm việc gian díu nhau, nhưng huyết thống của
Ngoan Thế Tiên Đế quá sức cường đại, sẽ cắm rễ chặt chẽ trong ba tộc
Thần, Ma, Thiên. Ba tộc Đại Đế không hy vọng Thạch Nhân tộc qua đó cường đại, nên Đại Đế ba tộc Thần, Ma, Thiên mới truy sát Ngoan Thế Tiên Đế.
Nói tới đây Lý Thất Dạ bật cười, cảnh tượng Ngoan Thế Tiên Đế bị truy sát cực kỳ náo nhiệt.
Sự thật thì đẳng cấp như Đại Đế lười để ý đến nam nữ gian díu nhau, huống chi bọn họ xuất thế sẽ mạo hiểm bị thiên tru.
Nhưng huyết thống của Ngoan Thế Tiên Đế quá cường đại, sẽ làm bẩn huyết
thống ba tộc Thần, Ma, Thiên bọn họ. Nếu như mặc kệ Ngoan Thế Tiên Đế
làm tiếp thì huyết thống của gã sẽ nở hoa khắp nơi.
Cho nên Đại Đế ba tộc Thần, Ma, Thiên mới can thiệp việc này, ra mặt truy sát Ngoan Thế Tiên Đế.
Nghe Lý Thất Dạ kể, Thiết Thụ Ông kính nể nói:
- Tiên Đế đúng là Tiên Đế, thấy xa hơn hẳn phàm phu tục tử chúng ta.
Hậu thế lưu truyền chút chuyện về việc Ngoan Thế Tiên Đế yêu đương vụng
trộm khắp nơi, nhưng nhiều người chỉ thích thú dòm ngó bí ẩn nam nữ yêu
đương, ít người nào suy xét sâu xa dụng ý thật sự Ngoan Thế Tiên Đế làm
chuyện này.
Thử nghĩ khi Ngoan Thế Tiên Đế leo lên tuyệt đỉnh Đệ Thập Giới, bách tộc nhỏ yếu phụ thuộc vào ba tộc Thần, Ma, Thiên, bị ba tộc cai quản. Trong tình huống đó Ngoan Thế Tiên Đế để lại nhiều máu mủ trong ba tộc Thần,
Ma, Thiên, khiến huyết thống của mình cắm rễ chặt chẽ trong ba tộc Thần, Ma, Thiên chẳng phải là một loại thủ đoạn lớn mạnh lực lượng Thạch Nhân tộc sao?
- Tiên Đế có cao kiến của bọn họ.
Lý Thất Dạ lạnh nhạt nói:
- Dù là Đại Đế Tiên Vương hay Tiên Đế Cửu Giới đều có kiến thức xa rộng
riêng. Nhiều lúc bọn họ làm gì cũng vì chugrn tộc của mình.
Thiết Thụ Ông gật gù, đối với gã thì Đại Đế Tiên Vương, Tiên Đế Cửu Giới quá xã xôi, e rằng cả đời cũng không có cơ hội thấy Đại Đế Tiên Vương,
Tiên Đế Cửu Giới. Thiết Thụ Ông chỉ có thể nghe ngóng tin hành lang về
truyền thuyết Đại Đế Tiên Vương, Tiên Đế Cửu Giới.
Hai ngày sau, Thiết Thụ Ông đã chuẩn bị đầy đủ cho Lý Thất Dạ. Vì khảo
hạch tổ chức ở Tề Lâm Đế gia nên bọn họ phải xuất phát đi thành Tề Lâm
trức.
Thiết Thụ Ông để hai đồ đệ Trầm Hiểu San, Hạ Trần, sư đệ cùng Lý Thất Dạ đi thành Tề Lâm.
Trầm Hiểu San theo Lý Thất Dạ đi thành Tề Lâm là chuyện đương nhiên, dù
gì nàng theo hắn để hầu hạ. Về Hạ Trần, Thiết Thụ Ông hy vọng gã sẽ nhân dịp này đi thành Tề Lâm kiến thức, mở rộng tầm mắt.
- Tiên sinh, ta phải đi bên trên hội hợp với người, bàn bạc việc này nên không thể đi cùng tiên sinh được, mong tiên sinh thứ lỗi cho.
Thiết Thụ Ông nói với Lý Thất Dạ:
- Vị này là sư đệ của ta, khi ta không ở sư đệ có thể quyết định mọi việc, tiên sinh có gì cần thì cứ nói với sư đệ của ta.
Thiết Thụ Ông giới thiệu sư đệ cho Lý Thất Dạ quen. Sư đệ Thạch Tẩu là
một người làm việc ổn trọng, cẩn thận, không nói nhiều, chào hỏi Lý Thất Dạ xong im lặng đứng một bên, không nhiều lời một câu.
Sắp đi thành Tề Lâm làm Hạ Trần dù luôn bất mãn với Lý Thất Dạ cũng rất háo hức hưng phấn.
Hạ Trần từng cùng sư phụ Thiết Thụ Ông đi thành Tề Lâm nhưng qua lại vội vàng, huống chi tràn đầy xuất thân tiểu môn tiểu phái như gã được đi
thành Tề Lâm chẳng khác nào nông dân vào thành phố lớn, cho gã mở rộng
tầm mắt, hỏi sao Hạ Trần không rạo rực?
Thành Tề Lâm là đại bản doanh Tề Lâm Đế gia, là thành trì trực thuộc Tề
Lâm Đế gia. Tuy trên mảnh đất này có bảy trăm môn phái truyền thừa, ba
trăm cương quốc phụ thuộc vào Tề Lâm Đế gia, cỡ như tiểu môn tiểu phái
Thiết Thụ môn thì không có tư cách dựa vào.
Với bảy trăm môn phái truyền
thừa, ba trăm cương quốc, Tề Lâm Đế gia
không can thiệp vào sự vụ của bọn họ, không trực thuộc Tề Lâm Đế gia,
chỉ quy nhập dưới trướng Tề Lâm Đế gia trên danh nghĩa.
Thật ra mảnh đất này chỉ có thành Tề Lâm là trực thuộc Tề Lâm Đế gia, sự vụ thành Tề Lâm là nơi duy nhất Tề Lâm Đế gia trực tiếp quản lý công
việc.
Trong thành Tề Lâm, Tề Lâm Đế gia có sức ảnh hưởng tuyệt đối, quyền
thống trị tuyệt đối. Vì vậy không ai có thể lay động địa vị Tề Lâm Đế
gia trong thành Tề Lâm, không cần biết là truyền thừa thế nào, môn phái
ra sao, đi tới thành Tề Lâm đều nể Tề Lâm Đế gia ba phần.
Tề Lâm Đế gia, một môn ba Tiên Vương, lấy nhân tộc dẫn đầu, nó do Tề Lâm Tiên Vương sáng chế. So sánh đế thống tiên môn cổ xưa trng ba tộc Thần, Ma, Thiên thò Tề Lâm Đế gia thành lập khá trẻ, mặc dù Tề Lâm Đế gia còn non nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn ở Thanh Châu.
Quan trọng nhất là Tề Lâm Đế gia trừ tham gia Dạ Lâm Tiên Vương chinh
chiến chung cực lần thứ sáu, nghe đồn Tề Lâm Đế gia có hai vị Tiên Vương còn sống, chẳng qua bọn họ lánh đời không ra.
Tuy hai vị Tiên Vương của Tề Lâm Đế gia không còn ra mặt từ khi thời đại của họ kết thúc, người đời sau chẳng ai thấy, nhưng không người nào
nghi ngờ sự thật là hai vị Tiên Vương còn sống.
Vì có hai vị Tiên Vương còn sống nên Tề Lâm Đế gia mới có địa vị khó dao động ở Thanh Châu.
Đương nhiên Tề Lâm Đế gia có được địa vị rất cao liên quan lớn đến
chuyện trước kia Dạ Lâm Tiên Vương vô địch. Năm xưa Dạ Lâm Tiên Vương là Tiên Vương có mười một mệnh cung, mười một Thiên Mệnh, có thể nói là
Tiên Vương cách đỉnh Đại Đế Tiên Vương gần nhất.
Trong thời đại của Dạ Lâm Tiên Vương tuy chỉ có một mình nàng chịu tải
Thiên Mệnh, nhưng Tiên Vương Đại Đế sinh ra trong thời đại đó đều không
đánh lại nàng.
Bởi vì Dạ Lâm Tiên Vương vô địch nên ở mức độ nào đó nâng cao đế vị Tề Lâm Đế gia trong Thanh Châu.
Thạch Tẩu mang theo Trầm Hiểu San, Hạ Trần cùng Lý Thất Dạ đi tới thành
Tề Lâm. Đứng ngoài thành Tề Lâm từ xa nhìn hướng thành trì khổng lồ
khiến người rung động.
Thành Tề Lâm xây trong hoang mãng sâm lâm cực kỳ rộg lớn. Nguyên thành
Tề Lâm chiếm diện tích vạn dặm, tường vây cao đụng trời. Tường thành làm bằng bảo kim lấp lánh ánh sáng lạnh lẽo, chính vì có tường thành không
gì phá nổi mới ngăn mãnh thú hung cầm ngoài thành.
So với hoang mãng sâm lâm ngoài thành thì bên trong thành Tề Lâm cực kỳ
náo nhiệt, hồng trần ba ngàn trượng. Ở trong thành không chỉ các ngọn
núi trập trùng liên miên, trong thành có lâu vũ thành khuếch san sát nối tiếp nhau, các con đường lót bằng nham thạch trải dài đến các sơn phong u cốc. Các cây cầu dài bắc ngang qua ngọn núi, u cốc.
Trong thành Tề Lâm có lâu vũ xây dựa vào núi, có đại điện to lớn trên
núi, có cổ các treo trên bầu trời. Chúng nó điểm xuyết nguyên thành Tề
Lâm, khiến nguyên tòa thành phồn hoa bao la hùng vĩ.
Trên đường cái, cây cầu dài là xa thủy long mã, người đến người đi, cực
kỳ náo nhiệt. Rất nhiều người lần đầu tiên tới thành Tề Lâm sẽ bị tòa
thành phồn hoa bao la hùng vĩ rung động, bị hấp dẫn nhiều.
Nhìn thành Tề Lâm, Lý Thất Dạ cảm thán bật thốt.