Nhiều bạn học Bách Đường bầu Diệu Thiền là hoa khôi trong khóa, nàng rất được hoan nghênh trong Thiên Thần thư viện.
Diệu Thiền không vì vậy mà lộ mũi nhọn, nhiều lúc nàng biểu hiện điệu thấp.
Nhưng mặc cho Diệu Thiền cố gắng không nổi bật vẫn không thể che giấu
trí tuệ của nàng, nhiều bạn học Bách Đường gặp vấn đề khó khăn hay thích xin Diệu Thiền dạy, hỏi ý kiến nàng.
Nhiều lúc Diệu Thiền làm
việc điệu thấp, không muốn bộc lộ quá nhiều nhưng nàng vẫn là một trong
những học sinh được hoan nghênh nhất học viện.
Khi Lý Thất Dạ đến bên ngoài Thiên Thần thư viện thì sắp tới lúc kết thúc học sinh tựu về
học kỳ mới, ngoài sơn môn lạnh lẽo rất nhiều.
Nhìn Thiên Thần thư viện từ xa, Lý Thất Dạ thầm cảm khái. Người đến người đi, từng đời
thiên kiêu ra đi, các khuôn mặt trẻ con xa lạ xuất hiện, dù thay đổi thế nào thì Thiên Thần thư viện vẫn sừng sững không ngã.
Nếu có ngày Thiên Thần thư viện ngã thì bách tộc sẽ nguy hiểm, rất có thể sau này bách tộc cũng lung lay sắp ngã.
Không phải vì Thiên Thần thư viện là gốc của bách tộc, nếu bách tộc mất Thiên Thần thư viện sẽ thiếu bớt phần phấn chấn tinh thần, thiếu một phần
dung chứa.
Thiên Thần thư viện khác với bất cứ môn phái nào, môn
phái trong thiên hạ có mặt hẹp hòi của mình. Thiên Thần thư viện thì
ngược lại, nó dung chứa bát phương, chiêu lãm thánh hiền bách tộc.
Có thể nói một học sinh tốt nghiệp từ Thiên Thần thư viện chưa chắc đạo
hạnh tinh tiến nhiều nhưng kiến thức kết hợp cùng bách tộc chắc chắn
được mở rộng nhiều.
Thiên Thần thư viện không chỉ bồi dưỡng nhân
tài qua các thời đại, cũng gỡ bỏ ràng buộc cho bách tộc, khiến thế hệ
trẻ bách tộc có thiên địa rộng lớn hơn, cung cấp khả năng lớn nhất cho
bách tộc qua lại thân thiết với nhau.
Bởi vậy trong Kiêu Hoành
Châu có thể không có truyền thừa như Cổ Phủ, không có môn phái như Kỳ
Trúc Sơn nhưng không thể thiếu Thiên Thần thư viện.
Không còn
truyền thừa một môn bảy phái như Cổ Phủ thì sau này còn đế thống tiên
môn khác thăng chức, nếu mất Thiên Thần thư viện là mãi mãi không thể
trùng kiến.
Vì trên đời không có Phi Tiên Đế thứ hai, không có
Chung Nam Thần Đế thứ hai. Ở góc độ nào đó thì Thiên Thần thư viện không chỉ là tâm huyết của Phi Tiên Đế còn là kiệt tác của Chung Nam Thần Đế.
Nhìn núi sông vô cùng mênh mông, Lý Thất Dạ thầm cảm khái. Thiên Thần thư
viện tiếp nhận vô số nhân kiệt, nhiều Tiên Đế Cửu Giới từng nhâm giáo.
Năm tháng xa xôi Lý Thất Dạ cũng từng dạy học ở đây.
Lý Thất Dạ
không như nhóm Phi Dương Tiên Đế, Hạo Hải Tiên Đế để lại danh tiếng ạai
đây, hắn vẫn chỉ là con Âm Nha, tồn tại phía sau màn. Lý Thất Dạ dạy các hạng người vô địch nhưng hắn không để lại dòng nào cho Thiên Thần thư
viện, không để lại tên mình.
Thời gian trôi qua, nên rời đi rốt
cuộc cũng đi, như Minh Nhân Tiên Đế, lại như Lục Đạo Nhân Vương. Mặc kệ
ngươi là tồn tại vô địch cỡ nào cũng sẽ có ngày rời khỏi. Thiên Thần thư viện thì vẫn ở đó, nó vẫn dào dạt tinh thần.
Lý Thất Dạ chưa đến sơn môn, hắn từ xa nhìn núi sông tráng lệ của Thiên Thần thư viện, nhìn tất cả khiến hắn nhờ vài người, vài việc.
Trong thư viện này
từng có các khuôn mặt non nớt tiến vào, đi ra ngoài là hạng người vô
địch danh chấn bát phương. Hôm nay Lý Thất Dạ trở về, Thiên Thần thư
viện còn đó mà đám người kia đã đi mất.
Khi Lý Thất Dạ đến có một số học sinh đi vội vàng chạy về học viện. Học sinh lúc này mới về đa số xuất thân bình thường.
Bởi vì học sinh xuất thân từ đế thống tiên môn hoặc là đại giáo cương quốc
có thể kịp lúc trở về học viện khi khai giảng là do họ có nhiều tiền,
qua đạo môn truyền tống vượt qua thiên địa xa xôi, cho họ đủ thời gian
trở về học viện chơi đùa cùng bạn học.
Còn về tu sĩ xuất thân
tiểu môn tiểu phái hoặc bình dân thì khó khăn. Lúc học viện nghỉ bọn họ
hoặc ra ngoài tôi luyện hoặc về quê thăm người nhà, đa số đi bộ hoặc
bay, có lẽ để dành ít tiền đi đạo môn phạm vi nhỏ. Nên lúc đám học sinh
này về, nếu có gì ngoài ý muốn bình thường kết thúc khai giảng mới chạy
về.
Lúc Lý Thất
Dạ nhìn Thiên Thần thư viện phương xa, học sinh
vội vàng đi không ai chú ý tới hắn. Dù sao dáng vẻ Lý Thất Dạ không xuất chúng, rất bình thường, đám học sinh đang vội vào học viện, không rảnh
quan tâm người lạ như hắn.
Lý Thất Dạ thu về tầm mắt, chậm rãi đi vào Thiên Thần thư viện.
Lý Thất Dạ đang từ từ đi hướng Thiên Thần thư viện thì sau lưng vang lên thanh âm trong trẻo:
- Lý đạo huynh!
Một nữ nhân chạy nhanh đến, đây là một nữ nhân xinh đẹp động lòng người,
nàng là Đào Đình của Đào thôn. Lúc Đào Đình chạy theo Lý Thất Dạ thì mặt trái xoan đỏ rực, thở hổn hển, ngực phập phồng lên xuống.
Lý Thất Dạ dừng chân nhìn Đào Đình, cười cười.
Đào Đình rất bất ngờ khi gặp Lý Thất Dạ, vui vẻ nói:
- Lý đạo huynh, chúng ta lại gặp mặt.
Đào Đình không ngờ gặp Lý Thất Dạ tại đây, từ khi chia tay ở Đào thôn thì nàng không còn thấy hắn nữa.
- Đời người chỗ nào cũng sẽ có dịp gặp gỡ.
Lý Thất Dạ mỉm cười nhàn nhã nói:
- Miễn là có duyên thì sẽ gặp lại.
Tóm lại gặp Lý Thất Dạ khiến Đào Đình rất vui, dù lúc ở Đào thôn nàng hơi
đề phòng hắn nhưng trong lòng cứ thấy hắn thân thiết, cảm giác rất khó
tả, tóm lại là như người nhà.
Đào Đình vui vẻ nhìn Lý Thất Dạ, gặp hắn bên ngoài Thiên Thần thư viện khiến nàng nghĩ hắn là học sinh.
Đào Đình nói:
- Thì ra đạo huynh cũng là học trưởng của Thiên Thần thư viện, tiểu muội
là Bách Đường, không biết học trưởng học ở học đường nào?
Tính
thiên phú thì Đào Đình thuộc hàng đỉnh cao trong thế gian, nhưng Thiên
Thần thư viện là nơi tụ tập thiên tài bách tộc, thiên phú của Đào Đình
không xuất sắc trong Thiên Thần thư viện, chỉ tàm tạm.
Trong
Thiên Thần thư viện, mọi người đừng mơ vào học đường như Nhân Tông, muốn vào Đế Phủ cũng khó khăn. Có thể nói người vào Đế Phủ toàn là thiên tài thiên phú đỉnh cao nhất trên đời. Thiên tài như thế có thể nói là tuyệt thế, Nhân Thánh khóa trước là đại biểu tốt nhất, Mai Tố Dao lần này
cũng là ví dụ.
Thánh Viện mở rộng với bên ngoài, tuyển nhận vô số học sinh. Nhưng yêu cầu đệ tử của Thánh Viện cũng rất cao, học sinh
phải có thiên phú xuất sắc mới vào được. Nên nhiều học sinh Thánh Viện
xuất thân từ đại giáo cương quốc, rất có thể là truyền nhân đại giáo
cương quốc.
Bách Đường là học đường tạp nhất, học sinh vào đây có đủ mọi hạng người. Có học sinh bình dân, có học sinh đại giáo, thậm chí một số học sinh cố ý che giấu thân phận.
Bách Đường là học đường dễ vào nhất, có hai cách để vào, một là thi đậu kiểm tra của Thiên Thần thư viện, hai là nộp đủ Hỗn Độn thạch.
Học viện như Đế Phủ,
Thánh Viện không phải ngươi có tiền liền được vào. Bách Đường thì khác,
dù ngươi là phế thải, miễn ngươi trả đủ Hỗn Độn thạch là được vào Bách
Đường học tập.
Cho nên Bách Đường là học đường pha tạp nhất, học
sinh đủ loại. Nếu nói học sinh ra từ Đế Phủ, Thánh Viện có thể thành tài thì học sinh ra từ Bách Đường chưa chắc. Học sinh Bách Đường có thể nói là đồ ngốc, phế vật.