Lại ba ngày trôi qua làng Cổ Loa nhân khẩu ngày càng đông đúc và thịnh vượng, dân số vượt ngưỡng bốn trăm người. Giác Long cốc bên kia dân cư tuy không phát triển nhưng đã xây dựng lên được một ụ tàu, đã có thể đóng được những tàu đánh cá nhỏ đi đánh cá gần bờ. Văn hóa của người Việt là văn hóa “nước”, có giả thuyết nói rằng người Việt không phải di cư từ miền núi xuống đồng bằng mà là từ biển vào trong bờ, nên chim Âu và chim Lạc là hai loài chim biển mới được chọn làm biểu tượng của Văn Lang-Âu Lạc.
Thực ra từ thời xưa, người Việt cổ đã biết đóng thuyền, lại còn là thuyền rất tốt, cùng với các cư dân cổ của vùng Đông Nam Á làm chủ tuyến thương mại trên biển Đông. Thời Hùng vương đã có những chiến thuyền hai sàn, Liên Châu nỏ được thiết trí ở trên, người chèo và lái ở khoang dưới, cột buồm được đặt ở nửa phần thuyền phía trước. Nhiều kiểu thuyền còn có bánh lái phía đuôi, mái chèo lái bên cạnh, có có 2 cây xiếm dùng để chống giạt. Những kiểu tàu như vậy được khắc họa lại trên những chiếc trống đồng của cư dân Việt cổ.
Khác với những ý kiến người Việt chỉ sống trong lũy tre làng, thực ra nhờ việc đóng được tàu đi biển, những cư dân Việt đã đi rất xa, thậm chí những nhà buôn dũng cảm đã vượt Ấn Độ dương đi đến tận Ethiopia của châu Phi. Pho Tiền Hán Thư của Ban Cố và Ban Chiêu đã chép lại chuyến đi của sứ Tàu bằng thuyền buôn người Việt: “Từ Nhật Nam, Giao Chỉ đi thuyền buôn của người Việt năm tháng sau đến xứ Tu Yuan… Nếu không bị cướp hay gặp bão, nhiều chuyến đi dài đến nhiều năm… Người ta nói phía Nam xứ Huang Chih là xứ Ssu Ccheng Pu. Đến đây thì sứ Tàu quay về.”
Bởi vậy có thể thấy người Việt rất giỏi đi biển, gan dạ, dũng cảm, là những thủy thủ ưu tú, rất biết khám phá thế giới chứ không phải chỉ ru rú sau lũy tre làng.
Bỗng nhiên từ bên ngoài một thám báo bước vào trong thủ phủ cúi người chào Lý Anh Tú. Ba người cao tầng ở Đại Việt Lê Chân quản lý Giác Long cốc, Cao Lỗ thường xuyên ở lò rèn nên thám báo trở về lập tức bẩm báo cho Lý Anh Tú.
- Bẩm Việt vương, phía Đông Nam cách đây hai mươi dặm phát hiện ra một làng mạc của người Man. Ngoài ra còn phát hiện một chi quân đội tầm một trăm người đang hướng đến ngôi làng này.
- Làng người Man sao? Ngôi làng đó khoảng chừng bao nhiêu người.
Lý Anh Tú quan tâm nhất vẫn là dân số, với thực lực của Cổ Loa bây giờ một làng người Man vẫn không là vấn đề. Viên thám báo noi.
- Bẩm Việt vương, ngôi làng này có hơn một trăm năm mươi người. Xem chừng sẽ không chống đỡ được đội binh sĩ kia.
Nhìn lại điểm chiến công của mình lâu nay chưa hề tăng lên, Lý Anh Tú cảm thấy cơ hội của hắn đến. Lý Anh Tú ra lệnh.
- Gọi Cao Lỗ tướng quân, tập hợp binh sĩ mười phút nữa chúng ta xuất phát.
- Tuân lệnh!
Bên trong Cổ Loa tiếng trống đồng vang lên giòn giã, mọi binh lính trong làng nhanh chóng tập hợp lại trước cửa thủ phủ. Tiếng trống đồng vang lên ba hồi ai không chạy đến kịp sẽ bị xử phạt theo quân pháp. Hai trăm binh sĩ xếp thành bốn phương khối. Cao Lỗ đứng đầu đội, sau lưng là Trương Duy Nhất và Đỗ Cung.
Ba hồi trống kết thúc, từ bên trong Lý Anh Tú cũng mặc lên mình Quang Minh giáp, hông đeo trường kiếm, sau lưng áo choàng màu đỏ tung bay nhìn cũng ra một chút anh khí. Lý Anh Tú hô lên.
- Cao Lỗ tướng quân, Trương Duy Nhất.
- Có thần.
- Hai ngươi chọn lấy một trăm binh sĩ và hai mươi Tĩnh Hải quân theo ta xuất chinh. Đỗ Cung thống lĩnh những người còn lại phòng thủ làng.
- Tuân lệnh.
Chỉ một lát sau binh lính đã được chọn lựa hoàn tất, hai khinh kỵ do thám được lệnh chạy đi trước, đại quân theo Lý Anh Tú chạy theo sau. Lý Anh Tú và Cao Lỗ cũng chọn lấy hai con ngựa thồ mà cưỡi. Ngựa được Lý Anh Tú lắp bàn đạp nên dù không có yên hắn vẫn có thể cưỡi vững vàng một chút. Không phải hắn không muốn chế tạo thêm yên ngựa và móng sắt cho ngựa mà là do hai món này hắn không biết kỹ thuật chế tạo. Đừng nghĩ chế tạo móng sắt và yên ngựa là chuyện đơn giản, đó là thứ kết tinh hàng ngàn năm của dân tộc du mục mới dần hoàn thiện được, không phải là thứ mà hắn nhìn qua một lần là có thể làm được.
Hai mươi dặm không phải là quá xa nhưng cũng không quá gần, đi mười dặm Lý Anh Tú cho binh sĩ nghỉ ngơi một lần, sau đó lại hành quân thêm tám dặm khi gần đến nơi hắn tiếp tục cho binh sĩ nghỉ ngơi. Lý Anh Tú và Cao Lỗ cùng hai viên thám báo đi do thám phía trước.
Chạy chậm một lát Lý Anh Tú đứng trên một quả đồi thấp nhìn xuống phía dưới. Đây là một ngôi làng nhỏ, cũng thể gọi là một bộ lạc mà xem chừng là một thị tộc người Man. Ở thế giới này người Man ý chỉ là những cư dân có nền văn hóa thấp, vẫn còn kẹt lại ở thời mạc kỳ công xã nguyên thủy. Ngôi làng này được xây dựng bên cạnh một dòng suối nhỏ uốn quanh một phần hai diện tích của làng, bên đó Lý Anh Tú thấy được một hai mẫu ruộng nhỏ được khai hoang. Ngôi làng này phòng vệ không được như Cổ Loa có tường gỗ bao quanh, bảo về nó cũng chỉ là một vào gỗ đơn giản, cản dã thú còn có thể, nhưng nếu để phòng ngự kẻ xâm lược thì hoàn toàn không có tác dụng. Chỉ thấy bên dưới lúc này chia làm hai trận địa. Trong làng là vài chục thanh niên trai tráng người man cầm lấy gậy gộc, rìu đá, đồng thương các loại ở trong làng đề phòng, trước làng là một đội binh sĩ đang chực chờ tấn công vào làng. Nhìn cờ xí của đám binh sĩ này Lý Anh Tú thực thấy quen mắt, cờ màu đen, có nhánh cây, bên góc cờ là một cây thập tự màu trắng. Lý Anh Tú bỗng nhiên bật cười. Đây không phải là bắt nô đội của Hắc Mộc thành sao. Không ngờ hơn một tháng lại gặp lại bọn
hắn ở đây.
Nhìn đám bắt nô đội này Lý Anh Tú cảm thấy bọn hắn kém hơn không ít, cũng chỉ có ba mươi binh sĩ được mặc giáp da đây. Hắn chợt nhớ đến lời khai của tù binh, dân cư của Hắc Mộc thành chẳng qua là một ngàn người. Lực lượng quân sự cũng chỉ hơn ba trăm người. Một trận bị Đại Việt diệt hai trăm người xem ra ăn đau khổ cũng không ít. Tuy nhóm này thật ô hợp nhưng cũng không phải là vài chục thanh niên man tộc có thể đối phó. Lý Anh Tú quay sang một tên khinh kỵ nói.
- Tập hợp binh sĩ.
- Tuân lệnh.
Bên dưới cũng giống như khi Hắc Mộc thành đánh Cổ Loa Hắc Mộc binh lính đi ra gọi hàng thất bại liền khởi xướng tấn công. Bên trong làng, thanh niên người Man cầm lấy vũ khí xếp thành hàng, một vài người lấy ra một vài thanh mộc cung bắn ra xương tiễn. Đối với một làng người Man có kim loại đã là rất quý, một đầu thương đồng cũng là tại sản quý giá nên đầu mũi tên đều làm bằng xương hoặc đá. Nhưng phải nói thật là độ sát thương của mũi tên này không đáng nhắc tới, một vài mũi tên bắn ra hầu như không gây được thương tích gì đối với bắt nô đội của Hắc Mộc thành.
Thấy sự kháng cự yếu ớt như vậy binh sĩ Hắc Mộc càng hăng hái xông lên. Ước chừng còn cách nhau hai mươi mét người Man bắt đầu dùng vũ khí tầm xa nguyên thủy nhất của loài người. Cục đá. Hàng chục cục đá được người Man ném ra, xem chừng sát thương còn lớn hơn cả cung tên. Có vài tên binh lính Hắc Mộc xui xẻo bị đá bay trúng đầu liền ngã lăn ra đất, máu me đầy mặt không biết sống chết.
- Giết!
Chỉ một loạt đá bay ra đám binh lính Hắc Mộc liền chạy đến bên rào gỗ, hàng rào như một tờ giấy liền bị xé toạc mở đường cho đám binh lính Hắc Mộc xông vào. Các thanh niên người Man cũng hô lên một tiếng liền xông lên quần ẩu với đám người xâm lược, thế nhưng lúc đó cũng là lúc họ nhận ra thực lực hai bên quá chênh lệch. Một bên là đao, kiếm giáp trụ, một bên là gậy gộc, áo manh chỉ một loạt giao phong đầu tiên thanh niên người Man bị chém xuống một đám lớn. Thủ lĩnh Man tộc là một người đàn ổng khỏe mạnh tay cầm thương đồng đâm đến lũ người xâm lược, hắn rất khỏe mạnh, thậm chí ba binh sĩ Hắc Mộc hợp sức lại cũng bị hắn chém rụng. Nhờ sự dũng cảm của tộc trưởng mà những thanh niên Man tộc này không bị tan vỡ, càng chiến đấu hăng máu.
Lúc này hai bên hỗn chiến không hề để ý bên ngọn đồi nhỏ đã có một đội quân đã tập kết lại. Lý Anh Tú cho binh sĩ xếp thành một phương trận. Bộ binh cầm thương và thuẫn đi phía trước, tiếp theo sau là trọng trang bộ binh, cung thủ và nỏ thủ đứng phía sau cùng, Tĩnh Hải quân bảo vệ hai cánh.
- Việt vương, phía dưới xem chừng đám người Man tộc sắp không chịu nổi, chung ta có tiến quân hay không.
Trương Duy Nhất bước lên một bước hỏi. Lý Anh Tú giơ tay lên nói.
- Chờ đợi.
Cao Lỗ nhìn sang Lý Anh Tú âm thầm gật gù. Việt vương ngày càng có bản lĩnh của một đế vương. Không phải là một người lòng dạ mềm yếu. Man tộc tuy yếu thế nhưng bản tích của họ rất dã, rất khó thuần phục. Nếu bây giờ xuống cứu bọn họ bọn họ sẽ mang ơn, nhưng nếu Đại Việt muốn thôn tính họ thì họ sẽ chống đối. Ngược lại nếu bây giờ lực lượng của họ bị tiêu diệt, Đại Việt muốn khuất phục họ không phải là dễ như bỏ đồ vào túi sao.
Bên dưới chiến trường khoảng cách bộc lộ ngày càng lớn, tuy có tộc trưởng dìu dắt chiến đấu nhưng về quân số và trang bị đều bị áp đảo, cách thanh niên Man tộc đa số đều ngã xuống, chỉ còn vài người còn kiên cường chiến đấu bên cạnh tộc trưởng, phòng tuyến đã bị vỡ hoàn toàn. Đám binh sĩ Hắc Mộc tràng vào đồ sát, cướp bóc, hãm hiếp người trong làng, tiếng la hét thảm thiết, tiếng khóc than oán trời. Lý Anh Tú nhìn cảnh khói lửa bên dưới thật không đành lòng. Người hiện đại hắn ghét chiến tranh, nhất là những góc hắc ám của chiến tranh như vậy. Nhưng hắn biết hiện tại mình là ai, và mình phải làm gì. Đám binh lính sau lưng Lý Anh Tú cũng vô cùng tức giận. Hắc Mộc thành cũng đã từng đánh Đại Việt, nếu không phải mọi người trong Cổ Loa cùng nhau chiến đấu thì có lẽ làng Man tộc bấy giờ chính là kết cục của ngày hôm đó. Bất chợt bọn hắn nhìn Lý Anh Tú trong lòng nảy ra một sự kính ý. Người nam nhân này sẽ dẫn dắt Việt tộc tiến lên con đường đỉnh phong của thế giới này.
Làng Man tộc lúc này như một cảnh nhân gian địa ngục, đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp khắp nơi. Những xác người Man ngã xuống trong vũng máu mà không thể nhắm mắt, trên mặt họ còn những biểu cảm sợ hãi, phẫn nộ. Vị tộc trưởng cũng không còn chống cự được nữa. Mười binh sĩ Hắc Mộc bao vây lấy hạ gục hắn. Người hăn bị từng thanh trường thương đâm thành cái sàn, đầu bị cắt mất bêu lên hàng rào. Chết không toàn thây. Lúc này cả làng Man tộc đã không còn sự chống cự nào nữa. Lý Anh Tú nhíu lại đôi mày lạnh giọng nói.
- Tấn công.