Đế Chế Đại Việt

Chương 28: Không biết đặt tên gì


trước sau

Những vấn đề mà Lữ Gia đưa ra chính là những cái gai mà Đại Việt cần phải giải quyết sớm. Đồng ý rằng hiện tại Đại Việt đang trên con đường phát triển cao tốc nhưng những chương ngại này không bị gỡ bỏ tương lai nó sẽ lộ ra cản trở sợ phát triển của quốc gia. Lý Anh Tú cũng hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc này. Sau buổi nói chuyện cùng với hai vị đại thần của mình hắn lập tức lệnh triệu tập xuống họp khẩn cấp, các cấp bậc quản lý từ Bồ Chính trở lên đều có mặt tại thủ phủ. Về phía quân đội ngoài Trương Duy Nhất, Đỗ Cung còn có trưởng đội Thiên Tử quân Trần Thư. Mọi người chia ra ngồi hai bên trong điện thủ phủ, một bên là quân đội, một bên là nội chính, rõ ràng số lượng bên nội chính hoàn toàn áp đảo, số lượng Bồ chính có đến năm mươi người thì bên này cộng cả Phạm Tu cũng chỉ có bốn người mà thôi.

Đợi mọi người hoàn toàn an vị Lý Anh Tú nói.

- Sau khi bàn bạc với Lữ Tổng quản và Phạm Tổng binh ta đã nhận ra được một số vấn đề trước mắt mà Đại Việt cần phải giải quyết. Duy Nhất, Đỗ Cung.

- Có thần.

Hai vị thập phu đội trưởng ngay lập tức đứng lên chờ lệnh.

- Ta phong các ngươi thành Bách phu trưởng, mỗi người thống lĩnh một trăm người, hai thớt voi, mười trinh sát kỵ binh tổ chức càn quét những nơi còn người Man tộc, ai không phục liền đánh cho bọn hắn phục.

- Thần tuân lệnh.

Hai vị tân Bách phu trưởng liền lui về chỗ. Lý Anh Tú lại nói.

- Thạch Tiến.

- Có thần.

- Ngươi công việc rất nhiều, chọn lọc ra một số Bồ Chính có năng lực tốt, lại tuyển chọn một số cư dân đi theo Duy Nhất và Đỗ Cung tại lãnh thổ bọn họ đánh hạ xuống chọn lựa nơi địa thế tốt có thể lập ra làng mạc. Sau đó có thể báo về thủ phủ, bên này sẽ tạo điều kiện hết mức để ngươi có thể phát triển.

- Trần Thư.

- Có thần.

Nghe Lý Anh Tú gọi đến mình Trần Thư liền đứng dậy. So với Trương Duy Nhất và Đỗ Cung xuất phát điểm chỉ là tiểu binh thập trưởng thì Trần Thư đã là Bách phu trưởng, còn là thống lĩnh trăm người đội Thiên Tử quân, võ nghệ chấp cả hai người trước là không thành vấn đề.

- Ngươi cùng với Thạch Tiến thống kê số nam đinh trong Cổ Loa, là dân Việt trực tiếp đưa vào trại lính huấn luyện thành dân binh, là người bản địa hoặc là người Man thì giao cho ngươi huấn luyện. Sau đó ngươi phụ trách phân chia bọn dân binh về các làng mà các Bồ Chính thành lập nên, ta cần nơi đó phải có một chút ít phòng vệ.

- Thần tuân lệnh.

Thạch Tiến cùng Trần Thư lập tức vâng mệnh trở về chỗ. Lý Anh Tú lại hướng Phạm Tu nói.

- Lão tướng quân ta muốn ngươi tuyển chọn từ dân bản địa và nô lệ ra hai trăm người huấn luyện thành một đạo binh lính. Đạo binh lính này ta đặt mệnh danh là Hải Đông quân. Chi phí, trang bị huấn luyện bên lò rèn sẽ cung cấp.

- Lão thần tuân lệnh Việt vương.

Lý Anh Tú gật đầu liền quay về Lữ Gia nói.

- Lữ Tổng quản vốn ta định đưa ngài sang Hắc Mộc lãnh địa để thay Cao Lỗ nhưng tình hình trước mắt ngài phải ở lại Cổ Loa. Ta hi vọng ngài đưa lên một bản kế hoạch rõ ràng về tiền tệ và chế độ quân điền nộp lên cho ta để đồng thời quyết định.

Lữ Gia chỉ đủng đỉnh đứng lên nói.

- Tuân lệnh Việt vương, thần cam đoan sáng mai sẽ có một bản kế hoạch trình lên cho ngài.

- Tốt lắm, bây giờ mọi người cứ theo kế hoạch mà làm.

Theo lời Lý Anh Tú Cổ Loa - trung tâm chính trị của Đại Việt ngay lập tức vận chuyển, hàng loạt tráng đinh trong Cổ Loa đều bị đưa đi huấn luyện dân binh, dân Việt có bug từ hệ thống chỉ cần một ngày huấn luyện liền hoàn tất nhưng dân bản xứ lại cần phải có một số thời gian để huấn luyện thành. Cũng trong hôm đó một trăm công tượng dưới sự hộ tống của Thiên Tử quân cũng được gửi đi về phía Hắc Mộc lãnh địa. Lý Anh Tú không ngần ngại huấn luyện thêm mười khinh kỵ do thám cấp thêm cho Đỗ Cung và Trương Duy Nhất tỏa ra trinh sát toàn bộ lãnh thổ của Đại Việt. Nô lệ trong Cổ Loa cũng không nhàn rỗi, kế hoạch xây dựng thành đã bắt đầu, các nô lệ bị đem đi đến các khu khai thác vật liệu làm việc tích trữ vật liệu chờ ngày khởi công. Phạm Tu cũng nhanh chóng chọn
ra hai trăm người bắt đầu huấn luyện Hải Đông quân. Đây có thể gọi là chi quân đội chính quy đầu tiên của Đại Việt được xây dựng từ người bản địa.

Mà Lý Anh Tú bây giờ liền đi đến lò rèn. Không có Cao Lỗ lò rèn vẫn bình thường vận chuyển, chỉ là sản xuất các loại nông cụ làm chủ yếu, áo giáp cùng vũ khí đã tích trự được một số, nên bình thường cũng rất ít chế tạo. Mà Lý Anh Tú bây giờ xuống lò rèn cũng là đặt chế tạo trang bị cho lính mới.

Lính mới trang bị Lý Anh Tú cũng đã nghĩ đến. Đối với dân binh cơ bản cũng chỉ phân phối theo tiểu đội mười người có bốn thanh cường nỏ, sáu thanh trường thương và bốn thanh đoản đao mà thôi, là dân binh tác dụng cơ bản cũng chỉ là đề phòng thú dữ là chủ yếu nên trang bị liền sơ xài là như vậy. Trang bị cho Hải Đông quân Lý Anh Tú quyết định lấy Tĩnh Hải quân làm tiêu chuẩn nhưng áo giáp lại là một vấn đề khó bởi vì thiếu thuộc da nên không thể trang bị sa xỉ Minh Quang giáp được. Hắn quyết định trước mắt Hải Đông quân áo giáp vẫn là áo vải màu lục, đi kèm cũng không phải là mũ Đâu Mâu mà là mũ Tứ Phương Bình Đính. Nói về quân phục thì hiện tại quân sĩ Đại Việt có ba loại. Thiên Tử quân mặc Minh Quang giáp nhưng áo lót và áo choàng là màu vàng thể hiện là cận vệ của nhà vua, Tĩnh Hải quân cũng mặc Minh Quang giáp nhưng áo lót màu xám, binh lính chính quy đi ra từ trại lính cũng được Lý Anh Tú trang bị Minh Quang giáp nhưng áo lót là màu lục. Hiện tại Hải Đông quân cũng được chọn làm màu lục, tương lại trang bị đại trà của quân đội Đại Việt hẳng cũng sẽ lấy màu xanh lục làm chủ đạo.

Một ngày sau Lữ Gia cũng đã đem bản kế hoạch chế độ quân điền và tiền tệ cho Lý Anh Tú xem. Lý Anh Tú xem qua một lần. Chế độ quân điền của Lữ Gia lại còn khá nhiều lỗ hổng, là người đi trước thời đại Lý Anh Tú nhìn ra liền chinhr sửa lại đề nghị Lữ Gia trở về xem xét. Còn bản kế hoạch tiền tệ Lý Anh Tú trực tiếp phế bỏ, hắn cho rằng phân chia tiền tệ quá rường rà phức tạp, huống chi sau này hắn còn muốn phát hành tiền giấy đây này. Việc này cũng làm Lý Anh Tú và Lữ Gia cãi nhau một trận, tóm lại cả hai vẫn chưa đưa ra được nhận thức chung nên hai việc này tạm thời vẫn gác lại.

Ba ngày sau Hắc Mộc thành Cao Lỗ cũng đã tiếp nhận được một trăm công tượng, Thiên Tử quân sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng quay trở về. Cao Lỗ mới mở ra mệnh lệnh của Lý Anh Tú. Ngoại trừ giải thích việc còn cần Lữ Gia ở lại Cổ Loa phụ giúp nên chưa thể thay thế Cao Lỗ Lý Anh Tú còn hi vọng Cao Lỗ xây dựng nên một tòa cản thành nhỏ đồng thời điều tra các thế lực có thể uy hiếp xung quanh Hắc Mộc lãnh địa, nửa tháng sau sẽ có binh lính đến tiếp ứng. Đồng thời cũng chính thức đặc tên cho Hắc Mộc lãnh địa trở thành đơn vị hành chính đầu tiên của Đại Việt Hắc Mộc lãnh địa chính thức thay tên trở thành Xứ An Bang.

Bên Giác Long cốc cũng không sai biệt lắm thời gian Lê Chân cũng liền nhận được mệnh lệnh của Lý Anh Tú cùng một trăm nông dân đưa đến. Hắn hi vọng Giác Long cốc có thể mở rộng diện tích canh tác, đồng thời tăng cường hàng dệt, thổ cẩm để cung cấp cho Cổ Loa và An Bang. Trong thư còn nói hiện tại Cổ Loa phát triển quân bị cần một số quặng sắt lớn cần Giác Long cốc cung cấp, Lý Anh Tú còn muốn Lê Chân huấn luyện thêm thủy quân, tương lai sẽ cần vận dụng đến. Đối với việc này Lê Chân chỉ hồi đáp lại một câu “Việt vương, ta cần người”.

-

An Bang là một trong 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê Thánh Tông. Tương lai ta sẽ đặt tên các vùng đất theo các tên trong lịch sử.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện