Một tuần đã trôi qua kể từ ngày diễn ra những vụ mất tích bí ẩn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng các cơ quan chức năng của tq vẫn không lần ra được đầu mối gì.
theo đó, một cuộc khủng hoảng lòng tin không hề nhẹ dấy lên ở đất nước này. bây giờ đó không còn chỉ là sự thiếu tin cậy giữa người dân và chính quyền mà đã là giữa các cơ quan trong cùng bộ máy, giữa cấp trên và cấp dưới và thậm chí là những người có trách nhiệm liên quan với năng lực của chính mình.
sự việc bắt cóc ở một mặt nào đó đã gợi lại những tổn thương và tự ái lịch sử. hóa ra sau bao nhiêu hô hào tự mãn về đà tăng trưởng kinh tế, về tiến độ phát triển kỹ thuật đỉnh cao thì tq vẫn rất dễ dàng bị bên ngoài gây ra tổn thương đến vậy.
lãnh đạo và nhiều người dân tq những năm gần đây luôn tự cho mình là ưu việt, là có quyền dẫn dắt thế giới, đòi hỏi các quốc gia khác phải phụ thuộc vào mình nhưng thực ra đó chỉ là cái vẻ ồn ào bề ngoài để che lấp đi những yếu đuối trong nội tâm. nếu không phải là yếu đuối thì vì lẽ gì bọn họ cho đến hiện tại vẫn còn hô hào những cái khái niệm như “trăm năm quốc nhục” gì gì đó. phải hiểu đất nước nào mà không có lịch sử, quốc gia nào mà không có thăng trầm, mỗi giai đoạn phát triển đều có nguyên nhân và ý nghĩa riêng của nó chỉ là con người ở đó đó có đủ dũng khí và bản lĩnh để vượt qua mọi chông gai giành lấy thắng lợi hay không mà thôi.
thái độ này thực ra cũng không khó để giải thích khi nhìn vào tiến trình các triều đại của quốc gia này. tq từng có những thời điểm diễn ra những cuộc nội chiến được các sử gia miêu tả lại một cách bi tráng và hào hùng có điều nếu nhìn nhận một cách khách quan thì đó đa phần chỉ là khi bọn họ tự đánh lẫn nhau, cứ mỗi một khi phải chống lại các lực lượng viễn chinh của các quốc gia khác hoặc vùng lãnh thổ biên ngoại thì người hán lại chỉ toàn thất bại.
nhận định này là hoàn toàn có chứng cớ bởi đơn cử có thể kể tới như triều nguyên. đây vốn là một triều đại do những tộc người du mục mông cổ vốn bị dân hán coi là “mọi rợ” đánh chiếm trung nguyên mà lập nên. hốt tất liệt và con cháu của ông ta theo đó đã thống trị trung quốc trong hơn 160 năm trước khi triều đại suy thoái theo quy luật thịnh suy mà phải rút quân về mông cổ. tiếp đó phải kể tới triều thanh do nỗ nhĩ cáp xích dẫn dắt tộc người nữ chân sinh sống tại phía bắc bán đảo triều tiên "tiếp giáp với vùng viễn đông của nga ngày nay" tiến hành xâm chiếm và cai trị gần 300 năm trước khi lụi tàn. đến gần cuối thời phong kiến thì lại xảy ra xung đột với đế quốc anh trong chiến tranh nha phiến và cuộc chiến cùng liên quân tám nước, kết quả vẫn là tq thua trận thảm hại dẫn tới việc phải cắt đất, đền bạc bồi thường. chưa hết cho tới thời cận đại khi chiến tranh trung nhật nổ ra, quân đội nhật vẫn rất dễ dàng xâm chiếm và khống chế tq, nếu không phải nhật phân tán lực lượng và bị bại trận bởi quân đồng minh trên các chiến trường khác thì công cuộc giải phóng đất nước của tq vẫn còn vô cùng nan giải, kết quả phần thắng thuộc về bên nào cũng còn khó mà nói trước.
điểm sơ qua như vậy để hiểu sự đả kích với lòng tự tôn của tộc hán trong quá khứ là như thế nào. sau khi giành được nền độc lập, bọn họ vẫn ôm mối thâm thù mãi không quên. với tâm thái như vậy, bọn họ đã tìm mọi cách để bắt thế giới phải coi trọng lại mình.
với những lợi thế về dân cư khổng lồ, giá trị lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, tq đã dần trở thành công xưởng của thế giới. lượng hàng hóa ra vào khổng lồ đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này luôn ở mức cao trong hàng chục năm trời, tq cũng đã trở thành một cường quốc thực sự.
đi cùng với sức mạnh kinh tế tăng lên, tq có nhiều nguồn lực để tập trung theo đuổi phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt là về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh. trung thực mà nói thì bọn họ đã đạt được rất nhiều bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực vốn là thế mạnh của các cường quốc lớn. điều này đã khiến lòng tin ngày càng lớn cho lãnh đạo và người dân trở nên bành trướng, bọn họ đều cho rằng tq bây giờ đã rất mạnh, tương lai không xa có thể vượt lên nhật, mỹ để vươn lên thành cường quốc số một thế giới theo đó cách hành xử theo kiểu tư tưởng nước lớn cũng bắt đầu được thể hiện ngày một rõ ràng trong đối ngoại, nhất là với các nước láng giềng nhỏ bé xung quanh.
thực tế mà nói thì cũng không phải chỉ mỗi người tq nghĩ như vậy mà nhiều cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác trên thế giới cũng cho rằng như thế. không khó để đọc được các bản đánh giá, các tham luận của các chuyên gia thế giới đánh giá về đà đi lên không thể cản nổi của quốc gia này khiến giới chức tq theo đó đương nhiên lại càng là tự mãn.
có điều ở đời thông thường khi người ta càng tin tưởng cao bao nhiêu thì thất vọng cũng càng lớn bấy nhiêu. đang khi tất cả cho rằng thời đại của tq đã tới thì vụ việc vừa rồi đã giáng một cú tát