Đông gia biệt thự,
trong khi trương ngọc đang cùng cha mẹ dự tiệc thì lúc này, tại sảnh chính tư gia tại hà đô, lý đông lại đang tiếp đón một vị chính khách đặc biệt cùng người trợ lý riêng của ông ta.
người này thực ra cũng khá là nổi tiếng trong nước có những đóng góp lớn với quốc gia. ông ta chính là phó thủ tướng vũ đức nhượng và lý do người này có mặt ở đây ngày hôm nay chính là để thảo luận các công tác liên quan đến việc triển khai tổ chức một hội nghị có tầm cỡ toàn cầu vào cuối năm – hội nghị cấp cao apec.
apec là tên viết tắt của diễn đàn hợp tác kinh tế châu á – thái bình dương "tiếng anh: asia-pacific economic cooperation" là một diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên vành đai thái bình dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị bao gồm úc, brunei, canada, indonesia, nhật, hàn quốc, malaysia, new zealand, philippines, singapore, thái lan, mỹ, trung hoa đài bắc, hồng kông, trung quốc, mexico, papua new guinea, chile, peru, nga và việt nam.
apec được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu á thái bình dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một nhật bản với kinh tế công nghiệp hóa cao vốn một thành viên của g8 sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực châu á - thái bình dương; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu âu.
diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, với người đứng đầu chính phủ mỗi quốc gia thành viên ngoại trừ đài loan, do sức ép của trung quốc, chỉ đại diện với một thành viên ngang cấp bộ trưởng với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế dưới tên gọi trung hoa đài bắc. kỳ họp cấp cao nhất này được gọi là "hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế apec" "tiếng anh: apec economic leaders meeting".
từ năm 1991, khi cả trung quốc, đài loan đều trở thành thành viên apec, cụm từ "các nền kinh tế" được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì sử dụng cụm từ "quốc gia", cũng như không gọi kỳ họp cấp cao là "hội nghị thượng đỉnh", vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia. điều này nhằm tránh các vấn đề xung đột chính trị từ các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện tranh chấp như trung quốc, đài loan, hồng kông.
apec có ba quan sát viên chính thức: ban thư ký hiệp hội các nước đông nam á, hội đồng hợp tác kinh tế thái bình dương và ban thư ký diễn đàn các đảo thái bình dương. nước chủ nhà của năm apec thường được mời tham dự cuộc họp g20 với tư cách đại diện khu vực theo hướng dẫn của g20.
việt nam năm nay sẽ đóng vai trò là nước chủ nhà đăng cai hội nghị cấp cao apec lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 2006 tại hà đô.
đây là một sự kiện cực kỳ có ý nghĩa bởi nó là lần đầu tiên đất nước tổ chức một hội nghị trọng đại đón tiếp nhiều nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới cùng lúc có mặt tại thủ đô như vậy.
theo đó, để tiến hành tổ chức hội nghị này, chính phủ việt nam đã cho thành lập hẳn một ủy ban quốc gia về apec 2006 do phó thủ tướng vũ đức nhượng làm chủ tịch, kinh phí dự trù ban đầu hơn 350 tỷ đồng và huy động hơn 800 sinh viên từ các trường đại học để làm công tác hỗ trợ cho hội nghị. thực tế đây chỉ là những con số không chính thức nhưng phần nào cũng đã cho thấy mức độ trọng thị của những người lãnh đạo đất nước với vấn đề này.
tất nhiên để tổ chức thành công hội nghị này, việt nam cần phải lo toan rất nhiều những vấn đề khác nhau liên quan như công tác tiếp đón,công tác an ninh, công tác chuẩn bị nội dung và sắp xếp tiến trình hội nghị, công tác điều phối những mâu thuẫn chính trị ngoại giao giữa các thành viên, công tác hậu cần như ăn ở, đi lại, trang phục truyền thống… nhìn chung một khối lượng công việc phức tạp với quy mô lớn chưa từng có đặt lên vai những người chịu trách nhiệm chủ chốt mà vị phó thủ tướng vũ đức nhượng đang ngồi ở đông gia biệt thự lúc này là nặng nề nhất.
đặt xuống cốc trà thơm ngát, phó thủ tướng vũ đức nhượng lên tiếng:
- lý đông, như anh cũng đã nắm được sự kiện này là cơ hội để thể hiện cho đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế đúng đắn của đảng và nhà nước. chúng ta cần cho nguyên thủ các nước và lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu đi tháp tùng thấy được hình ảnh việt nam là một dân tộc cởi mở, hữu nghị, chân thành và mong muốn thúc đẩy hội nhập với thế giới. ở một khía cạnh khác, đây cũng là một dịp quý giá để chúng ta chứng minh cho thế giới thấy được những thành quả trong đổi mới kinh tế của nước ta trong những năm qua, từ đó nâng tầm vị thế và tiếng nói của quốc gia trong tổ chức. hơn nữa, làm được những việc này sẽ tạo tác dụng rất lớn trong việc thu hút thêm đầu tư nước ngoài, phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước. do vậy, chính phủ đang rất quyết tâm tổ chức tốt nhất có thể hội nghị này nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại.
lý đông gật gù nhìn phó thủ tướng vũ đức nhượng sau đó mỉm cười nói:
- nói vậy hôm nay ngài tới đây hẳn là muốn kỷ nguyên mới tham gia vào sự kiện lần này? xin hỏi chúng tôi có thể hỗ trợ được gì?
phó thủ tướng vũ đức nhượng cũng không dài dòng mà vào thẳng vấn đề:
- uhm, lý đông! cũng xin nói thẳng, thực tế mong muốn của chính phủ là một chuyện nhưng để hiện thực điều đó một cách rõ nét thì lại lại cần phải tới thêm sự giúp sức của các doanh nghiệp trong nước. do vậy thay mặt chính phủ, tôi đưa ra một số nội dung đề nghị các anh xem xét hỗ trợ.
lý đông đưa tay ra:
- vâng, mời phó thủ tướng nói!
phó thủ tướng vũ đức nhượng đan hai tay trên mặt bàn, hơi đổ người về phía trước rồi trả lời:
- uhm… việc thứ nhất, chính là chúng tôi muốn anh tham gia vào ban cố vấn tháp tùng chủ tịch nước gặp gỡ và đón tiếp đại biểu của các quốc gia, nhất là lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế lớn. nói điều này ra cũng có chút xấu hổ nhưng thực tế nước ta hiện nay ngoài các tập đoàn độc quyền nhà nước trong các lĩnh vực đặc thù như dầu khí, than, điện, hàng không… ra thì quả thật không có lãnh đạo đơn vị nào xứng tầm để ngồi ngang hàng thảo luận chứ chưa nói tới việc đàm phán ký kết hợp đồng nào đó với lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. như anh cũng biết, các tập đoàn kia đều là vốn tư bản, thuộc thành phần kinh tế tư nhân, chúng ta muốn họ thấy được sự cởi mở và chào đón của việt nam với thành phần kinh tế này thì rõ ràng phải cho thấy được thành công của kinh tế tư nhân trong nước. từ đó bọn họ sẽ thấy được tư duy của chúng ta đã thay đổi, những rào cản phát triển kinh tế trước đây đối với tư nhân đã được tháo gỡ. và… kỷ nguyên mới chính là ví dụ chân thực nhất, rõ ràng nhất cho điều này.
nói tới đây, phó thủ tướng vũ đức nhượng dừng lại quan sát phản ứng của lý đông. lý đông đương nhiên hiểu dụng ý trong việc này của chính phủ là gì. đúng như những gì phó thủ tướng nói, thật khó mà thuyết phục được người khác khi hô hào cải cách kinh tế, tự do phát triển kinh doanh gần mười mấy năm nay mà cho tới hiện tại cả nước lại không có lấy một doanh nghiệp tư nhân đủ đẳng cấp. tiếp đón lãnh đạo các tập đoàn nước ngoài lại vẫn chỉ là những đại diện của doanh nghiệp nhà nước độc quyền vốn không có gì gọi là tài giỏi, thế thì sao các nhà đầu tư có thể tin tưởng mà đổ vốn vào việt nam. cái mà họ thực sự muốn nhìn phải là kết quả triển khai trên thực tế chứ không phải chỉ là những chính sách hứa suông, thiếu bằng chứng tin cậy.
nghĩ là vậy nhưng trước khi đồng ý cái gì, lý đông vẫn muốn tiếp tục nghe tiếp các đề xuất còn lại. hắn dựng thẳng người rồi lên tiếng:
- vâng, mời phó thủ tướng nói tiếp, tôi vẫn đang lắng nghe!
phó thủ tướng vũ đức nhượng gật đầu rồi tiếp tục:
- việc thứ hai chính là chúng tôi muốn đề nghị kỷ nguyên mới xây dựng một số phương án liên doanh, liên kết hoặc hợp tác kinh doanh thương mại có quy mô để bổ sung vào chương trình hiệp thương bên lề hội nghị. hiện tại chính phủ cũng đã trù bị được một số nội dung liên quan tới hợp tác khai thác dầu khí và năng lượng nhưng như đã nói ở trên vẫn cần thêm sự có mặt của khối tư nhân. chính phủ cũng biết chiến lược kinh doanh của kỷ nguyên mới đã được xây dựng và xác lập, đề xuất này từ phía chính phủ có thể là đột ngột và phá vỡ những dự định và sắp đặt từ phía tập đoàn nhưng đứng trên vai trò của những người lãnh đạo đất nước, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ của kỷ nguyên mới để triển khai thành công lần hội nghị này. uhm… đấy là hai việc, còn việc thứ ba là…
hơi có chút ngại ngần, phó thủ tướng vũ đức nhượng mới mở lời:
- là chính phủ muốn thu mua một số xe ô tô se car với giá gốc làm công tác đưa đón các phái đoàn. dù sao se car bây giờ đã nổi tiếng toàn cầu, được cả thế giới chấp nhận, nó cũng đại diện cho hình ảnh phát triển công nghiệp quốc gia nên chúng tôi không thể sử dụng dàn xe audi đã đặt hàng được. có điều, mong muốn là một chuyện nhưng ngân sách chi bổ sung duyệt không kịp nên mới phải đưa ra cho các anh đề nghị này. uhm… đó là tất cả ba đề nghị từ phía chúng tôi. anh thấy thế nào?
lý đông nghe xong thì cười xòa mỉm cười:
- ha ha… tưởng là có vấn đề gì quá phức tạp. uhm.. tôi thấy việc chung tay với chính phủ xây dựng hình ảnh tích cực của quốc gia là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức trong nước do vậy bất cứ việc gì nằm trong năng lực của kỷ nguyên mới chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện. ba đề nghị mà phó thủ tướng vừa nói tôi nhận lời có điều tôi muốn bổ sung thêm một đề xuất, mong phó thủ tướng xem xét!
phó thủ tướng vũ đức nhượng mỉm cười giơ tay:
- anh nói đi!
lý đông hơi cúi người tựa lên bàn rồi nhìn vị chính khách trước mặt nói:
- vâng, thưa phó thủ tướng. thực ra như ngài cũng biết, apec là một sự kiện thu hút rất nhiều sự chú ý của các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế, truyền thông và người dân. do vậy nếu khai thác tốt nó sẽ là một cơ hội tuyệt vời để pr cho các doanh nghiệp. kỷ nguyên mới hướng tới là một tập đoàn công nghệ cao đa lĩnh vực nên chúng tôi muốn nhân dịp này để quảng bá hình ảnh của mình, cho thế giới thấy được những công nghệ