Editor: Vương Chiêu MeoTrở lại Dục Khánh cung, Dận Nhưng nhìn thấy thời gian còn sớm, bèn đi thư phòng.Hệ thống rất chi là thắc mắc.----- Ký chủ! HÔm nay cậu nói như thế với Khang Hi có ổn hay không? Tuy cậu có ký ức hai đời, nhưng người ngoài nhìn vào thì cậu mới chỉ là một đứa bé 6 tuổi.
Cậu không sợ họ nghi ngờ sao?Dận Nhưng cười khẽ:- Nghi ngờ cái gì? Nghi ngờ ta là yêu nghiệt ấy hả? Mới nói có mấy câu ấy mà đã là yêu nghiệt hay sao? Cho dù là thời đại nào thì đều không thiếu thiên tài.
Đời sau có nhiều thiếu niên mới mười mấy tuổi đã học Thanh Hoa, Bắc Đại.
Ở cổ đại cũng không ít.
Cam La 12 tuổi bái tướng, Văn Cơ 6 tuổi đã giỏi âm luật, Phòng Huyền Linh tuổi nhỏ đã nhận rõ đại cục, còn cả thần tiên đồng tử Nguyên Gia, đếm số như thần, kinh diễm thế nhân.
So với bọn họ, ta nào có so nổi?(*) Cam La 12 tuổi bái tướng: Cam La sống vào thời kỳ Chiến Quốc, là cháu của Cam Mậu, một danh thần nổi tiếng nhà Tần.
Cam La được mệnh danh là bậc thần đồng chính trị khi mới 12 tuổi.
Cam La tư chất thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã làm môn hạ dưới trướng Lã Bất Vi, Thừa tướng nước Tần.
Chi tiết hơi dài nên mọi người có thể lên bác Google nhé.Văn Cơ: Sái Văn Cơ (hay còn gọi là Thái Văn Cơ) là con gái của Sái Ung - một danh sĩ trứ danh vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc, từ nhỏ, Sái Văn Cơ đã bộc lộ tài năng về nghệ thuật, đặc biệt là chơi đàn hạc.
Năm 6 tuổi, trong một lần chơi đàn cho con gái nghe nhưng do khúc nhạc quá khó, Sái Ung vô tình đánh sai mà không để ý.
Sái Văn Cơ ngay lập tức lên tiếng: "Cha, cha đánh sai khúc đầu tiên rồi!".
Sái Ung chợt giật mình vì trước đó con gái ông chưa bao giờ được học, thậm chí chậm vào một cây thì làm thế nào có thể biết ông đánh sai.
Sái Ung tiếp tục chơi, cố tình đảo lộn thứ tự.
Mỗi lần như vậy Sái Văn Cơ liền nói rằng: "Cha, khúc nhạc này không đúng!".
Cô bé thật sự có khả năng tự học mà không cần có người hướng dẫn.Phòng Huyền Linh: là vị Tể Tướng khai quốc nhà Đường, mưu thần kiệt xuất, thông minh uyên bác.
Ông nổi tiếng với tài mưu lược, trọng dụng nhân tài, ông góp phần xây dựng lên nhiều chính sách quan trọng, lập lên nhiều công trạng cho nhà Đường.
Khi còn nhỏ, ông là người chịu khó, thông minh, cần cù, thông thạo kinh sách.
Năm 594, khi mới 11 tuổi, ông đã đỗ Tiến sĩ.
Do công lao lớn giúp Đường Thái Tông, ông được liệt vào một trong 24 vị công thần được vẽ trong Lăng Yên các.
Ông còn là chủ biên của Tấn thư, là một trong 24 bộ chính sử Trung Hoa.Thần tiên đồng tử Nguyên Gia: thời Nam Bắc triều, lúc còn nhỏ có thể trong cùng một thời gian làm được nhiều việc nên được gọi là “thần tiên đồng tử”.
Nguyên Gia đã từng biểu diễn như sau: hai tay cùng cầm bút, tay phải vẽ, miệng thì ngâm nga văn thơ, đồng thời đếm chuẩn xác số lượng đàn dê đang ăn cỏ ở gần đó, đầu thì nghĩ đến thơ ngũ ngôn, chân kẹp bút viết ngay ngắn câu thơ ngũ ngôn lên giấy.
Cậu đồng thời làm sáu việc, việc nào cũng hoàn thành rất tốt, nên mọi người vô cùng kinh ngạc.Dận Nhưng ngừng một lát, lại nói tiếp:- Quan trọng nhất chính là ta vốn là chủ thể, cho dù là tính cách, sở thích, thói quen ăn uống, đều vẫn vậy.
Ta chính là ta, trước nay đều vậy, tuyệt đối không giả.
Ai sẽ hoài nghi được?Hệ thống:…..
cũng đúng nha.- Đặc biệt, ta chỉ có thể hiện ra mình đủ thông minh, đủ thiên tài, thì mới sớm có quyền lên tiếng, sớm đưa