Dịch trạm phủ Kinh Đô.
Trịnh Sở Chi lau khô vết máu tươi trên đao, binh lính đến dọn đi hai thi thể dưới chân lão, phụ tá cũng đến bẩm báo cổng thành đã mở rồi.
"Đoạn đường từ Dương Châu đến phủ Kinh Đô ám sát nhiều quá thể, hay là đại nhân sáng suốt, trước tiên viết thư gửi đến Định Châu xin Tam gia đưa một nhóm dị sĩ tài giỏi hộ tống đi ạ." Phụ tá nói: "Càng đến gần phủ Kinh Đô, thích khách càng nhiều, càng có thể nói rõ Đông cung đã giận quá mất khôn rồi, nhất định lần này bọn họ không thể trở mình được đâu."
Trịnh Sở Chi không tỏ rõ vui mừng, chân mày cau chặt để lộ ra dáng vẻ lo âu.
Phụ tá hoài nghi: "Đại nhân nghi ngờ điều gì sao?"
Trịnh Sở Chi: "Có một chuyện ta không nghĩ ra."
Phụ tá: "Chuyện gì?"
Trịnh Sở Chi: "Ngươi nói xem, vì sao Đông cung phải cướp bạc cứu trợ thiên tai?"
"Thì..." Phụ tá ngạc nhiên vì câu hỏi: "Có lẽ là quen thói tham ô.
Quan viên Hoài Nam đều biết An soái sứ không yêu sắc cũng không mê cờ bạc, chỉ tham tiền, mỗi năm đều chiếm đoạt không biết bao nhiêu bạc chữa sông, còn giết chết cả Chương Tòng Lộ nắm giữ bằng chứng lão ta tham ô.
Nguyên nhân chính là do An Hoài Đức tham tiền, mới gây nên tai họa Hoài Nam năm nay."
"Ta nghĩ tới nghĩ lui cũng cảm thấy là lạ." Trịnh Sở Chi lắc đầu: "An Hoài Đức tham tiền, nhưng chuyện lão tham ô bạc sông không phải ý từ Đông cung, Ngũ hoàng tử cũng từng ngầm thừa nhận, mà hai vị vương tôn đây có hồ đồ đến nỗi nào đi chăng nữa, thì cũng biết được bạc cứu trợ trong thời khắc quan trọng không thể đụng vào.
Điều khiến ta thấy lạ chính là Tư Mã Kiêu, vì sao ông ta lại đồng thời đến sơn trang Ký Sướng với ta để cướp lại bạc? Lúc đó ta cứ cho rằng ông ta biết tin từ sớm nên muốn đến chuyển bạc đi trước, xem ra không phải.
Còn nữa, ông ta điều binh từ Lưỡng Chiết."
"Có vấn đề gì ạ?" Phụ tá ngẫm nghĩ, chợt hiểu ra: "Lúc đó Tư Mã Kiêu cũng mới biết được tung tích của bạc cứu trợ! Ông ta không tin An Hoài Đức nên mới điều binh từ Lưỡng Chiết, Đông cung và An Hoài Đức đã lục đục rồi sao?!"
Trịnh Sở Chi gật đầu: "Ta vừa nghĩ ra được khúc mắc trong đó.
Ngươi thử nghĩ xem, nếu An Hoài Đức trung thành với Đông cung, vì sao lão lại không thông báo cho Đông cung biết điều kiện tiên quyết để đoạt lấy bạc đó? Lão lấy lá gan đâu mà làm vậy? Lão sẽ không sợ âm mưu bại lộ, liên lụy đến Đông cung hay sao? Còn thái độ của Tư Mã Kiêu cũng khiến cho ta khó hiểu, hành động cướp bạc cứu trợ thiên tai của An Hoài Đức chẳng khác nào phản bội Đông cung, cách làm tốt nhất chính là tìm cơ hội định tội An Hoài Đức ở Hoài Nam, nhưng lúc Tư Mã Kiêu đấu với An Hoài Đức hình như có chút kiêng dè...!Ông ta kiêng dè cái gì?"
"Lúc bị bắt ở sơn trang Ký Sướng, lời Tư Mã Kiêu nói cũng làm ta lo lắng.
Ăn phải trái đắng...! Phá một vụ án chồng chất phải nhận kết cục thảm hại chăng? Càng đến gần Kinh Đô, lòng ta càng không yên, luôn cảm giác bản thân đã bỏ quên chỗ nào rồi?"
Phụ tá: "Có lẽ không có nguyên nhân nào khác, mà là do An Hoài Đức tự ý hành động? Khi chúng ta thẩm vấn Tôn Phụ Ất vì sao lại cướp bạc cứu trợ, hắn cứ một mực phủ nhận chủ mưu, ụp hết tội lỗi lên người mình, gã bảo mình tra được tin đồn An Hoài Đức thiêu chết Chương Tòng Lộ truyền khắp Hoài Nam, lại phát hiện nữ cô nhi Hoàng thị và bộ hạ cũ nhà họ Hoàng đang lẩn trốn ở Ngư Gia Trại.
Cho nên gã mới cướp bạc cứu trợ thiên tai, giá họa cho Ngư Gia Trị, diệt trừ hậu hoạn lưu lại năm xưa, sẵn tiện giải quyết án Chương Tòng Lộ...!Không có ý của An Hoài Đức, Tôn Phụ Ất chỉ là một tên quan tham nghị mà lại dám giết người phóng hỏa ư?"
"Ý ngươi là, An Hoài Đức đã phát hiện ra nữ cô nhi Hoàng thị từ trước, sợ đêm dài lắm mộng nên tự mình gây nên họa lớn, giết người diệt khẩu sao?"
"Không gì là không thể."
Trịnh Sở Chi miễn cưởng chấp nhận lời giải thích của phụ tá, nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn, từ trước đến giờ lão vẫn luôn tin vào trực giác của mình, vì vậy nhấc bút kể chi tiết ngọn nguồn sự việc vào trong thư, đưa đến Định Châu, nhờ người cha khôn khéo của mình, tức Trịnh quốc công xem qua thử.
Đến khi trời sáng, đám người chờ áp giải phạm nhân vào Kinh Đô, đưa thẳng đến bộ Hình.
***
Đại lao bộ Hình.
Ngũ hoàng tử muốn vào trong gặp An Hoài Đức, nhưng lại bi cai ngục ngăn lại bên ngoài.
"Hỗn xược! Các ngươi xem thử ta là ai! Thứ gì mà cũng dám cản ta?" Ngũ hoàng tử giận sôi máu, rút đao định chém về phía cai ngục đang cản đường.
Hình bộ ty Lang trung lập tức chạy đến: "Điện hạ bớt giận, điện hạ bớt giận, hắn chỉ là một tên tiểu tốt chưa hiểu sự đời thôi, nhắm mắt nhắm mũi đắc tội ngài, lát nữa tôi sẽ phạt hắn, ngài đừng vì tên nhóc thối này mà làm hại thân thể."
Ngũ hoàng tử vứt đao: "Hừ! Ông tới đúng lúc lắm, ta muốn gặp An Hoài Đức."
Lang trung khó xử đáp: "An Hoài Đức là phạm nhân quan trọng của đại án lần này, ngoại trừ quan chủ thẩm và bệ hạ...!Thì không cho ai gặp —— "
Bấy giờ Ngũ hoàng tử chỉ biết chõ vào mũi người ta mắng: "Đồ khốn! Đừng có mà lấy lông gà làm lệnh tiễn, ta nói cho ông biết, ta là hoàng tử, Đông cung còn chưa phế đâu, Thái tử vẫn còn là Hình bộ Thượng thư, là cấp trên của ông đấy! Sao nào, lời của ta và Đông cung ở bộ Hình không có sức nặng hả?"
Hình bộ ty Lang trung liên tục cúi người: "Dạ không không, hạ quan không dám, mời điện hạ vào."
Ngũ hoàng tử đẩy gã một cái, tức giận đùng đùng đi vào trong đại lại, tìm được An Hoài Đức đang ngồi ngay ngắn trong phòng giam, "Mở cửa ra."
Lang trung vội vàng mở cửa.
Ngũ hoàng tử: "Lăn đi."
"Hả?" Hình bộ ty Lang trung do dự một lúc, cuối cùng cũng không dám đối nghịch, dẫn cả đám người lui xuống.
Trong phòng giam chỉ còn lại Ngũ hoàng tử và An Hoài Đức, người nọ nhắm mắt ngồi yên, tựa như nơi này không phải là đại lao bộ Hình mà là phủ Soái sứ của lão vậy.
Ngũ hoàng tử nhìn chằm chằm An Hoài Đức, miếng thịt nhỏ dưới mắt không nhịn được giật giật, để lộ ý hận không thể giết chết An Hoài Đức ngay lập tức.
"An Hoài Đức, Đông cung đã có lỗi gì với ông? Hả? Ông nói đi, có phải những năm nay nhờ Thái tử đề bạt, ông mới có cơ may ngồi lên vị trí đại quan nhị phẩm này không? Phàm là con người đều phải biết báo ân, bọn ta cũng không mong ông phải vào nơi dầu sôi lửa bỏng, nhưng sao ông lại lấy oán báo ân?"
"Một bề tôi không thể có hai chủ." An Hoài Đức mở mắt, chắp tay bình tĩnh nói, "Hoài Đức biết mình đã phụ lòng bồi dưỡng của Thái tử, nếu như có kiếp sau, nguyện làm trâu làm chó ra sức nghe lệnh."
Ngũ hoàng tử: "Không cần chờ kiếp sau đâu, bây giờ ông có cơ hội báo đáp ngay đây." Gã bước lại, trong mắt toát ra vẻ hung ác, hạ thấp giọng nói: "Giao sổ sách ra mau."
An Hoài Đức nhìn Ngũ hoàng tử chằm chằm, lại nhắm mắt lần nữa: "Lão phu thẹn với lòng tin của Thái tử, thứ cho không thể tuân mệnh."
"Ông không sợ chết thật à?"
Ngũ hoàng tử giận đến nỗi lao đến bóp cổ An Hoài Đức: "Rốt cuộc là Bát thúc có ơn gì với ông, có thể khiến cho ông tuyệt vọng rồi mà vẫn thành tâm cống hiến cho lão? Bọn ta lại đắc tội gì với ông? Ông muốn kéo đảng Thái tử xuống nước, bảo vệ Tĩnh vương cũng phải xem bệ hạ có thích hay không! Ông thật sự cho rằng bệ hạ không biết ai là người khuấy nước đục ở Hoài Nam sao? Ta nói cho ông biết, nếu không thể xoay chuyển tình thế, Bát thúc cũng đừng nghĩ đến chuyện sống dễ dàng! Có chết thì phải cùng chết!"
An Hoài Đức: "Trên đường đến suối vàng có trữ quân đi theo, chính là phước ba đời của Hoài Đức."
"Ông!" Mặt mũi Ngũ hoàng tử tái mét, gã nhăn nhó, cố kiềm nén ngọn lửa giận dữ đáp: "Chúng ta thương lượng đi, Thái tử giúp ông bảo vệ Tĩnh vương, còn ông đưa lại sổ sách, mọi chuyện ở Hoài Nam để một mình ông gánh vác, thế nào?"
"Ở Hoài Nam ông còn vợ con gia quyến đúng chứ, ông muốn cửu tộc mình cũng bị liên lụy ư? Nhẫn tâm để bọn họ đi chết theo ông à?"
Gò má An Hoài Đức giật lên, cho thấy rằng lão không đành lòng khiến gia quyết vất vả.
Ngũ hoàng tử thấy vậy, cảm thấy có khả năng chuyển biến tốt liền dùng nhược điểm này thuyết phục: "Nếu như ông chịu tội đại án Hoài Nam, chẳng những có thể giữ được mạng cho Bát thúc, mà còn có thể bảo vệ gia đình, đảm bảo sẽ giúp bọn họ không lo cơm áo, ta nhớ con trai lớn của ông đã tròn mười sáu rồi, trong nhà còn có mấy cô nhóc, nhỏ nhất cũng ba bốn tuổi.
Nếu như chuyện đóng binh bại lộ thì đó là tội mưu phản, kiểu nào cũng dây dưa đến cửu tộc, đàn ông tròn mười sáu trở lên toàn bộ đều phải chém đầu răn chúng, nữ quyến sung vào trại lính hoặc vào tiện tịch, nam làm nô, nữ làm kỹ, ông chịu được sao?"
An Hoài Đức nắm chặt hai tay thành quyền, vẫn còn nhịn được.
"Gia huấn An thị ta là trời cao không đo được mây gió, con người một sớm một chiều cũng nhận được họa phúc, Gia quyến trong phủ theo ta, cũng được hưởng nửa đời vinh hoa phú quý, nửa đời sau cũng sẽ đồng cam cộng khổ cùng ta.
Điện hạ yên tâm, bọn ta cam chịu."
"Ông đúng là! Dầu muối không vào!"
Ngũ hoàng tử giận dữ, phất tay áo rời đi.
Đi tới phòng giam nhốt Tư Mã Kiêu, gã hung hăng vung một cái tát lên mặt lão, rồi mắng: "Sao ông không chết thẳng trên người đám đàn bà của mình luôn đi? Nhị ca giao việc làm không xong, ông đúng là hồ đồ rồi! Nếu không phải còn thấy ông mang cái họ Tư mã, ta đã giết chết ông từ lâu rồi!"
Tư Mã Kiêu khóc lóc, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng: "Điện hạ, ta biết lỗi rồi! Muốn giết muốn lăng trì đều theo ý bệ hạ, chuyện ở Hoài Nam do một mình ta gánh vác, nhất định sẽ không bán đứng Thái tử, nhưng cầu xin Thái tử phải bảo vệ cho toàn tộc Tư Mã thị.
Đông cung không thể ngã xuống, không thể không có sĩ tộc làm chỗ dưa, coi như ta đã nhìn ra rồi, Trịnh quốc công giả heo ăn hổ, trữ quân chân chính mà bọn họ nhìn trúng e là Lục hoàng tử —— "
"Cần ông nhắc nhở chắc? Chờ ông phát hiện ra chỗ này, mộ bọn ta đã xanh cỏ rồi." Ngũ hoàng tử đá mạnh một phát khiến Tư Mã Kiêu văng ra, ép mình đè nén cơn giận hỏi: "Một mình ông thì có thể gánh tội gì? Tội nuôi binh gánh thế nào?"
Tư Mã Kiêu: "Trong tay An Hoài Đức chỉ có sổ sách ta tham ô, ta có thể tranh luận mình không biết chuyện nuôi binh này."
Ngũ hoàng tử: "Những năm nay các ngươi không thư từ qua lại chứ?"
Tư Mã Kiêu nghe vậy thì chán nản cụp vai xuống, lão và An Hoài Đức có gửi qua nhận lại mấy phong thư.
Ngũ hoàng tử làm như không thấy, chỉ có thể hy vọng giao dịch giữa Nhị ca và Lục hoàng tử có thể thành công.
Trước khi đi, Ngũ hoàng tử còn nói với Tư Mã Kiêu: Nhớ lấy, tất cả mọi chuyện ở Hoài Nam đều là do một mình ông gây ra.
Thái tử và ta sẽ nghĩ mọi cách để bảo vệ Tư Mã thị."
Tư Mã Kiêu quỳ xuống dập đầu, mãi một hồi lâu sau vẫn không dậy nổi.
***
Trong ngục, roi dài thấm ướt nước muối đang quất vào người Tôn Phụ Ất, tiếng xé gió liên tục vang lên đày đặc.
Trịnh Sở Chi giơ tay lên, nha dịch liền dừng lại.
"Bổn quan hỏi ngươi lần cuối cùng, đến cùng là ngươi và An Hoài Đức bị kẻ nào xúi giục, Giám sát Ngự sử Chương Tòng Lộ bị hại có liên quan gì đến ngươi không, vì sao lại giết gia đình Hoàng thị, vì sao lại cướp bạc cứu trợ thiên tai và giết chết quan binh? Nói! Là An Hoài Đức xúi giục, hay sau lưng còn có người khác?"
Giọng Tôn Phụ Ất nhỏ như muỗi kêu: "...!Là tôi thấy tiền nổi lòng tham, tự mình đầu têu, không có người khác."
"Vô liêm sỉ! Ngươi coi ta là thằng đần hả? Cũng nghĩ bệ hạ và cả triều văn võ đều ngu ngốc hay sao? Có là tên nông dân chân lắm tay bùn thì cũng không tin nổi lời ngươi nói nữa! Ta nói cho ngươi biết, ta có một trăm cách hành hạ ngươi, cho ngươi sống không bằng chết!"
Tôn Phụ Ất cười nhạt, không đáp lại.
"Con mẹ nó! Được lắm! Ta cũng không tin là mình không cạy được cái miệng của ngươi, uổng phí một ngày của ông đây.
Tới, đi nấu canh sâm giữ mạng cho hắn, cho hắn tỉnh rồi tiếp tục thẩm vấn cho ta."
Trịnh Sở Chi không tin là đám người này có thể dám so tài xem ai cứng rắn hơn ai, lão đến thẩm vấn An Hoài Đức, cho người đánh gãy chân An Hoài Đức ném xuống đất kéo lê, ai ngờ An Hoài Đức đúng là lão hán tử, không hé miệng nói tiếng nào.
Làm việc cả đêm, lời khai không có tiến triển, Trịnh Sở Chi chỉ đành quay về phủ, giận đến mức đập vỡ mấy bình hoa.
"Đi, đi tìm người giỏi thẩm vấn phạm nhân nhất phủ Kinh Đô này đến đây.
Nếu như có thể lấy được lời khai, thăng quan tiến chức, tiền thưởng ngàn lượng cũng không thành vấn đề."
"Vâng."
***
Sau khi giải quyết xong việc ở Hoài Nam, Triệu Bạch Ngư liền cùng đám người Hoắc Kinh Đường hồi Kinh báo cáo công việc.
Trần Sư Đạo mời y đến phủ chơi, Triệu Bạch Ngư bận rộn đến nỗi chân không chạm đất nhưng vẫn đưa Hoắc Kinh Đường theo cùng ghé phủ thầy làm khách.
Trần Sư Đạo thiết đãi rất nhiệt tình, đặc biệt sai người làm đi mua ba món ăn đặc sắc, còn mở mấy vò rượu ngon.
"Sự vụ lần này làm tốt lắm, thầy ở Kinh Đô cũng có thể nghe được tiếng tăm Khâm sai ghét ác như thù." Trần Sư Đạo uống rượu, vô cùng xúc động: "Lúc thầy dạy con cũng đã biết, con rất hợp làm quan, một quan tốt có thể xẻo đi miếng thịt thối rửa của quan trường Đại Cảnh từ xưa! Năm đó con bị lỡ mất kì thi, thầy không thể ra sức, sau đó cảm thấy Nha môn phủ Kinh Đô có thể rèn luyện, cho nên mới cử con ở lại đó làm việc."
"Quan, để trở thành một quan tốt không phạm phải bất cứ sai lầm nào trong xử án, cần phải học luận kiện tra án trước, trong ngục, trong Nha môn, bao gồm cả việc giao thiệp với các huyện bên dưới thế nào, còn có thu thuế hàng năm, sổ sách bị thiếu hụt ở Nha môn...!Đều là kiến thức cả, chờ con được đưa ra ngoài Kinh làm quan rồi, sẽ nhận ra còn có nhiều điều cần phải học hơn."
Trần Sư Đạo uống cạn rượu trong ly, Triệu Bạch Ngư vội rót đầy lại, cụng ly với ông.
"Nha môn phủ Kinh Đô nhiều việc, nhưng thật sự rất yên tĩnh, trên đầu có Thái tử làm Phật trấn, Tam ty Lục bộ ai mà không nể mặt? Con vừa rời phủ đã vét được cái chức Phủ dụ sứ thay Thiên tử tuần thú, mặc dù quan Hoài Nam nhiều tâm tư, nhưng ai mà không sợ Khâm sai con? Ai dám lên mặt với con chứ?"
Trần Sư Đạo gõ bàn, vừa ăn đậu phộng vừa nói: "Thầy không có ý chối bỏ năng lực của con, mà là muốn nói cho con biết, đợi một ngày nào đó con ra ngoài Kinh làm việc, trên đầu có Phật lớn, dưới chân có quỷ nhỏ, giám tỉnh châu phủ quân nào cũng có thể lấy quy tắc quan trường ra để trấn áp con.
Đến lúc đó, con phải biết nhún nhường, yếu thế, học được cách ngồi xem đối thủ tranh đấu lẫn nhau mới coi như là vững chãi trong quan trường."
Triệu Bạch Ngư lắng nghe, sau đó gật đầu một cái: "Học sinh cảm ơn ân sư dạy dỗ."
Trần Sư Đạo vỗ tay một cái, cười ha hả: "Thầy có nói nhiều đi nữa cũng không bằng để con tự thân trải nghiệm ha, con nghe chút thôi là được rồi, nếu như về sau có gặp phiền toái thật thì đến tìm thầy.
Nhắc mới nhớ, lão phu còn chưa kính quận vương một ly này." Cầm ly rót đầy rượu, ông chân thành nói: "Thần biết chuyến đi Hoài Nam này của học sinh thần có thể thuận lợi như vậy, đều là nhờ có quận vương điện hạ hộ tống.
Coi như thầy của Bạch Ngư, ta cảm kích ngài."
Trần Sư Đạo ngửa đầu uống rượu xong nói: "Ta cạn trước."
Hoắc Kinh Đường nhận ân tình, tiếp đến đổ đầy rượu kính lại Trần