"Thiên Đô Trại và Ninh An Trại cách nơi quân Kinh Châu trú đóng không xa, Lý Mẫn Học và tướng thủ Ninh An Trại chỉ dùng mười ngàn tướng sĩ chống lại một trăm ngàn binh mã của Đại Hạ suốt mười ngày, rõ ràng không đợi được viện binh mà? Là do Ngạc Khắc Thiện cố tình không phái viện binh đến, lại còn đồng ý hòa đàm, bồi thường năm mươi ngàn lượng, dối trên gạt dưới, chính là thủ đoạn hại người không lợi mình...!Đến cùng là ông ta muốn làm gì?"
"Không ai biết cả.
Kỷ luật của Ngạc gia quân vốn dĩ rất nghiêm minh, trung thành với triều đình, mấy năm trước khi Ngạc Khắc Thiện vừa kế vị tỏ ra rất kính cẩn nghe theo, hơn nữa mười năm nay Đại Hạ không chọn khu Kinh Nguyên làm địa điểm tập kích, triều đình dồn sự chú ý lên ba nhánh khác ở Tây Bắc và nhánh ở Hà Đông, sự hiểu biết về những thay đổi ở Kinh Nguyên cũng giảm bớt, kéo theo sự lơ là đối với Ngạc Khắc Thiện."
Hai người vốn định đi bộ về phủ, mặt trời đã ngã về phía tây, ngửi được mùi thơm bay ra từ trong quán rượu, còn nghe được cả lời vở kịch mới ra mắt, Triệu Bạch Ngư đi không nổi nữa rồi.
"Chàng nói cho ta nghe thêm vài chuyện ở Tây Bắc đi, cả thái độ của bệ hạ nữa."
"Vào ăn một bữa nhé?"
"Không thành vấn đề."
Nói xong, cả hai vui vẻ bước vào quán rượu, hiển nhiên là quên béng rằng lão quản gia trong phủ đã chuẩn bị thức ăn xong xuôi, đang ngóng trông hai người về ăn rồi.
Bởi vì thường lui tới, ông chủ và tiểu nhị đã quen với bọn họ từ lâu, lúc đi qua nhau cũng dừng lại trò chuyện đôi ba câu.
"Tham kiến quận vương, tham kiến tiểu Triệu đại nhân." Ông chủ quán rượu nói: "Tiểu Triệu đại nhân, gần đây mới ra mắt hai món tráng miệng mới, gọi là lệ chi cao và trích tô, bán chạy nhanh hết, nhưng nhớ đến ngài nên ta bảo bọn họ để lại cho ngài mỗi thứ một phần, ngài thấy thế nào?"
Triệu Bạch Ngư cười đáp lại: "Đa tạ ông chủ, vô cùng cảm kích."
Ông chủ hỏi: "Không có gì, ưu đãi cho khách quen thôi.
Vẫn ngồi chỗ cũ à?"
Triệu Bạch Ngư: "Ngồi chỗ cũ.
Để ta tự đi, không phiền ông chủ dẫn đường."
Ông chủ quán rượu: "Được chứ, ngài đi cẩn thận."
Chỗ cũ của bọn họ là một phòng riêng nhỏ bên cạnh cửa sổ, ngồi ở nơi này có thể ngắm cảnh sông của một trong bốn kênh lớn nhất kinh đô, khá yên tĩnh, lại còn là loại phòng cao cấp nhất, cho nên giá cả sẽ cao hơn một chút.
Tiểu nhị bưng rượu nóng chạy xuống lầu, nhìn thấy Triệu Bạch Ngư thì lập tức hỏi chuyện: "Tiểu Triệu đại nhân, vụ án xương vàng mà ngài kết án hai tháng trước ấy, thật sự là có oan hồn đến báo án lúc nửa đêm ạ?"
Hoắc Kinh Đường giấu tay bước tới: "Tử bất ngữ quái lực loạn thần*, ai nói là oan hồn báo án?"
(*) Về các hiện tượng siêu nhiên, sách Luận Ngữ của Khổng Tử có viết: "Khổng Tử không nói đến những điều kì quái, vũ lực, làm loạn và quỷ thần" (子不語怪力亂神).
Trong đó cụm (怪力亂神, "Quái, Lực, Loạn, Thần") được dùng để ám chỉ những hiện tượng siêu nhiên.
Trong số quái lực loạn thần, lực hay "dũng lực" (勇力) có chữ 勇, vốn cũng xuất hiện trong tên của Yuugi (勇儀).
Ngoài ra Yuugi cũng tự nhận mình là "Yuugi của Sức mạnh" (力の勇儀 Chikara no Yūgi), xác nhận sự liên hệ của cô với một trong bốn nhân tố thể hiện các hiện tượng siêu nhiên.
"Dạ," Vì là khách quen, lại nhờ có Triệu Bạch Ngư tính tình điềm đạm ở bên cạnh, tiểu quận vương cũng trở nên bình dị gần gũi hơn rất nhiều, cho nên tiểu nhị này không cảm thấy sợ lắm, chỉ vào người kể chuyện ở dưới đường nói: "Được biên soạn ra đấy, nghe bảo còn được chép lại thành một quyển thoại bản, vang dội khắp phủ kinh đô, nội dung kỳ quái nhưng thật sự làm cho người ta thích thú đó ạ."
Án oan mà tiểu nhị hỏi là một kỳ án mà Nha môn kinh đô đã xử lý vào hai tháng trước, chuyện là một ngày nọ, có một trận sấm sét đánh trúng phần mộ tổ tiên tại nhà của một viên ngoại ở vùng ngoại ô thành Tây, con cái của viên ngoại không thể không dời mộ phần đó đi lần nữa, nhưng khi nắp quan tài bị trượt ra, phát hiện ở bên trong có đến hai bộ hài cốt, trong đó có một bộ xương vàng, hai xương cánh tay giơ lên như thế đang đẩy nắp hòm ra, có thể thấy rằng người này là người sống bị nhốt vào quan tài rồi bị ngạt thở mà chết.
Qua điều tra xác định bộ xương trắng trong đó là em trai ruột của lão viên ngoại, chết oan chết uổng, còn bộ xương vàng thì nghe nói là của người vợ cả mười lăm năm trước đã mang theo một khoản tiền bỏ chạy, nhưng hóa ra nàng ta vốn không phải bạc tình bạc nghĩa mà là bị hại chết ở trong quan tài ở phần mộ tổ tiên.
Con ruột của người phụ nữ này và viên ngoại cho rằng đây là án oan bèn chạy đi cáo quan.
Triệu Bạch Ngư thụ lí án này, tốn một phen trắc trở mới tra được chân tướng, hóa ra năm đó viên ngoại mua từ nơi khác về một mớ hàng, không ngờ trên đường đi gặp sơn phỉ, hàng hóa bị cướp hết, khi ấy em trai lão còn đang tranh vị trí gia chủ, nếu như việc này bị truyền đi, lão sẽ thua dưới tay người em trai ruột giỏi giang, thế là lão giấu tin hàng hóa bị sơn phỉ cướp đi, sai em trai đi nhận hàng, cuối cùng đánh chết người ở nơi rừng sâu núi thẳm.
Sau đó lão hùn vốn với biểu muội tâm đầu ý hợp, lén lút bôi một loại thuốc nhuộm có thể khiến cho da dẻ toàn thân trở nên vàng vọt lên người của vợ cả, lừa vợ cả rằng bà bị mắc bệnh vàng da, vì triệu chứng tương tự, vợ cả tin là thật, không muốn làm liên lụy đến con cái nên trao trả lại của hồi môn cho viên ngoại, tin lời lão ta nói mà lặng lẽ chạy đến vùng ngoại ô dưỡng bệnh, cũng không dám nói cho cha mẹ chồng hay.
Vừa ra đến vùng ngoại ô đã bị viên ngoại đánh chết, giấu xác vào trong quan tài ở phần mộ tổ tiên, không ngờ người vợ cả chỉ bị đánh choáng chứ không chết, phát hiện mình bị chôn trong quan tài, bên cạnh còn có xác chết của em chồng, người đang sống sờ sờ chết ngạt trong tuyệt vọng.
Sau khi chết, thuốc nhuộm thấm qua da vào trong nhuộm vàng cả xương, thực tế không trợ giúp gì được cho quá trình tra án, nhưng mà một bộ xương vàng rất khác với lẽ thường, cho nên dân chúng mới tưởng tượng ra đủ chuyện kì lạ.
Lão viên ngoại giết em ruột của mình trước rồi đến vợ cả, quay trở về khóc lóc nói với cha mẹ rằng em và vợ mình đều đã ôm hết tiền hàng hóa bỏ trốn rồi, người làm ngày đó tránh được một kiếp khỏi tay đám sơn phỉ bị mua chuộc để làm nhân chứng, việc xấu chỉ nên truyền đi trong nhà không tuồn ra ngoài, cha mẹ của viên ngoại không cáo quan, để cho oan hồn uổng mạng mười lăm năm, oan khuất của hai người này cứ thế chờ đến ngày được đưa ra ánh sáng.
Sau đó viên ngoại kia kế thừa gia nghiệp, cưới biểu muội của mình, đương nhiên là sau khi chân tướng đã bại lộ thì bọn họ đều bị trừng phạt thích đáng.
Cũng nhờ ngày đó, trời đang trong xanh bỗng nhiên lại có một trận sấm sét giáng xuống, trùng hợp thay bổ trúng phần mộ tổ tiên của viên ngoại, dây thừng treo quan tài bỗng nhiên đứt lìa, đáy quan tài không vỡ mà nắp lại trượt ra, mọi người tại đó đều thấy trong hòm chứa hai bộ xương người, oan tình này vừa nhìn đã rõ.
Dường như trong tối có trời trợ giúp, sự trùng hợp diễn ra liên tiếp như vậy thì đúng là một vụ án ly kì.
Trong lòng Triệu Bạch Ngư cũng cảm thán thế gian này đúng là có một vài việc không thể nào nhìn theo lẽ thường được, mà từ trước đến nay dân chúng luôn cảm thấy thích thú trước những án oan đặc sắc thế này, nhất nữa là khi Triệu thanh thiên chủ thẩm bản án này, đương nhiên là sẽ hăng say bàn tán rồi.
Không chỉ thế, còn có cả lời đồn hài hước về chuyện nửa đêm nửa hôm oan hồn đánh trống kêu oan nữa.
Triệu Bạch Ngư dở khóc dở cười: "Không phải như vậy đâu, đừng tin."
Hoắc Kinh Đường đe dọa: "Con người không thể làm việc trái với lương tâm, nếu không nửa đêm quỷ sẽ tới gõ cửa đấy."
Tiểu nhị sợ hãi co rúm vai lại, gã gãi đầu thầm nghĩ cũng may là mình không làm chuyện gì tàn nhẫn.
Hoắc Kinh Đường ôm vai Triệu Bạch Ngư đi lên phòng trên tầng, cuối cùng cũng không bị ai ngắt lời nữa, hắn lại nói tiếp việc ở Tây Bắc.
"Tình hình ở Tây Bắc nói phức tạp thì cũng phức tạp, nói không phức tạp thì lại không phức tạp, không quanh quẩn lòng vòng quá nhiều như quan trường, chủ yếu là xung đột giữa ba phe phiên tộc, năm nhánh binh mã Tây Bắc và nước Hạ mà thôi.
Năm nhánh binh mã thích làm theo ý mình, Hà Đông lại ở khá xa, giữa các bên có hơi lục đục, có xung đột nhỏ chỉ là chuyện thường tình, dù sao thì văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị*, trên chiến trường có vô số chiến binh gai góc cộc cằn, phần lớn không phục binh của quân khác cũng là chuyện thường."
(*) Giới võ thuật xưa nay vẫn lưu truyền câu nói "Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị", hàm ý chỉ con nhà võ luôn độc tôn xưng hùng, không chịu ai dù kẻ ấy đứng hàng thứ hai sau mình.
"Bốn nhánh quân Thiểm Tây theo thứ tự là Thôi gia quân, cũng chính là gia đình bên ngoại của chúng ta, chủ chưởng quân Hi Hà, trấn giữ vùng Hi Hà.
Tiếp đến là quân Phu Diên do ta dẫn binh trấn giữ vùng Phu Diên.
Nhánh thứ ba là quân Hoàn Khánh giữ vùng Hoàn Khánh từng thuộc về Tĩnh vương, sau khi ông ta chết quân đội được hợp nhất, phái Trịnh Nguyên Linh đến nhậm chức Nguyên soái."
Triệu Bạch Ngư hỏi: "Con trai thứ ba của Trịnh quốc công à?"
Hoắc Kinh Đường gật đầu.
Triệu Bạch Ngư hoài nghi: "Bệ hạ không sợ phủ Trịnh quốc công nắm giữ hết quyền hành sao?"
Hoắc Kinh Đường chống tay lên má nói: "Mặc dù Trịnh Nguyên Linh đã đến Tây Bắc giữ chức Nguyên soái, nhưng không hẳn có thể thật sự kiểm soát được quân Hoàn Khánh, đừng quên phó tướng là người của thiết kỵ Đường Hà, ngoài ra Trấn an sứ Thái Trọng Thăng được bệ hạ phái đến Thiểm Tây cũng có quyền nhúng tay điều động quân Hoàn Khánh, hắn vốn là người của Đông cung, luôn ra sức ngáng chân Trịnh Nguyên Linh, Trịnh Nguyên Linh đang sống tốt ở quân Ký Châu, nhưng vì chưa thỏa lòng tham nên mới nhúng tay vào Tây Bắc.
Bây giờ vị trí ban đầu của hắn đã không còn nữa, sức ảnh hưởng của phủ Trịnh quốc công đối với quân Ký Châu đang yếu dần qua từng năm, đến Tây Bắc rồi, hắn và Thái Trọng Thăng chỉ có nước làm chó cắn chó thôi."
Triệu Bạch Ngư đưa ra thắc mắc: "Trung cung và Đông cung mất được ba năm rồi, Thái Trọng Thăng vẫn có thể giữ vững lòng trung sao?"
Hoắc Kinh Đường: "Là một câu hỏi hay đấy."
Triệu Bạch Ngư: "Cho nên?"
Hoắc Kinh Đường: "Một năm gần đây, tin tức Thái Trọng Thăng và Trịnh Nguyên Linh qua lại thân thiết được truyền ra, có điều không gây nên chuyện gì lớn nên tạm thời sẽ không động đến bọn họ.
Huống chi nhiệm kỳ của Thái Trọng Thăng sắp hết rồi, đến lúc đó đổi người khác tới là hợp lẽ, việc bọn họ qua lại trong thời gian này cũng chỉ là uổng công vô ích mà thôi."
Được đấy, y có thể nghĩ ra được vấn đề, đương nhiên là Nguyên Thú đế sẽ suy nghĩ chu toàn hơn rồi.
Triệu Bạch Ngư: "Vậy nói một chút về chuyện phiên tộc Tây Bắc và Ngạc Khắc Thiện đi, nói cái gì thú vị ấy."
Hoắc Kinh Đường suy nghĩ một chút, bèn lựa một vài chỗ hay ho kể cho y nghe, còn nói thêm một vài chính sách có liên quan đến tục lệ của địa phương, cố tình nói: "Quốc quân Đại Hạ và quý tộc vốn thuộc tộc Đảng Hạng, tổng cộng có tám bộ lạc, trong đó Thác Bạt thị là Vương tộc Đại Hạ.
Phần lớn những người Đảng Hạng này là người tộc Khương di chuyển từ Tây Bắc sang, hoặc là con lai giữa các phiên tộc khác và người Tây Hạ, em cũng biết Đại Hạ tôn sùng Phật giáo mà, suy cho cùng thì phiên tộc Tây Bắc cũng có cùng nguồn gốc, vì vậy rất thờ phụng Phật giáo."
Sau đó chuyển sang những chuyện khác nữa, thẳng cho đến khi màn đêm buông xuống sao bay đầy trời, hai người mới về phù, hiển nhiên là Hải thúc chờ đợi bọn họ suốt mấy canh giờ mặt mũi đã đen thui, nhưng da mặt hai người đều dày cho nên hoàn toàn có thể làm bộ như không thấy gì.
***
Mật chỉ của Nguyên Thú đế được âm thầm ban bố xuống, lệnh cho Hoắc Kinh Đường đảm nhiệm Chế trí sứ Thiểm Tây, ngay ngày hôm đó lên đường đến Tây Bắc điều tra sự thật trận chiến Thiên Đô Trại, đồng thời phái Triệu Bạch Ngư nhậm chức Kinh lược sứ Thiểm Tây, cũng lên đường trong ngày đến Tây Bắc chiêu an phiên tộc biên cảnh.
Hai chức Chế trí sứ và Kinh lược sứ có hơi tương tự nhau, đều là chức quan quân sự nhị phẩm được thiết lập tạm thời, tùy thời điều động, ủy nhiệm rồi lại giáng chức, cũng khá giống với chức Khâm sai, dù là chức quan mới thiết lập nhưng có cùng một loại hình.
Người trước tìm cách xuôi theo sự tình quân biên ải, người sau chống lại Đại Hạ và chiêu an phiên tộc ở biên cảnh, đều có quyền hỏi đến cuộc chiến Thiên Đô Trại, cũng có thể điều binh khiển tướng, coi như là cần người có người, muốn quyền có quyền, Nguyên Thú đế đã rất hào phóng, không còn ôm một bụng tính toán, keo kiệt bủn xỉn như ngày ở Lưỡng Giang nữa.
Mặc dù không phải Giám quan nhưng vẫn có thể cùng đến Tây Bắc, Hoắc Kinh Đường miễn cưỡng đồng ý với sự sắp xếp này, tiếp nhận mật chỉ rồi cùng Triệu Bạch Ngư thu dọn đồ đạc chuẩn bị xuất phát.
Triệu Bạch Ngư thì vô cùng chờ mong, từ lúc Hoắc Kinh Đường miêu tả những nơi thú vị ở đại mạc Tây Bắc, lòng hiếu kỳ của y đã bị dẫn dắt ra mất rồi, vì vậy càng không thể từ chối.
Tuy là mật chỉ, nhưng Triệu Bạch Ngư thân kiêm hai chức Tri phủ phủ kinh đô và Ngự sử trung thừa, bỗng nhiên bị điều đi nơi khác chắc chắn không thể dối gạt được tai mắt của các quan lại trong triều đình, thế nên hành tung của hai người bị lộ ra rất nhanh, chỉ là bọn họ không biết là hai người đã nhậm chức gì đến Tây Bắc mà thôi.
Không ai là không thức thời chạy đi hỏi, có điều đối với những người có được nhiều nguồn thông tin ở khắp nơi, không khó để đoán ra được chức quan của Triệu Bạch Ngư.
***
Triệu phủ.
Triệu Bá Ung đứng trước cửa phòng đóng chặt của Tạ thị nói: "Ngũ lang không thể đảm nhiệm chức quan Tam phẩm trở xuống, đó chính là vô duyên vô cớ bị giáng chức, quan Tam phẩm ở Tây Bắc trái phải bao nhiêu chức đều đã kín người cả rồi, lại còn cố định, nếu như không thấy bị thay đổi thì cũng chỉ có thể là một chức quan được thiết lập tạm thời như Khâm sai, Chế trí sứ, Kinh lược sứ mà thôi.
Không có chuyện lớn không cần lập Khâm sai, Ngũ lang không có kinh nghiệm quân sự nên sẽ không lệnh cho thằng bé làm Chế trí sứ, trái lại trước trận nghe nói Nhị vương tử Đại Hạ là Thác Bạt Minh Châu dẫn binh tấn công Kính Châu, bị Ngạc Khắc Thiện đánh chạy về, đòi hỏi không ít tặng phẩm và quân lương, nhưng việc này có hơi kì lạ, hẳn là lệnh cho Ngũ lang đi để thăm dò việc này."
Tiếng gõ mõ trong phòng ngưng lại.
Triệu Bá Ung: "Dù sao thì Tây Bắc cũng là địa bàn của Lâm An quận vương, hơn nữa Kinh lược sứ có quyền có binh, không sợ bị bắt nạt, chính trị của Đại Hạ đang trong thời kì rối ren, có lẽ sẽ không phát động chiến tranh vào lúc này, Ngũ lang sẽ không gặp nguy hiểm đâu."
Một lát sau, tiếng mõ trong phòng lại vang lên, Tạ thị nhất quyết không đáp lại Triệu Bá Ung một lời.
Tạ thị giận trách chồng mình, từ ba năm trước bà đã chuyển ra khỏi chủ viện, vào ở trong tiểu viện quạnh vắng suốt hơn hai mươi năm của Triệu Bạch Ngư, ở trong đã xây thêm một Phật đường, từ đó về sau không muốn nói chuyện với Triệu Bá Ung nữa.
Triệu Bá Ung đợi thêm một lúc lâu nữa mới mất mát rời đi.
Triệu tam lang chờ ở bên ngoài thấy thế cũng không bất ngờ chút nào, so với kẻ dễ yêu dễ giận không chính chắn của ba năm trước khi gia đình xảy ra biến cố, hiện tại gã đã trở nên trầm tĩnh và trưởng thành hơn, đánh mất đi tính ngây thơ lỗ m ãng của ngày trước, dáng vẻ này thế mà lại hơi giống với Triệu Trường Phong.
"Cha, nhị ca đang ở thư phòng chờ cha đến bàn bạc chút việc.
Đại ca cũng đã gửi thư về rồi, nói là không cần phải điều huynh ấy về đây."
Ba năm này lưng Triệu Bá Ung đã còng xuống thấy rõ, thời gian cũng khiến cho đầu tóc ông bạc trắng.
"Cha biết rồi."
Nói xong đi ngay.
Trong vòng ba năm nay, Tạ thị không muốn gặp bọn họ nữa, Triệu Trường Phong tự xin ra biên cương thủ thành, Triệu nhị lang được triệu từ Lưỡng Giang về đến Tam ty làm việc, Triệu tam lang cũng nhờ dốc sức liều mạng xây dựng công tích nhiều lần nên được thăng lên hai cấp, tuy nhiên vẫn làm việc trong Cấm vệ quân.
Nhà họ Triệu nhìn như một cảnh tượng tươi đẹp, thực chất bên trong là ao tù nước đọng, chia năm xẻ bảy.
***
Phủ Tấn vương.
Lục hoàng tử vừa cập quan đã được ban cho vương phủ, phong Tấn vương, không còn Đông cung nữa, cho nên rất nhiều đại thần âm thầm đi nhờ vả hắn, nhưng hắn không có người chống đỡ, luôn nghi ngờ Nguyên Thú đế sẽ tính kế mình, hai năm qua không còn xuất hiện nhiều nữa.
Có điều dù cho hắn có ít xuất hiện cũng không hề thả chậm tiến độ chinh phục ví trí chí cao vô thượng kia.
Hoắc Kinh Đường và Triệu Bạch Ngư vừa mới rời khỏi phủ kinh đô đã có người báo cáo hành tung của bọn họ đến phủ Tấn vương, mưu sĩ phân tích một phen rồi nói: "Vì vậy có thể thấy, Triệu đại nhân này hẳn là đã được trao chức Kinh lược sứ, đi cùng Lâm An quận vương để điều tra cuộc chiến Thiên Đô Trại."
Hoắc Chiêu Vấn: "Ngươi thử nói xem phụ hoàng sẽ sắp xếp cho Hoắc Kinh Đường chức gì?"
Thật ra là không đoán ra, không phải vì chức Chế trí sứ khó đoán, mà Tây Bắc vốn là ngôi nhà thứ hai của Hoắc Kinh Đường, có không ít chức quan để mặc cho hắn chọn lựa, thế nhưng trước mắt vẫn có bất kỳ chức quan nào bị thay đổi cả.
Hơn nữa rất có thể Triệu Bạch Ngư đã được phong danh Kinh lược sứ, cũng không thế nào phong cho hai người hai chức có tính chất không khác nhau mấy đến Tây Bắc để điều tra cùng một vụ án chứ.
Mưu sĩ nói: "Có lẽ là hắn đến Tây Bắc cùng Triệu đại nhân với tư cách là người nhà."
Một mưu sĩ khác nói: "Ba năm nay Lâm An quận vương không rời khỏi Triệu đại nhân một tấc nào, cái này đúng là có khả năng."
Mưu sĩ nhân cơ hội kiến nghị: "Tây Bắc trời cao Hoàng đế xa không nói, địa hình cũng phức tạp, tiểu đội binh sĩ, gián điệp, gian tế Đại Hạ thường xuyên lẻn vào biên cảnh triều ta để lén lút làm chuyện xấu, thỉnh thoảng hại đến mạng người, lỡ mà có gặp được Lâm An quận vương...!Vẫn có khả năng chết bất đắc kỳ tử đấy."
Hoắc Chiêu Vấn: "Ngươi cũng đã nói Tây Bắc chính là địa bàn của Hoắc Kinh Đường rồi, huống chi võ công của hắn cao cường, tùy tiện giết chóc nhưng giết không được trái lại ảnh