Trước mỗi lần ra biển, Khương Dụ đều phải cùng Nhị thúc đến miếu Long Vương tế bái Long Vương gia, lần này đương nhiên cũng không phải ngoại lệ.
Tảng sáng, trời còn nhá nhem, hắn đã ôm một bao hoa quả dùng làm đồ cúng, mang theo một tảng thịt muối, cùng Nhị thúc và mấy cùng thuyền bôn ba đến đầu Đông làng. Ngôi miếu Long Vương này ước chừng đã có từ tiền triều, hứng gió hứng sương hơn trăm năm, giữa chừng đã tu sửa mấy lần, mặt tường loang lổ, trên bậc thang phủ kín rêu xanh mềm mại trơn trượt, Long Vương lão gia được điêu khắc từ gỗ long não trong miếu khoác trên mình chiếc áo choàng vàng được người con gái khéo tay nhất làng cắt may nên, mà dù sao cũng đã có niên đại xa xăm, nước sơn tô vẽ ban đầu gần như đã bong tróc ra từng mảng, trông rất bẩn thỉu, chỉ có thể mơ hồ nhìn thấy dáng vẻ oai phong lẫm liệt năm đó.
Thế nhưng mặc dầu là vậy, người trong thôn vẫn cứ hết sức tôn sùng, cẩn thận tế bái. Dù sao thì biển cả cũng là nơi biến ảo khó lường nhất, người kiếm cơm ven biển lần nào đi ra biển cũng không biết mình có thể trở về hay không, tự nhiên cũng sẽ có thêm càng nhiều quy củ và kiêng kỵ trong sinh hoạt, dùng điều này khiến cho kiếp sống chập trùng bất ổn có thêm cảm giác vững vàng.
Khương Dụ nhìn Nhị thúc thành thạo bày đồ cúng, thắp ba nén nhang cắm vào trong lư hương, sau đó chỉ dẫn bốn hậu sinh thường cùng hắn ra biển đánh cá quỳ xuống, dập đầu lạy ba cái. Nhị thúc miệng lẩm bẩm, chỉ đơn giản khẩn cầu Long Vương gia ban cho bọn họ gió êm sóng lặng, thu hoạch dồi dào.
Lại vào đúng lúc này, ba nén hương vốn đang cháy bình thường bỗng nhiên đều đứt gãy tại chính giữa.
Khương Dụ là người đầu tiên nhìn thấy, trong lòng lập tức hơi phấp phỏm. Hắn giật giật cánh tay Nhị thúc, Nhị thúc vừa nhìn thấy, trong đôi mắt tang thương cũng chợt lóe lên vẻ kinh hoàng, liền vội vàng đứng dậy đổi sang ba nén hương khác thắp lên.
Ba người khác đều ngơ ngác nhìn nhau. Bọn họ sắp phải ra biển, chỉ e đây không phải điềm báo tốt lành gì.
Nhị thúc quay đầu lại liếc nhìn cả bốn người, trầm ngâm một lúc rồi nói, “Không sao cả, chắc là gió thổi thôi.”
Mọi người cũng đều không nói lời nào nữa. Tiền sa ngạn cần nộp lên cho triều đình vẫn còn chưa góp đủ, sao có thể chỉ vì hương gãy mất mà không ra biển?
Thuyền nhà Nhị thúc được truyền lại từ ông nội, tuy tuổi tác đã cao, nhưng do chăm sóc cẩn thận cho nên vẫn còn bền chắc như trước. Bọn họ mang dụng cụ đánh bắt cùng khẩu phần lương thực cho mấy ngày lên thuyền, sau đó đồng thời đến đuôi tàu dâng hương cho Bồ Tát. Hiện giờ gần bờ càng ngày càng ít cá, mà tiền sa ngạn cần nộp lên lại càng ngày càng nhiều, bọn họ không thể làm gì khác hơn là đành phải đi đánh bắt xa bờ hơn, có lúc vừa đi là đi liền mấy ngày, thắng lợi trở về. Tuy khổ hơn, mà cũng không có cách nào khác để giải quyết, tất cả đều chỉ vì sinh hoạt.
Bên ngoài miếu Long Vương, biển cả đen ngòm đang cuộn trào bọt trắng, xô lên bờ cát hết làn này tới làn khác. Ánh sáng của buổi bình minh đã dần dần ló lên từ dưới đường chân trời, chim hải âu quây quần lại với nhau cao giọng kêu, rong chơi trên phông nền trời xanh lam đậm xa xôi. Con thuyền cũ kỹ của bọn họ căng buồm, rẽ sóng biển lao đi vội vã. Bờ biển càng ngày càng xa, nhà cửa cũng càng ngày càng nhỏ.
Vợ Khương Dụ mới vừa sinh hạ một bé gái, đứa bé còn chưa tròn tháng, hắn đã phải ra biển. Hắn thở dài, cúi đầu gặm bánh, hi vọng chuyến này không cần đi quá lâu. Nhị thúc ngồi trên mép thuyền, miệng nhai vài miếng lá trà, mỗi một lần ra biển ông ta đều sẽ phải nhai vài miếng như vậy trong bữa ăn đầu tiên, vì tin tưởng làm như vậy sẽ mang tới vận may.
Lưu Phú Quý đứng bên trong buồng lái, hai mắt nhìn ra xa xăm. Hắn là người nhiều tuổi nhất trong bốn người trẻ tuổi, ngày thường trầm mặc ít nói, mà lại rất rành cầm lái. Từ Thái thắt chặt dây thừng lên cột buồm, rồi đi tới ngồi xuống bên cạnh Khương Dụ, thò tay cầm một cái bánh ra khỏi nồi, dùng cùi chỏ nhẹ nhàng đụng vào Khương Dụ, “Ngươi nói xem, tại sao trong lòng ta cứ luôn bất an, phấp pha phấp phỏm.”
Khương Dụ nói, “Còn nghĩ tới chuyện sáng nay sao?”
“Ta cũng biết sẽ không có chuyện gì, nhưng trong lòng vẫn thấy không yên.” Từ Thái khổ não vò tóc, “Tiên sư nó, lão tử từ nhỏ đã ra biển, giờ mới lần đầu hoảng hốt như vậy.”
Người ra biển sợ nhất xúi quẩy, có chút chuyện đều sẽ dễ liên tưởng miên man. Khương Dụ vỗ vỗ bả vai hắn, “Đừng nghĩ nữa, cẩn thận Nhị thúc đánh ngươi.”
Thế nhưng ba ngày kế tiếp lại đều thuận buồm xuôi gió. Không những không hề gặp phải chuyện xui xẻo nào, thậm chí còn đánh được nhiều cá hơn cả mọi ngày. Chuyện xảy ra bên trong miếu Long Vương sáng sớm hôm đầu tiên chẳng mấy chốc đã bị quên lãng, năm người vô cùng phấn khởi nướng mấy con cá béo tốt trên bếp lò đất, dùng mồi lửa và rượu gạo lứt mang đi từ nhà, ăn một bữa hăng say khí thế. Áng chừng từng đó cá đã đủ tiền sa ngạn, Nhị thúc cũng cười đến mức sắp không thấy hai mắt đâu, nói với mọi người rằng cơm nước xong xuôi thì quay thuyền trở về.
Mọi người ăn no nê xong, đa số đều nằm ngả ra xoa cái bụng tròn vo. Khương Dụ đứng lên, đổ than lửa đã dùng trong bếp lò đất ra biển. Nhưng vào đúng lúc này, hắn lại nhìn thấy giữa làn sóng lớn đang nhấp nhô không nghỉ cách đó không xa, có một thứ gì đó lớn màu đen đang phiêu đãng.
Khương Dụ nheo mắt lại cẩn thận nhìn kỹ, đó là một cái bóng có hình trụ, có thứ gì đó bằng vải treo bên trên, múa may không ngừng theo sóng lớn. Còn có rất nhiều thứ gì đó như thể tảo biển quấn lấy một đầu, như một mái tóc bay qua bay lại.
Từ từ … mái tóc?
Thuyền cách càng gần hơn, Khương Dụ không nhịn được chống tay lên mép thuyền, rướn cả nửa người trên ra ngoài.
Từ Thái thấy hắn mãi vẫn không trở lại, liền thò đầu ra từ trong khoang thuyền hô một câu, “Này! Ngươi làm gì vậy!”
Khương Dụ chần chừ quay đầu lại nhìn hắn, “Trên biển hình như đang trôi một người?”
Từ Thái lập tức đổi sắc mặt, vội vã lao ra, đứng bên cạnh hắn cố sức xem, càng xem mặt lại càng trắng bệch.
Lúc này, Nhị thúc cũng tới đó, không nhịn được hỏi, “Nhìn cái gì! Còn không mau đi lên thuyền.”
Không biết có phải ảo giác hay không, vật kia như thể càng trôi lại gần hơn. Từ Thái đưa tay ra chỉ, nói một câu, “Có một người chết…”
Nhị thúc bấy giờ mới nhìn thấy. Mà Khương Dụ xưa nay cũng chưa bao giờ từng thấy sắc mặt Nhị thúc khó coi như vậy.
Người kiếm ăn trên biển đều biết rõ một quy củ: Nếu như gặp phải thi thể trên chuyến ra biển, quyết không được làm như không thấy, nhất định phải vớt lên, mang về đất liền an táng tử tế. Bằng không con thuyền này cùng với tất cả mọi người trên thuyền đều sẽ bị nguyền rủa.
Lưu Phú Quý cùng Trần Trường Phong cũng đều chạy tới, bốn người trợn to tám con mắt luống cuống, nhìn về phía Nhị thúc. Nhị thúc dùng nắm đấm đập lên mạn thuyền đã nứt, mắng một câu, “Tiên sư nó, nên tới, trốn cũng trốn không khỏi. Vớt!”
Lưu Phú Quý điều khiển thuyền chuyển hướng, đi về phía thi thể quái lạ đột nhiên xuất hiện trên mặt biển. Thả tấm lưới vốn dùng để bắt cá xuống, bốn người dùng hết toàn lực mới kéo được thi thể kia lên thuyền.
Kéo xong, bốn người thả lỏng tay, mệt mỏi co quắp ngã xuống mặt đất. Mà Nhị thúc lại nhìn vào thi thể trong lưới, trên mặt càng hiện lên vẻ kinh hoàng.
Thi thể này cũng không biết đã ngâm trong nước bao lâu, đã sưng thành ba người thường, bốc lên mùi hôi thối làm người buồn nôn. Ngũ quan đều phồng nứt đến mức xoắn lại với nhau, khó có thể phân biệt, ngón tay to hơn cây lạp xưởng, da dẻ lại trắng bệch như thịt lợn bị ngâm thối, nhìn