Từ đường cổ được xây trên sườn núi, đi theo thang núi cũng không xa lắm, tuy rằng Trình Sưởng mới xuất viện, nhưng vẫn có thể đi được.
Có rất nhiều người trên đường, người vừa phát sóng trực tiếp cũng ở đó.
Nghe anh ta nói, bên cạnh từ đường cổ có một cái giếng cổ, cựu thủ khoa đại học làm bài xuất sắc đó, rất có thể là do uống nước giếng cổ.
Lần trước Hạ Nguyệt Nam đến đây trái mùa, trước ngày lễ, có rất ít du khách.
Lúc ấy Trình Sưởng nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, có thể xảy ra chuyện bất cứ lúc nào cho nên Hạ Nguyệt Nam không dám ở Tuyên Thành quá lâu, tìm người giữ từ đường hỏi thăm đại khái về cuộc đời của tiền bối rồi về Hàng Châu.
Hôm nay từ đường chật kín người, chủ yếu là học sinh trung học.
Có quá nhiều người tìm người giữ từ đường khai quang bùa thủ khoa, Trình Sưởng không chen vào được.
Vốn định chờ người giữ từ đường tan việc mới tìm ông ta hỏi thăm, không ngờ người dẫn chương trình đi theo lên núi có chút bản lĩnh, giơ máy quay điện thoại di động, chen chúc đến trước bàn của người giữ từ đường và hỏi: “Sư phụ, xin hỏi bùa thủ khoa bán thế nào ạ?”
Địa điểm của họ trở nên nổi tiếng nhờ phát sóng trực tiếp, người giữ từ đường nhìn người dẫn chương trình, còn rất nhiều bình luận trên màn hình di động, hết sức kiên nhẫn: “Không bán bùa thủ khoa, quyên góp từ thiện thì có, quyên góp nhiều ít gì cũng được, chỉ cần có lòng.”
Người dẫn chương trình lại hỏi: “Vậy tôi xin bùa thủ khoa giùm người khác được không?”
“Cũng được, viết tên của người cầu xin lên lá bùa, qua bên kia lạy tượng giống Văn Thù Bồ Tát.
Chẳng phải anh đang phát sóng trực tiếp hay sao, để fans của anh cũng lạy Bồ Tát luôn.
Sau đó anh gửi bùa đi, như câu nói kia, không câu nệ hình thức, chủ yếu là sự thành tâm.”
Người giữ từ đường rất hiểu.
Người dẫn chương trình rất có trách nhiệm, nghe vậy, lần ra ngọn nguồn: “Tại sao giống Văn Thù Bồ Tát, không phải nói rằng nơi này thờ một người lương thiện do Phật đầu thai hay sao?”
Người lương thiện do Bồ Tát nào đầu thai, không ai biết được, chỉ biết họ Trần, người dân quốc sinh ra vào cuối đời nhà Thanh.
Tổ tiên là là dòng họ hiển quý làm ngành y, chữa bệnh cứu đời, cũng buôn bán dược liệu, thời chiến tranh cũng bị xuống dốc, nhưng may mắn là nhiều của cải, cuộc sống coi như giàu có.
Năm ấy địa vị của thương gia đã lên cao, người lương thiện họ Trần là cậu ấm cao quý, tuy sinh ra trong nhung lụa nhưng mắc phải bệnh nan y khi còn trẻ.
“Ông ấy bị bệnh gì?”
“Không rõ lắm, đau xương, nóng, chảy máu, hơi giống bệnh bạch cầu.”
Bệnh bạch cầu rất khó chữa trị, vào thời đó, gần như không có đường sống.
Sau đó người lương thiện họ Trần ngất xỉu vài lần, dân làng đều cho rằng không cứu được.
Nào biết sau khi ông ta tỉnh lại, bệnh không thuốc thang mà vẫn sống gần trăm tuổi, mới qua đời vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
“Bệnh của ông ấy đỡ hơn như thế nào?”
“Không biết, dù sao cũng là người có phước đức, trong thời chiến tranh, xung quanh ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng chỗ của ông không có chuyện gì.
Mấy năm bị thiên tai, rất nhiều nơi bị mất mùa, nhưng cánh đồng sau núi kia ——” dân làng giơ tay chỉ phía sau từ đường, “lúa được sản xuất còn nhiều hơn trước.”
“Sau đó dân làng nói, đây là thiện quả có được do gia đình của người lương thiện họ Trần chữa bệnh cứu đời, vì vậy sau khi người lương thiện họ Trần qua đời, dân làng xây từ đường để thờ ông.”
“Về phần vì sao sau này dựng tượng giống Văn Thù Bồ Tát, chẳng phải mấy năm trước có người đậu thủ khoa đại học hay sao.
Dù sao cũng là câu nói kia, không cần câu nệ hình thức.”
Người dẫn chương trình gật đầu.
Hiểu rồi, Văn Thù Bồ Tát dường như được xây cho học sinh và du khách, nhưng quyên góp từ thiện là cho người lương thiện họ Trần và Bồ Tát.
Phỏng chừng người lương thiện họ Trần giống Bồ Tát, lòng dạ rộng lớn, từng giọt nước tích tụ thành biển mênh mông, biết ngôi làng phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch để thịnh vượng, không quan tâm ai chuẩn bị hương khói.
“Nếu anh cảm thấy hứng thú với sự tích của người lương thiện họ Trần, có thể đi đến thị trấn Đồng Lý sau núi để hỏi thăm.
Trong thị trấn có một bà cụ trăm tuổi, là cháu gái của người lương thiện họ Trần, bà rất rõ chuyện của người lương thiện họ Trần.” Người giữ từ đường lại giới thiệu.
Trình Sưởng đứng bên cạnh lắng nghe thật lâu, những gì người giữ từ đường nói tương tự như lần trước Hạ Nguyệt Nam đã hỏi thăm.
Thật vất vả mới nghe được một câu hữu ích, định lập tức đến thị trấn Đồng Lý sau núi, mới bước chân ra khỏi từ đường đã rụt lại.
Không biết người lương thiện họ Trần này có phải là tiền bối của mình hay không, bị bệnh dai dẳng hôn mê vài lần thật ra rất giống mình.
Trình Sưởng thắp nhang cho ông, quyên góp từ thiện, nhắm mắt lại, tĩnh tâm trong từ đường ồn ào người đến người đi, cắm nhang, nghiêm túc lạy ba lạy.
Trời đã về chiều, không có nhiều người trong thị trấn nhỏ.
Tuy nơi này nóng nực, nhưng bởi vì giao thông thuận tiện, lái xe đến Thượng Hải và Hàng Châu chưa đến ba tiếng đồng hồ, du khách không ở lại, cho nên chỉ có một nhà trọ trong thị trấn.
Bởi vì Trình Sưởng muốn hỏi thăm chuyện của người lương thiện họ Trần, đến nhà trọ đặt hai phòng trước —— thân thể hắn không tốt, không lái xe ban đêm được, Hạ Nguyệt Nam không có bằng lái xe, lão hòa thượng…… lão hòa thượng thì thôi đi, bằng lái của ông ta có thể là nhặt được ở ven đường.
Phong tục trong thị trấn rất tốt, con người nhiệt tình, ông chủ nhà trọ nghe nói Trình Sưởng muốn hỏi thăm về người lương thiện họ Trần nên tự mình dẫn họ vào thị trấn.
Thị trấn được xây dọc theo núi, chỉ có một con đường, lát đá xanh, hai bên đều là nhà gỗ, rất có nét riêng, nắng chiều cũng yên tĩnh.
Ông chủ nhà trọ dừng trước một nhà, nói với bà cụ đang nhét miếng độn giày trên ghế gỗ: “Bà Trần, mấy vị du khách này muốn hỏi thăm bà chuyện của ông cụ Trần.”
Gương mặt bà cụ Trần đầy nếp nhăn, trông rất già, nhưng mắt không mờ, tai không điếc, ánh mắt ngập đầy mưa gió của năm tháng, tuy rằng có chút vẩn đục, nhưng thoáng nhìn qua, thật ra có vài phần tỉnh táo quan sát sự biến đổi của cõi đời.
Bà chỉ liếc nhìn, sau đó “Ồ”, cụp mắt, tiếp tục nhét miếng độn giày vào, thong thả nói: “Hỏi thăm chuyện gì?”
Trình Sưởng nói: “Xin chào bà Trần, cháu nghe nói, ông cụ Trần bị bệnh nan y khi còn trẻ, sau đó ông khỏi bệnh như thế nào ạ?”
“Ai biết.” Bà cụ nói, “Hôn mê vài lần, sau đó tốt hơn, nhưng hết bệnh thì bị điên.”
“Vì sao bị điên?”
“Nói rằng đã nhìn thấy mình chết, không trở về được.
Người đang sống sờ sờ, thấy mình chết như thế nào? Không phải bị điên à?” Bà cụ Trần nắm miếng độn giày, cẩn thận suy nghĩ, khi đó bà còn nhỏ, không nhớ rõ lắm, “Ông ấy là chú ruột của tôi, hai ba năm như vậy, ông ấy không để ý người khác, chỉ có tôi ở bên cạnh ông.”
Trình Sưởng im lặng rồi hỏi: “Ông có từng đề cập đến…… một thế giới khác với bà hay không?”
Bà cụ Trần nghe vậy, tay đang cầm kim chậm rãi ngừng lại, bà ngẩng đầu, nhìn ba người trước mặt một vòng, cuối cùng nhìn vào Trình Sưởng, một lúc lâu mới lắc đầu: “Không có.”
Trình Sưởng hơi thất vọng, đang định hỏi vấn đề khác thì nghe bà cụ Trần từ từ nói: “Chú của tôi cả đời không cưới vợ, không sinh con, đến một mình, đi một mình, đến phút cuối cùng, dân làng cùng nhau đưa tiễn ông.
Ông đẹp trai, tuy rằng bị điên, nhưng luôn có rất nhiều cô gái thích ông.
Lúc còn trẻ, tôi từng hỏi ông vì sao không cưới vợ sinh con, nhưng ông chỉ im lặng.
Mãi cho đến sau này, ông già rồi, mới nói với tôi ông đã cưới vợ, nhưng vợ ông mất sớm, âm dương cách biệt, nếu không ông đã đi tìm bà từ