Cả nhà La Hữu Phú gom được bốn mươi lượng bạc, ngày hôm sau liền tới nhà cữu cữu của La Văn Danh.
Kì thi sắp tới gần, La Văn Danh và cữu cữu cùng nhau lên trấn trên, lại trở về, liền bắt đầu chuẩn bị cho kì thi tú tài. Cuối cùng La lão gia tử góp được năm lượng bạc đưa cho La Văn Danh làm lộ phí đi thi.
La Văn Danh đi rồi, La gia lại trở về vẻ yên bình, nhưng mà nhìn thấy thời gian gần đây tóc của lão gia tử lại bạc hơn một ít, càng lộ ra vẻ già nua, bất quá tinh thần cũng không tệ lắm. Hẳn là tâm trạng đầy hi vọng cho nên tinh thần rất tốt.
Ngày trôi qua rất nhanh, lập tức đến thời điểm thu hoạch vụ chiêm, mặc kệ cuộc thi của La Văn Danh như thế nào, mặc dù La lão gia tử lo lắng nhưng chỉ có thể đem lương thực đi thu hoạch trước đã.
Hiện tại La gia có hơn mười mẫu ruộng gồm có lúa nước, cao lương cùng lúa mì. Cổ đại không có kĩ thuật công nghệ như ở hiện đại cho nên sản lượng tương đối thấp. Tuy rằng La gia trang nằm ở phía bắc nhưng bởi vì triều đình thu lương chính là thu lúa nước cho nên phần lớn dân chúng trồng lúa nước, chỉ trồng một phần lúa mì, sản lượng không cao. La gia cũng trồng mấy mẫu lúa mì, còn lại đều là lúa mì, còn có một ít cao lương nữa.
Lúc này lúa mạch đã chín, cho nên lão gia tử tính toán dẫn người trong nhà thu hoạch lúa mạch trước. Tiết trời tháng tư đã rất nóng rồi, nhìn trên đầu mặt trời đang tỏa nhiệt, La Nhiễm đã tưởng tượng ra được trong đầu cảnh mồ hôi ướt đẫm khi thu hoạch lúa mạch ở ruộng. Bất quá trừ La Văn Danh đi thi, Tần thị, La Xảo, La Bình ở nhà nấu cơm, những người khác toàn bộ phải ra ruộng, cho dù La Văn Sinh mới năm tuổi cũng phải đi. Trịnh thị sợ hài tử nhà mình bị phơi nắng, trước tiên lấy làm vải xô làm thành vài cái mũ, có thể che được mặt, vừa thấy cái mũ này liền thấy cùng loại với cái mũ ở hiện đại. La lão gia tử dẫn theo nhiều người như vậy hẳn là có thể thu hoạch được hết mấy mẫu ruộng, tiếp theo là tuốt lúa thì tương đối phiền toái, không có máy tuốt lúa như ở hiện đại cho nên toàn bộ đều dựa vào nhân lực cùng thủ công.
Trên thực tế mấy đứa nhỏ cũng không giúp được gì nhưng mà ở nông thôn không nuông chiều bọn nhỏ, trên cơ bản là đều mang đứa nhỏ ra ruộng bị giày vò, để tránh không thấy được sự vất vả khi làm nông. Đương nhiên ở La gia thì ngoại trừ La Văn Danh.
Nửa ngày trôi qua, La Nhiễm cảm giác như ở trong lồng hấp, uống nửa bụng n ước lạnh cũng không thấy mát hơn tí nào. La Nhiễm nhìn mấy người La lão gia tử, La Hữu Lễ, Trịnh thị đều khom lưng cắt lúa mạch, đằng sau chất đồng lúa mạch. Còn đại bá, nhị thúc, nhị thẩm, rõ ràng không nhanh bằng cha mẹ của mình. Mấy đứa như La Văn Tuyên, Văn Tài, Văn Quân, La Nhiễm, La Lệ phụ trách khuân lúa mạch đã cắt xếp vào một chỗ, đến lúc đó còn xếp lên xe. La Văn Sinh nhỏ nhất liền đảm nhiệm nhiệm vụ châm trà.
La Văn Sinh là đứa bé lanh lợi, chịu khó, ngoan, vừa đến giữa trưa thì rót cho cha mẹ lẫn đại ca rất nhiều nước, lại còn đem khăn mặt ẩm đưa cho từng người lau mặt để hạ nhiệt. La Nhiễm nhìn mặt trời đã đến giữa trưa, bụng đã đói kêu vang. Liền lôi kéo La Văn Sinh đi đến chỗ La lão gia tử: "Ông nội, mọi người ở nhà hẳn đã nấu cơm xong, cháu cùng đệ đệ về nhà đem ra, vừa lúc lấy thêm một ít nước, để cho bà nội đỡ phải mất công ra lần nữa".
"Được, bảo Văn Tuyên dẫn các cháu về đi, cẩn thận chút, đừng làm cơm rơi vãi lung tung". La lão gia tử nhìn mặt trời, lãi xem mấy đứa con người toàn mồ hôi, liền phát tay nói: "Trước nghỉ ngơi một chút, uống miếng nước, chờ ăn cơm xong thì lại làm". Nói xong thì tìm bóng râm của cây rồi ngồi xuống.
Mấy đứa như La
Văn Tuyên, Văn Sinh, La Nhiễm, La Lệ trở về nhà, đã thấy mấy người Tần thị đã làm xong đồ ăn. Mỗi lần đến ngày mùa, đồ ăn của La gia đều tương đối ngon, lần này cũng vậy. Hai chậu cơm tẻ cùng bánh mì, còn có đậu sừng xào tiêu, rau trộn dưa chuột, phân lượng tương đối nhiều, dùng chậu để đựng. Lại nhìn một bát tô canh đậu xanh, thanh nhiệt giải độc, giải khát rất thích hợp uống vào mùa hè. Mấy người đều thỏa sức rửa mặt, đem đồ ăn cùng canh đã xếp xong, lại thu thập một ít bát đũa liền tiếp tục ra đồng.
Sau khi đoàn người vội vội vàng vàng ăn cơm xong, lại nghỉ ngơi một chút ở bóng cây lại tiếp tục gặt lúa mạch. Nhiều người lực lượng lớn, còn lại một phần ba ruộng nữa thì xong. Buổi trưa hơi nóng bốc lên. La lão gia tử thấy mặt mũi tôn tử tôn nữ đỏ bừng liền bảo mấy đứa nhỏ đi chơi đi, không cần vất vả ở trong ruộng nữa. Nghe được mệnh lệnh của La lão gia tử, mấy đứa nhỏ lập tức giải tán.
La Nhiễm nhìn mặt mũi La lão gia tử cũng đỏ bừng vẫn muốn ở lại giúp, rất đau lòng. Hiện tại là thời điểm nóng nhất, người lớn còn có thể chịu được, đứa nhỏ thì khó mà chịu được. La Nhiễm liền lôi kéo La Văn Tuyên, Văn Sinh tính toán ra đến núi đào kho báu. Trước đem rổ đựng cơm trưa mang về nhà, sau đó mỗi người đều mang đầy đủ trang bị khí phách hiên ngang vào núi.
Từ lần trước ở trong núi hái được một ít đồ có thể đổi tiền, dạo này, La Nhiễm rất ít đi. Hiện tại tích cóp cũng được hơn mười tới lượng bạc, cũng là một số tiền lớn. Đương nhiên, La Hữu Lễ cùng Trịnh thị tưởng mấy đứa nhỏ lên trấn trên nháo thôi, không có để ý, cũng không quản. Nếm qua rồi nên đương nhiên La Nhiễm không bỏ qua bảo vật ở trong núi này, thường lôi kéo ca ca đệ đệ đi một chuyến.
Mấy người đi vào núi, chuyên đến cây dâu, cây sung, cây hạnh dại lần trước mới phát hiện ra để nhìn xem. Quả hạnh lúc còn xanh rất chua, không thể trực tiếp ăn, làm cho La Nhiễm đang ở dưới tàng cây thèm chảy nước miếng mà không có biện pháp gì. Bất quá hai cây kia quả đều đã chín liền hái xuống.
La Nhiễm thích nhất là quả dâu, hồi còn nhỏ ở hiện đại cũng đã ăn không ít. Chính là sau khi trưởng thành, một mực ở thành phố, dâu đều bán với giá hai, ba mươi đồng một cân, đối với La Nhiễm thì thật đắt, trên cơ bản đều không thể nào nếm qua. Đương nhiên khi phát hiện ra mấy cây dâu, La Nhiễm thật hưng phấn. Bởi vì là quả dâu dại, cây cũng không cao, đều là cây thấp có thể dễ dàng ngắt xuống. Nhìn trong gùi hơn một nửa là dâu. La Nhiễm cười híp cả mắt. (Tác giả: Nhớ rõ trước đây ở trong thôn có một cây dâu vô cùng to lớn, thân cây to như thắt lưng người trưởng thành. Khi hè đến, sáng sớm tinh mơ sẽ ra gốc cây nhặt dâu, đặc biệt là khi buổi tối hoặc ban đêm trời nổi gió, ngày hôm sau, bốn, năm giờ sáng liền rời giường đi nhặt, có thể nhặt được một túi to, nếu chậm thì sẽ bị người khác nhặt hết rồi. Cây rất cao, mình lùn như củ cải không thể trèo được, cho nên chỉ có thể dùng cách là nhặt. Cũng có mấy lần, mấy thằng con trai trèo lên cây hái, thừa dịp bọn họ không chú ý, nhặt trộm ngay ở dưới. Hắc hắc hắc, ăn đến đầu lưỡi toàn là màu tím)
Trải qua mấy lần luyện tập, ba người đã có thể phối hợp hoàn mĩ với nhau để săn gà rừng, ngẫu nhiên tương đối may mắn có thể bắt được một con thỏ ở trong bụi cây, để Trịnh thị làm thịt thỏ cho mấy đứa làm đồ ăn vặt. Dưới sáng kiến của La Nhiễm, dưới trù nghệ của Trịnh thị, vị của thịt thỏ có thể nói là tuyệt.